Bệnh mốc sương cà chua

Trong điều kiện độ ẩm cao, nhiều đám mốc trắng bắt đầu xuất hiện trên mặt các vết này. Khi khô, các vết đó sẽ biến màu nâu như màu gan và dễ vỡ khi va chạm nhẹ.

Các vết màu nâu đậm cũng có thể được hình thành từ ban đầu trên thân, cuống lá và quả cà chua. Sau đó, chúng chuyển qua màu nâu đen. Những tổn thương thường xuất hiện sớm trên quả non. Khi quả chín, để lại những vết nâu như màu sô cô la trên bề mặt quả.

Bệnh mốc sương cà chua

Nguyên nhân gây bệnh

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây bệnh ban đầu là các sợi nấm của các vụ trước còn sót lại trong đất. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử nang hình thành trên các vết thương tổn và sản sinh ra các động bào tử nấm bệnh. Nhờ nước tự do, các động bào tử xâm nhập vào trong cây qua lỗ khí khổng hoặc các vết thương.

Bệnh xuất hiện và phát triển trên đồng ruộng khi có nhiệt độ thấp (khoảng 20 độ C) và độ ẩm cao. Ở thời gian vụ ĐX, nhiệt độ thấp lại thường có mưa phùn kéo dài trong nhiều ngày là điều kiện lý tưởng để bệnh mốc sương phát sinh. Dưới điều kiện thích hợp, có thể xảy ra nhiều đợt bùng phát bệnh trong một vụ do giai đoạn ủ bệnh ngắn.

Khi chuẩn bị trồng cần vệ sinh đồng ruộng bằng cách dọn sạch hoàn toàn các cây bị bệnh và phần còn lại của chúng từ các vụ trước. Kế đó là việc chọn giống. Trong những giống có năng suất cao, nên chọn trồng các loại có khả năng kháng bệnh tốt, theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Độ ẩm trên ruộng cũng nên giữ ở mức thấp trong chừng mực có thể, bằng cách điều chỉnh việc tưới nước.

Nhiệt độ thấp lại thường có mưa phùn kéo dài trong nhiều ngày là điều kiện lý tưởng để bệnh mốc sương phát sinh

Nên trồng luân canh các loại cây khác nhau, vụ này cây này, vụ sau cây khác. Đặc biệt sau vụ có bệnh bùng phát mạnh. Do bệnh mốc sương gây hại cả trên cà chua và khoai tây, nên lưu ý nếu thấy những ruộng khoai tây gần đó bị bệnh này thì nên phun thuốc phòng.

Phòng trị bệnh

Các thuốc hoá học thường dùng có khá nhiều như các hoạt chất Chlorothalonil (Daconil 500SC…), Folpet (Folpan 50WP…), Mancozeb (Manozeb 80WP…), Metalaxyl+Mancozeb (Ricide 72WP…). Tốt nhất, nên phun thuốc phòng tối thiểu một lần trước khi bệnh xuất hiện. Điều này rất đáng lưu ý trong phòng trừ bệnh nói chung. Sau đó có thể phun từng đợt, cách nhau 7 – 14 ngày, tùy theo điều kiện thời tiết và mật độ vết bệnh phát hiện trên ruộng.

Thường xuyên thăm đồng, nếu thấy vết bệnh xuất hiện thì phun thuốc càng sớm càng tốt, không nên để bệnh nặng mới đi phun. Việc phun liên tiếp một loại thuốc trừ bệnh trong nhiều lần có thể dẫn đến sự kháng thuốc của mầm bệnh, vì thế làm giảm hiệu lực phòng trừ. Để tránh điều này, nên sử dụng đảo các loại thuốc với nhiều kiểu tác động khác nhau (tiếp xúc, nội hấp…) trong một chu kỳ phun.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

7 loại thuốc trừ sâu thiên nhiên có thể tự chế tại nhà

1. Nước cây xoan (cây sầu đâu)

Người Ấn Độ cổ đại rất coi trọng chất dầu từ cây xoan bởi tác dụng đuổi các loài gây hại cho côn trùng. Thực tế, nước từ quả xoan và lá cây còn có thể làm dung dịch trừ sâu bởi chất đắng chứa bên trong.

Dầu từ cây xoan bởi tác dụng đuổi các loài gây hại cho côn trùng

Cụ thể, người dùng hòa 15 ml dầu xoan và một phần thìa cà phê nước rửa bát vào khoảng 1,9 lít nước ấm, khuấy đều rồi cho vào bình xịt. Dầu xoan có thể thay bằng dung dịch nước từ quả hoặc lá xoan phơi khô, nghiền nhỏ. Dung dịch này có hiệu quả với hầu hết các loại sâu, rệp.

2. Dầu khoáng nông nghiệp

Dầu khoáng được chưng cất từ dầu mỏ ở 30-40 độ C có khả năng trừ sâu mà không làm cháy lá cây. Để làm dung dịch diệt trừ sâu bọ, người dùng trộn khoảng 5-10 ml dầu khoáng với một lít nước, khuấy đều rồi cho vào bình xịt. Đây là thuốc trừ sâu hiệu quả với những loại côn trùng và trứng của chúng. Cụ thể, dầu giúp bịt các lỗ thở, làm sâu ngạt thở và chết, làm trứng sâu bị ung, đồng thời hạn chế sâu hại tìm đến cây chủ.

Nông dân thường dùng dầu khoáng để diệt trừ nhện hại, rầy, rệp, bọ trĩ và hạn chế ruồi, sâu đục quả. Tuy nhiên, người dùng không phun dầu khoáng trong giai đoạn cây ra hoa hoặc dưới trời nắng nóng.

3. Dung dịch từ ớt và tỏi, gừng

Các loại củ, quả như ớt, tỏi, gừng… chứa hàm lượng axit lớn, tác động đến các bộ phận như mắt, da của các sâu bọ và côn trùng hại. Để làm dung dịch này, người dùng băm nhỏ ớt, tỏi, gừng theo tỷ lệ 1: 1: 1, sau đó thêm khoảng 3 lít rượu vào hỗn hợp và để ngâm trong khoảng 15 ngày.

Các loại củ, quả như ớt, tỏi, gừng… chứa hàm lượng axit lớn, tác động đến các bộ phận như mắt, da của các sâu bọ và côn trùng hại

Khi phun, dung dịch được hòa với nước theo tỷ lệ 200ml tỏi gừng ót với 12 lít nước cho một sào. Loại thuốc trừ sâu thảo mộc này có thể để tới 4, 5 tháng.

4. Trà hoa cúc

Hoa cúc chứa một thành phần hóa học thực vật mạnh có tên gọi pyrethrin. Chất này sẽ xâm chiếm hệ thần kinh của côn trùng và làm chúng không hoạt động được.

Có thể chế tạo dung dịch thuốc trừ sâu từ hoa cúc

Người dùng có thể tự chế dung dịch thuốc trừ sâu từ hoa cúc bằng cách đun sôi 100 gram hoa cúc phơi khô với một lít nước trong vòng 20 phút, sau đó, lọc lấy nước, để nguội rồi cho vào bình xịt. Loại thuốc này hiệu quả đối với động vật có máu lạnh, côn trùng và động vật không xương sống. Nước hoa cúc giữ được tới 2 tháng. Người dùng có thể trộn thêm với dầu cây xoan để tăng hiệu quả.

5. Dung dịch từ thuốc lào

Dung dịch từ thuốc lào từng được sử dụng để tiêu diệt sâu hại, nhộng bướm, rệp và các loài nhuyễn thể như sên. Để điều chế, người dùng trộn thuốc lào hoặc lá, thân của cây thuốc lá đã phơi khô với 3,7 lít nước và ngâm hỗn hợp qua đêm. Sau 24 giờ, hỗn hợp ngâm có màu nâu nhạt, nếu dung dịch quá sẫm màu, người dùng nên thêm nước. Thời điểm thích hợp để phun dung dịch này là khi nhiệt độ khoảng trên 30 độ C. Hỗn hợp có thể dùng cho hầu hết các loại thực vật ngoại trừ các cây thuộc họ cà như cà chua, ớt, cà tím…

6. Cây ruốc cá

Cây ruốc cá (cây dây mật) được sử dụng để diệt trừ sâu bọ, côn trùng, rầy xanh, rệp bông… Tại một số vùng ở nước ta, người dân hái cây duốc cá tươi, làm thành vòng treo trên sừng những con trâu bị dòi hay có ký sinh.

Để điều chế thuốc trừ sâu rầy từ cây ruốc cá, bạn ngâm rễ cây rồi giã, vắt lấy nước, sau đó đem phun. Ngoài ra, hạt cây khi rang lên, giã thành bột cũng có thể đem ngâm nước rồi phun. Khoảng 7kg bột cây ruốc cá có thể ngâm với 400 – 500 lít nước và phun cho khoảng một ha.

Thuốc bảo vệ thực vật từ cây ruốc cá cho hiệu quả 70-80% với sâu ba ba hại rau muống, rầy xanh hại chè, rầy bông, tuy nhiên không độc với bọ rùa, ong mắt đỏ.

7. Cây nghể răm

Cây nghể răm không độc với người nhưng độc với các loài nhuyễn thể, giun, sán, rệp muội, các loại sâu ăn lá nên loại cây này còn được dùng để trị các bệnh về giun sán và tiêu hóa.

Người dùng lấy cây nghể răm giã nhuyễn, ngâm với khoảng 3 lít nước ấm (tỷ lệ pha 3 sôi : 2 lạnh) sau đó lọc, pha lại với 8 lít nước để phun cho diện tích 500m².

Ngoài ra, bạn có thể đun 4kg cây nghể răm trong 8 lít nước, sau khi sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp để ngâm qua đêm, sau đó lọc và đem phun cho 500m2 ruộng. Để tăng hiệu quả, người dùng có thể pha thêm với dung dịch thuốc lào.

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Giải mã giống lúa nước mặn của Trung Quốc

Lần đầu tiên, lúa trồng trên nước biển pha loãng ở quy mô thương mại đã được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày của người Trung Quốc. Điều như không tưởng đã trở thành sự thật…

Loại lúa được trồng ở khu vực nước mặn

Điều đặc biệt, loại gạo này không được trồng theo cách truyền thống ở những cánh đồng nước ngọt, mà nó sinh trưởng trong môi trường nước mặn, cụ thể là khu vực bờ biển Hoàng Hải tại thành phố Thanh Đảo, Sơn Đông.

Trung Quốc có khoảng 1 triệu km diện tích đất lãng phí, nơi cây cối rất khó phát triển bởi độ mặn hoặc độ kiềm cao trong đất. Do đó, nhà khoa học nông nghiệp Yuan Longping (87 tuổi), được mệnh danh là “cha đẻ của các giống lúa lai”, đã tìm ra cách trồng lúa trong điều kiện đất đai hạn chế. Ông cho hay, 1/10 diện tích nêu trên dùng để trồng lúa chịu mặn thì tổng sản lượng gạo của Trung Quốc sẽ tăng lên gần 20%. Họ có thể sản xuất 40 tấn lương thực, đủ để nuôi sống 200 triệu người với diện tích đất ấy.

Ông Yuan Longping (ở giữa) và nhóm nghiên cứu đi khảo sát tại cánh đồng lúa nước mặn ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Vào giai đoạn giữa những năm 1970, lo lắng về việc làm thế nào để cung cấp lương thực cho một quốc gia tăng trưởng nhanh và đông dân nhất thế giới, Trung Quốc đã bắt đầu cho nghiên cứu một loại lúa có thể sống được trên những cánh đồng nước mặn.

Những phát hiện ban đầu trong lĩnh vực này thuộc về nhà nghiên cứu Chen Risheng ở tỉnh Quảng Đông khi ông vô tình tìm thấy một loại lúa dại màu đỏ trong rừng ngập mặn tại huyện Toại Khê, thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông.

Sau nhiều thập kỷ tiến hành lựa chọn tính trạng, lai giống và sàng lọc di truyền, các nhà nghiên cứu đã phát triển được ít nhất 8 giống lúa có thể trồng trên nước mặn, nhưng năng suất của chúng vẫn thấp, chỉ 2 tấn/hecta, bằng 1/3 năng suất gạo thông thường, nên không đủ để trồng trên diện rộng.

Mới đây, tại cánh đồng lúa nước mặn lớn nhất Trung Quốc ở Thanh Đảo, thành quả từ đội nghiên cứu của ông Yuan tỏ ra rất khả quan khi thu hoạch về 4,5 tấn gạo/hecta đất.

Lúa nước mặn được thu hoạch

Công nghệ Sinh học Yuan Ce, một công ty khởi nghiệp tại Thanh Đảo, đối tác của nhóm nghiên cứu khoa học của ông Yuan, đã mở một cửa hàng gạo điện tử và đặt tên “Yuan Mi” cho sản phẩm của mình để vinh danh thành tựu của “cha đẻ” dự án.

Loại gạo được bày bán hiện tại được thu hoạch từ năm ngoái. Vụ mùa năm nay sẽ chính thức bắt đầu vào tháng tới. Mỗi kilo-gram gạo Yuan Mi có giá 7,5USD (tương đương 170.000 đồng), cao hơn 8 lần so với giá gạo thông thường. Tháng trước, gần 1.000 người đã đặt mua loại gạo này và cửa hàng Yuan Ce cho tới nay đã bán được 6 tấn gạo nước mặn kể từ tháng Tám.

“Mục tiêu doanh số bán hàng của chúng tôi là 10 triệu nhân dân tệ (34,3 tỷ đồng) vào cuối năm nay”, người phụ trách kinh doanh của Yuan Ce nói.

Giáo sư Huang Shiwen dẫn đầu một đội nghiên cứu các loại bệnh dịch trên lúa gạo tại viện Nghiên cứu Gạo Quốc gia Trung Quốc ở Hàng Châu, Chiết Giang cho biết, nước biển là một chất làm sạch tự nhiên, có thể làm giảm hoặc loại trừ sự lây truyền một số bệnh do vi khuẩn gây ra.

“Để tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt, dòng lúa mới phải có một số gene “cứng rắn” giúp nó kháng cự tốt hơn với các cuộc tấn công của bệnh dịch hoặc các loài sâu bọ, đặc biệt là những bệnh ở gốc hoặc phần thân dưới của cây”, Giáo sư nói.

Giống lúa được phát triển bởi ông Yuan và các nhóm khoa học khác trước đó không phải được trồng hoàn toàn trên nước biển mà nó sẽ được hòa lẫn với nước ngọt để giảm nồng độ muối xuống còn 6 gram trên mỗi lít nước. Thông thường, trung bình mỗi lít nước biển chứa khoảng 30 gram muối.

Các nhà nghiên cứu cho hay sẽ mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển giống lúa trồng được trên nước biển nguyên chất.

Nguồn: Nguoiduatin.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Bổ sung Betaine cải thiện năng suất ở lợn

Trong chăn nuôi lợn, đặc biệt là lợn con, hợp chất này hoạt động như một osmolyte và như một chất cho methyl. Betaine tốt nhất có thể được mô tả như là một dẫn xuất trimethyl của glycine axit amin xảy ra một cách tự nhiên với số lượng tương đối lớn ở động vật thuỷ sinh và củ cải đường. Làm thế nào để các phương thức hoạt động của các dạng betaine tự nhiên được chiết xuất từ mật củ cải đường và bã rượu, mang lại lợi ích đặc biệt ở các giai đoạn sản xuất chính? Và làm thế nào dạng betaine tự nhiên bổ sung được thêm nhiều giá trị hơn so với dạng tổng hợp của nó?

Dạng kép của betaine

Hoạt động bổ sung giá trị từ lúc thụ thai, mang thai và cho con bú qua các giai đoạn phát triển-vỗ béo của lợn. Trong thời gian cai sữa, hiện tượng mất nước gây ra bởi stress sinh lý là một thách thức lớn cho các nhà sản xuất. Thông qua chế độ hoạt động như một osmolyte, betaine tự nhiên giúp tăng cường giữ nước/hấp thu và giảm chi phí năng lượng thông qua các tác động tích cực của nó tới cân bằng nước và ion trong tế bào. Là một osmolyte, nó cũng đặc biệt hiệu quả trong việc thúc đẩy năng lượng trong những tháng hè nóng bức khi khả năng sinh sản ở lợn nái có thể bị suy giảm.

Betaine có ở động vật thuỷ sinh và củ cải đường

Tác dụng của việc bổ sung betaine

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung betaine tự nhiên có thể dẫn đến những cải thiện sức khỏe đường ruột – nơi có thể bị suy yếu bởi những trở ngại như stress nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường tăng, lưu thông máu sẽ ưu tiên cho da để giải phóng nhiệt. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày và ruột, do đó dẫn đến suy giảm tiêu hóa và làm giảm khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng.

Căng thẳng có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc ruột của lợn đang trong giai đoạn phát triển, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của ruột nếu không được kiểm soát. Bổ sung betaine tự nhiên có tác dụng tích cực tới cấu trúc đường ruột và hệ thống miễn dịch của con vật. Lợi ích cho đường ruột có thể giúp bảo vệ vật nuôi chống lại điều kiện khử nước liên quan đến các tình trạng chẳng hạn như bệnh cầu trùng hoặc sự gia tăng của vi sinh vật không mong muốn khác trong ruột, có thể góp phần làm giảm hiệu suất.

Một lợi ích bổ sung cho sản xuất trong tăng cường sức khỏe đường ruột là giảm hiện tượng nứt ruột và khả năng rò rỉ đường tiêu hóa vào thịt trong quá trình chế biến ở các lò mổ khi lấy ruột ra.

Ngoài ra, đóng góp của betaine cho những yêu cầu methyl hóa cũng làm tăng đáng kể giá trị sản xuất. Bổ sung cho lợn nái có thể giúp giảm tổn hại đến thai, nâng cao hiệu suất sinh sản và tăng quy mô lứa đẻ. Nó cũng giúp dự trữ năng lượng duy trì cho lợn ở mọi lứa tuổi, để lại nhiều năng lượng chuyển hóa hơn cho tạo nạc và cải thiện sức sống của vật nuôi. Lợi ích này là đặc biệt quan trọng trong quá trình cai sữa khi nhu cầu năng lượng duy trì là cao hơn.

Bổ sung betaine nâng cao hiệu suất sinh sản và tăng quy mô lứa đẻ

Tác động tích cực của betaine tự nhiên tới hiệu suất khiến cho nó rất có giá trị ở các thị trường như Mỹ – nơi dự trữ lợn đã bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch tiêu chảy do vi rút ở lợn (PED). Tăng trưởng nhanh, sớm là có giá trị kinh tế – mỗi kg tăng thêm trong giai đoạn cai sữa cũng sẽ làm giảm 4-5 ngày cho chu kỳ sản xuất.

Các nhà dinh dưỡng cũng nên xem xét sự sẵn có của các công cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo rằng định lượng betaine hỗ trợ thay thế chính xác và an toàn cho methionine và choline tốn kém để tiết kiệm được tiền bạc trong khi lại cải thiện được hiệu suất.

Như vậy có nhiều bằng chứng về vai trò quan trọng của betaine trong khẩu phần ăn của lợn. Nghiên cứu cũng cho thấy những lợi ích của việc sử dụng betaine tự nhiên so với dạng tổng hợp.

Cải thiện thành phần thịt, tốc độ tạo nạc, giảm nhu cầu về năng lượng duy trì, cải thiện khả năng chịu stress nhiệt và hỗ trợ cấu trúc đường ruột là một số trong những lợi ích chính đã được thể hiện trong các thử nghiệm betaine tự nhiên. Thực tế là những lợi ích này đã được chứng minh ở lợn nái, lợn con và lợn nuôi vỗ béo cho thấy một ứng dụng rộng rãi trên đàn lợn và chỉ có rất ít nghi ngại về sử dụng betaine tự nhiên có thể giúp cải thiện hiệu suất và giảm chi phí sản xuất trong chăn nuôi lợn.

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất sinh sản và sữa ở bò (Phần 2)

Ngành sữa Israel đã phát triển các phương pháp giảm stress nhiệt trong hơn 30 năm qua, nhằm giúp bò để phát huy tối đa tiềm năng của chúng. Ở Israel, làm mát được dựa trên sự bốc hơi nước từ bề mặt của con vật bằng việc kết hợp làm ẩm và thông gió cưỡng bức. Bò được làm mát tích cực vào mùa hè cho ít hơn 0,6 kg/ ngày so với các con vật nuôi cùng đàn trong mùa đông. Tuy nhiên, khi không được làm mát vào mùa hè, khoảng cách giữa mùa đông và mùa hè là 3,6 kg / ngày. “Tỷ lệ sản xuất hè -đông” là 98% đối với bò được àm mát tích cực và là 90% đối với bò không được làm mát.

Tỉ lệ thụ thai của bò được thụ tinh đạt 45%. Bò đươc làm mát tích cực có tỷ lệ đậu thai là 34% trong mùa hè, so với chỉ 17%, ở bò không được làm mát. Bò làm mát cần 0,55 kg thức ăn để sản xuất 1 kg sữa, trong khi bò không làm mát cần 0,61 kg thức ăn, cải thiện 10% hiệu quả cho ăn.

Các kinh nghiệm thu được ở tại Israel chỉ ra rằng trong mùa hè nếu làm mát thì cả năng suất sữa và sinh sản được cải thiện. Kết quả tương tự có thể được dự kiến ​​trong ngành sữa khác từ các khu vực nóng của thế giới trong tương lai. (Từ Báo cáo tóm tắt của các ngành công nghiệp sữa của Israel cho năm 2011 bởi ICBA).

Vào mùa hè nếu làm mát thì cả năng suất sữa và sinh sản được cải thiện

Tính mùa vụ trong việc cung cấp sữa cho các ngành công nghiệp chế biến và thị trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế hầu hết các ngành sản xuất sữa của Israel. Do ảnh hưởng của khí hậu, sản xuất sữa mùa hè không đạt được nhu cầu thị trường, và, do đó, sữa mùa đông đang “di chuyển” để được tiêu thụ trong mùa hè. Mỗi năm, gần 40 triệu lít sữa là “di chuyển” ở Israel từ mùa đông sang mùa hè, với một chi phí hàng năm bổ sung 8 triệu US $ (0,2 US $ một lít).

Từ các số liệu chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ thụ thai của bò tơ hậu bị đạt trung bình là 62%. Gần 20% số bò cái được thụ tinh dưới 13 tháng tuổi và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu tiên (65%), không có sự khác biệt với bọn phối giống muộn hơn. Chỉ 5% số bò cái được phối giống được thụ tinh sau hơn 18 tháng tuổi. Ở lớp bò cái mang thai, 20% có thai trước 13 tháng tuổi, 75% trong số chúng có thai cho đến khi 15 tháng tuổi và chỉ có 7% lượng bê hậu bị có thai trên 18 tháng tuổi. Tỷ lệ thụ thai của bê cái hậu bị suy giảm theo lần phối. Gần 60% số bò cái được hình thành để phối giống đầu tiên và gần 80% số bò cái thai sau hai lần phối giống.

Tỷ lệ thụ thai tương đối tốt của bò tơ cho phép một bộ phận lớn nông dân Israel thu được nhiều bò thụ thai để có được nhiều lứa đẻ hơn vào mùa xuân và đầu mùa hè trong mục đích “thu hẹp khoảng cách” thiếu sữa trong mùa hè.

Khác với trước đây, nông dân Israel phối giống cho bê hậu bị sớm hơn và trong năm 2010, gần 75% lượng bò sữa lứa 1 được thụ tinh trong 00 ngày đầu chu kỳ.

Trong góc độ thực hành thụ tinh sớm cho bò lứa 1 đã không giúp được gì nhiều, khi ít hơn 10% số bò như thế có thai trong 75 ngày đầu chu kỳ sữa và chỉ có 45% có thai trong 110 ngày. Gần 30% số bò lứa 1 có thai quá 150 ngày đầu chu trong sữa và trung bình số ngày chửa lại đầu tiên là 129 ngày.

Bò sữa trưởng thành được thụ tinh lại từ ngày thứ 50 sau khi đẻ. Gần 90% loại bồ này được thụ tinh lại từ 50 đến 110 ngày đầu chu kỳ sữa và chỉ có 10% sau hơn 150 ngày. Tỷ lệ thụ thai của bò được làm mát tích cực cao hơn đáng kể so với bò không được (59% so với 17% và 57% Vs 17%), trong phối lần đầu và tất cả các lần phối giống, tương ứng. Tỷ lệ mang thai sau 90, 120 và 150 ngày sau khi đẻ khác biệt đáng kể giữa các nhóm (44%, 59% và 73% và 5%, 11% và 11%) tương ứng cho các các nhóm được làm mát và không. Trong một bài giảng trong sự kiện này, công trình nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Khoa học động vật của Đại học Hebrew, Jerusalem đã được trình bày. Trong hơn hai thập kỷ các nhà khoa học đã nghiên cứu để phát triển các phương pháp điều trị nội tiết tố hỗ trợ để cải thiện khả năng sinh sản vào mùa hè bò. Trong số các điều trị đó ta có thể tìm thấy những điều sau đây:

Những nỗ lực đó nhằm điều khiển lượng progesterone trong máu sau khi thụ tinh để hỗ trợ mang thai, điều trị hormon GnRH trong giai đoạn phối giống để cải thiện điêu khiển thời gian hợp lý (timing) giữa rụng trứng và thụ tinh, sự cải thiện của trứng chất lượng thông qua điều trị nội tiết tố để loại bỏ nang già tuổi được sản xuất trong điều kiện stress nhiệt và sử dụng kỹ thuật thụ tinh mùa hè có ấn định thời gian và cấy phôi. Một phần lớn các phương pháp điều trị đã được phát hiện để cải thiện tỉ lệ thụ thai trong mùa hè cùng việc làm mát cho vật nuôi.

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất sinh sản và sữa ở bò (Phần 1)

Ravagnolo et al. (2000) báo cáo rằng nhiệt độ tối đa và độ ẩm tương đối tối thiểu là các biến quan trọng nhất để định lượng stress nhiệt, và cả hai biến được dễ dàng kết hợp thành một chỉ số gọi là THI.

Sản lượng sữa giảm 0,2 kg theo THI tăng 1 đơn vị khi THI vượt quá 72. Các tác giả kết luận rằng THI có thể được sử dụng để ước lượng ảnh hưởng của stress nhiệt đến sản xuất.

Rõ ràng với kích thước cơ thể tương tự và diện tích bề mặt, con bò đang cho sữa chứa nhiều hơn đáng kể lượng nhiệt để giải tỏa hơn so với một con bò không cho sữa và sẽ gặp khó khăn lớn hơn để làm việc này trong môi trường nóng, ẩm ướt. Nếu so sánh bò không cho sữa, hoặc cho sữa ít (18,5 kg / ngày) hoặc cao (31,6 kg / ngày), con bò có năng suất cao và thấp tạo ra nhiệt nhiều hơn 27 và 48% so với bò không cho sữa bò mặc dù có thấp hơn về khối lượng cơ thể (752, 624, và 597 kg cho tương ứng 3 loại bò không vắt sữa, thấp, và cao, tương ứng) (Purwanto et al., 1990).

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sữa của bò

Thở nhiều và đổ mồ hôi tăng sự phụ thuộc vào mức tăng làm mát bay hơi. Thở làm giảm CO2 qua thông qua phổi, làm giảm nồng độ trong máu của axit carbonic và làm xáo trộn sự cân bằng quan trọng của axit carbonic để bicarbonate cần thiết để duy trì độ pH trong máu, dẫn đến nhiễm kiềm hô hấp (Benjamin, 1981). Việc bồi thường cho các nhiễm kiềm hô hấp liên quan đến việc tăng tiết niệu bài tiết bicarbonate (Benjamin, 1981), dẫn đến một sự suy giảm nồng độ bicarbonate huyết.

Beede và Collier (1986) đã xác định ba chiến lược quản lý để giảm thiểu những ảnh hưởng của stress nhiệt:

1) thay đổi vật lý của môi trường (bóng, làm mát)

2) Tăng cường cải tiến di truyền tạo nên các giống/dòng chịu nhiệt

3) cải thiện dinh dưỡng. Dựa trên kiến ​​thức hiện nay, sự kết hợp các hoạt động này có thể tối ưu hóa để tối ưu hóa khả năng sản xuất sữa trong khí hậu nóng ẩm.

Lợi ích từ phun nước và quạt đã được nghiên cứu ở môi trường ôn đới và khí hậu ẩm ướt (Bang Kentucky, Mỹ) cho thấy, tại đó bò cho hơn 3,6 kg sữa (15,9%) trong khi tiêu thụ hơn 9,2% thức ăn mỗi ngày so với nhóm đối chứng (Turner et al., 1992). Công trình Missouri và Israel cho thấy sữa tăng 0,7 kg / ngày ở nhiệt độ vừa phải (Igono et al., 1985) và 2,6 kg kg trong môi trường nóng ẩm (Her et al., 1988. Tần suất làm ướt và thời gian làm mát là rất quan trọng đối với hiệu quả của hệ thống làm mát. Bò được làm ướt 10 giây ít hiệu quả so với bò được làm ướt 20 hoặc 30 giây (có tác dụng tương tự) (Flamenbaum et al., 1986)

Tương tự, bò được làm lạnh bằng vòi phun nước và quạt trong thời gian cạn sữa duy trì nhiệt độ cơ thể thấp hơn và bê được đẻ ra nặng hơn 2,6 kg và cho thêm 3,5 kg sữa / ngày trong 150 ngày đầu của chu kỳ so với bò chỉ được ở trong bóng mát (Wolfenson et al. , 1988).

Tuy nhiên nghiên cứu từ miền nam Hoa Kỳ và vùng Caribbean chỉ ra rằng bò cái giống Holstein được nuôi ở vĩ độ thấp hơn 34°N có khối lượng sơ sinh bé hơn 6-10%, và lúc trưởng thành bé hơn 16% so với bò được nuôi ở các vĩ độ phía bắc, ngay cả khi chúng là con của một bò đực giống (NRC, 1981).

Bởi vì bê cái hậu bị sinh ra ít nhiệt cơ thể và có thể giải tỏa nhiệt dễ dàng hơn so với bò cho sữa, vậy làm mát chúng sẽ có lợi gì?

Tại Ai Cập, bê được cho tiếp xúc với 3 môi trường: mùa đông (17,3 ° C, 54,5% RH), mùa hè (36 ° C, 47% RH), và mùa hè có phun nước phun cùng với cho uống thuốc gây thoát mồ hôi (oral diaphoretic) (Marai et al., 1995). Thuốc thuốc gây thoát mồ hôi (trong thí nghiệm này acetate) là một hợp chất được cho gia súc ăn để tăng tiết mồ hôi. Bê hậu bị được phun nước bảy lần mỗi ngày trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày. Bê hậu bị được làm lạnh có nhiệt độ trực tràng và tần suất thở đều thấp hơn và tăng trọng thêm 26,1% nhờ được làm mát trong mùa hè, một sự gia tăng mạnh mặc dù bê chỉ được phun nước trong thời gian nóng nhất trong ngày mà không sử dụng quạt.

Phân hủy protein thức ăn có thể đặc biệt quan trọng trong điều kiện stress nhiệt. Chế độ ăn với hàm lượng đạm thô thấp (31,2%) và cao (39,2%) đạm không phân hủy (undegraded feed protein – RUP) trong điều kiện thời tiết nóng không tác động đến thu nạp vật chất khô (Dry Matter Intake – DMI); tuy nhiên năng suất tăng thêm 2,4 kg/ngày và lượng Ure trong máu giảm từ 17,5 xuống 13,3 /100 ml đối với chế độ ăn uống có chứa đạm không phân huy cao hơn (Belibasakis et al., 1995).

Công trình nghiên cứu tại bang Arizona được tóm tắt bởi Huber et al. (1994) cho thấy rằng một khi bò được đưa vào môi trường nóng thì đạm có thể phân hủy trong dạ cỏ (Rumen Degradable Protein – RDP) không được vượt quá 61% protein thô trong khẩu phần, và tổng số protein không được vượt so với khuyến nghị của tiêu chuẩn NRC (Mỹ) quá 100 g Nito /ngày. Một trăm gram N tương đương với khoảng 3,1% đạm thô trong khẩu phần ăn, với giả sử là 20 kg lượng vật chất khô thu nạp / ngày. Lysine trong khẩu phần cao (241 g/ ngày, 1% vật chất khô) tăng sản lượng sữa thêm 3 kg so với khẩu phần có chứa 137g lysin /ngày (= (0,6% vật chất khô) (Huber et al., 1994).

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Bệnh viêm mắt ở dê

Bệnh viêm mắt là một trong những bệnh lây lan và gây thiệt hại lớn trên đàn dê, để phòng và trị bệnh hiệu quả cần nắm vững một số kiến thức về nguyên nhân và cách phòng trị như sau:

 1. Nguyên nhân và đặc điểm truyền lây của bệnh

– Dê bị viêm mắt do nguyên nhân cơ học, sau đó nhiễm khuẩn kế phát trong quá trình chăn thả hoặc nuôi nhốt tại chuồng bị dị vật như que, gai hoặc các loại lông, lá cây, bụi bẩn và chất thải rơi vào mắt.

– Viêm mắt do các vi khuẩn kế phát từ các bệnh gây viêm vú, viêm phổi, viêm khớp, viêm phế mạc…

2. Triệu chứng lâm sàng

– Ban đầu bệnh nhẹ thì thấy vùng lông, da dưới mắt cạnh mắt bị ướt do nước mắt chảy nhiều sau đó kết mạc mắt đỏ và sưng.

– Sau vài ngày niêm mạc mắt xung huyết nặng, giác mạc mắt bị mờ một phần ở giữa hoặc mờ đục hoàn toàn nếu nặng hơn thì có thể thấy loét giác mạc, con vật đau mắt khó chịu, mắt nhắm hờ và hay nháy mắt. Nếu cả hai mắt bị mờ hoặc loét thì thấy dê sút cân rõ rệt do dê không ăn được.

– Một số con viêm mắt nhưng mắt không bị loét thì có thể tự khỏi trong khoảng 1 – 2 tuần.

3. Phòng và trị bệnh

– Chăm sóc và quản lý đàn dê khi chăn thả nhằm tránh dê ngã, lăn dốc hoặc húc nhau.

– Loại bỏ dị vật ở bãi chăn và chuồng nuôi tránh tổn thương cho dê, giữ vệ sinh chuồng nuôi.

– Khi dê có triệu chứng viêm cần tiến hành rửa mắt cho dê bằng dung dịch nước muối loãng nồng độ 15‰ hoặc dùng nước sôi để nguội rửa sạch bụi bẩn, ngoại vật và các chất nhầy.

– Dùng các loại thuốc nhỏ mắt dạng mỡ như Tetracyclin bôi vào mắt dê sẽ đem lại hiệu quả tốt, các loại thuốc nhỏ mắt nhóm Chloramphenicol có tác dụng rất tốt nhưng không dùng cho dê nuôi lấy sữa vì kháng sinh sẽ tồn lưu trong sữa gây hại cho người.

– Trường hợp mắt kéo màng, dùng sulphát kẽm 10% nhỏ 2 – 3 lần/ngày.

– Nếu đàn dê mắc nhiều hoặc mắc các bệnh như viêm vú hay viêm phổi thì cần phải điều trị triệt để bằng kháng sinh cho khỏi các bệnh trên và kết hợp với vệ sinh và dùng thuốc nhỏ mắt.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Một số lưu ý khi chăn nuôi dê

1. Chọn phương thức chăn nuôi hợp lý

Tùy theo điều kiện đất đai, diện tích đồng cỏ, khả năng kinh tế,… mà chọn phương thức chăn nuôi quảng canh, bán thâm canh hoặc thâm canh.

Những vùng trung du, miền núi; những nơi còn đất hoang hóa rộng nên chăn nuôi dê theo phương thức quảng canh. Phương thức này phù hợp với nuôi dê thịt. Lợi ích của phương thức chăn nuôi quảng canh là tiết kiệm được chi phí thức ăn, nhân công và chi phí chuồng trại… Nhưng bất lợi là khó quản lý đàn, khó kiểm soát được dịch bệnh và quá trình sinh sản của dê.

Những khu vực ven đô, những vùng đất hẹp không có điều kiện chăn thả nên nuôi dê theo phương thức bán thâm canh hoặc thâm canh. Phương thức này phù hợp với chăn nuôi dê sữa hoặc kiêm dụng sữa – thịt. Chăn nuôi dê thâm canh hoặc bán thâm canh đòi hỏi chi phí lớn về thức ăn, xây dựng chuồng trại và nhân công nhưng lại dễ kiểm soát và quản lý về sinh sản và dịch bệnh.

2. Quan tâm đến công tác giống

Chọn dê đực, dê cái làm giống rất quan trọng. Phải chọn những con có lý lịch rõ ràng, có bố mẹ, ông bà thuộc loại chất lượng tốt.

Bản thân dê đực hoặc dê cái chọn làm giống phải có các đặc điểm đặc trưng của giống, phải là những con ưu tú trong đàn, linh hoạt, khoẻ mạnh; ăn khỏe. Thân hình phải cân đối. Bộ phận sinh dục phát triển bình thường.

Không chọn làm giống những con:

– Lý lịch không rõ ràng hoặc bố mẹ, ông bà thuộc loại còi cọc, năng suất thấp.

– Có các đặc điểm ngoại hình như: đầu dài, trụi lông tai; cổ ngắn; sườn thẳng; bụng nhỏ.

– Tứ chi không thẳng, vòng kiềng, yếu ớt, không chắc chắn. Móng chân không gọn, đều và thẳng.

Cần bỏ thói quen lưu giữ một đực giống trong đàn một thời gian dài. Thông thường chỉ nên sử dụng dê đực giống đến 6 năm tuổi. Điều cũng không tốt là một số người chăn nuôi chọn ngay một con đực trong đàn để làm giống, phối cho cả đàn, dẫn đến tình trạng bố nhảy con, ông nhảy cháu, anh em nhảy lẫn nhau gây nên hiện tượng đồng huyết, làm cho đàn dê còi cọc, lưỡng tính dục, khả năng sinh sản kém, tỷ lệ chết cao và chăn nuôi kém hiệu quả.

Không nên cho dê cái sinh sản sớm. Thông thường dê phát dục vào lúc 5- 6 tháng tuổi. Nhưng để bảo đảm cho dê sinh sản tốt thì chờ đạt 8 tháng tuổi mới nên cho phối giống. Nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến con mẹ, đời con sinh ra bị còi cọc, chất lượng giống giảm sút.

Muốn làm tốt công tác giống cần có sổ sách theo dõi phối giống và sinh sản của dê.

3. Xây dựng chuồng nuôi dê đúng quy cách kỹ thuật

Bản tính của dê là thích ở nơi cao ráo, sạch sẽ, vì vậy chuồng nuôi dê phải làm sàn, cao cách mặt đất khoảng 40 – 80cm, có thang cho dê lên xuống dễ dàng. Có thể làm sàn bằng nan gỗ, tre hoặc vầu nhưng phải bảo đảm chắc chắn, nan sàn phải đều, nhẵn, khe rộng 1,5 – 2,0 cm để dễ lọt phân nhưng không làm dê bị kẹt móng.

Chuồng dê được xây dựng thoáng mát, sạch sẽ

Dê thích ăn ở độ cao, không gặm và nhặt thức ăn trên mặt đất như trâu bò, do đó cần phải treo máng ăn cách mặt đất 0,2 – 0,5 m. Máng ăn phải đủ dài, bảo đảm tất cả dê có thể ăn cùng một lúc và không rơi vãi, tránh lãng phí thức ăn.

4. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn nuôi dê

So với trâu, bò, cừu, dê ăn được nhiều loại lá hơn và có biên độ thích ứng rộng đối với mùi vị của cây lá. Nó có thể ăn được cả các loại lá có chứa độc tố, các loại lá cay, đắng mà các loài gia súc khác không ăn được như lá xà cừ, lá xoan, lá chàm tai tượng… Vì vậy khi nuôi dê nên tận dụng và khai thác tối đa các loại cây lá này. Đồng thời cần tận dụng tối đa các loại phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến để nuôi dê, nhằm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

5. Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Phải chăm sóc và nuôi dưỡng dê hợp lý. Thức ăn, nước uống phải đầy đủ, chất lượng tốt. Thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi, sân chơi, máng ăn, máng uống. Bảo đảm chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ tránh dịch bệnh xảy ra

Dê có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng, nhiệt thán … Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gây tỷ lệ chết cao. Để đề phòng các bệnh này phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc-xin của các cơ quan thú y.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cách phòng trừ sâu bệnh hại rau hữu cơ

Sản xuất rau hữu cơ là không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Vì vậy, việc phòng, ngăn ngừa sâu, dịch hại bùng phát quan trọng hơn là để cho chúng phát triển rồi mới diệt trừ. Những cách dưới đây sẽ giúp người trồng tiết kiệm chi phí sản xuất và phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả.

Kiểm tra vườn rau thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra vườn rau. Tần suất nhiều ít tùy thuộc vào tình hình thời tiết, khí hậu, mùa vụ gieo trồng và khu vực trồng rau.

Thường xuyên kiểm tra vườn rau

Nếu phát hiện sâu và ổ trứng của sâu hại cần tiêu diệt ngay để tránh bùng phát dịch bệnh. Việc này đòi hỏi người trồng rau cần có kiến thức nhất định về các loài sâu hại để có thể phát hiện được.

Tạo môi trường cho côn trùng có ích (thiên địch) phát triển

Trong tự nhiên, luôn có một sự cân bằng nhất định về các loại côn trùng. Có côn trùng có ích và côn trùng gây hại. Tỷ lệ này luôn luôn tương đương nhau. Tùy vào nhiều yếu tố mà có thể sâu hại nhiều hơn thiên địch hay ngược lại. Mỗi loài sâu hại đều có những thiên địch của chúng. Do đó chúng ta cần tạo điều kiện để thiên địch phát triển hơn số sâu hại có trong vườn. Khi đó việc trồng rau sẽ đỡ vất vả hơn.

Theo thống kê, có hơn 100 họ côn trùng (sâu hại) như nhện, rầy mềm, rệp… Những loài côn trùng này có thể làm thức ăn cho những loài côn trùng (thiên địch) có ích khác như các loài bọ rùa, kiến ba khoang, chuồn chuồn, bọ ngựa, các loài ong,…

Tạo môi trường cho côn trùng có ích phát triển

Do vậy, việc tạo điều kiện cho các loài thiên địch này phát triển bằng cách trồng các loài hoa thiên nhiên như cỏ ba lá, cỏ linh lăng, hoa soi nhái… xung quanh vườn hay chỗ trống gần vườn rau để kích thích sự phát triển của côn trùng có ích đến tiêu diệt sâu hại.

Che chắn theo hàng rau, hoặc làm nhà lưới, nhà màng. Dùng băng vải, nilon dựng thành khung hoặc chắn xung quanh vườn hoặc theo các hàng rau bảo vệ rau khỏi côn trùng tấn công. Kỹ thuật này có hiệu quả với một số bọ cánh cứng, và bọ xít hại dưa leo, rau ăn lá…

Biện pháp này thường áp dụng đối với một số loại rau dưa leo, hoặc các loại rau không cần cho thụ phấn. Kỹ thuật này cũng có tác dụng giảm sương giá và dịch hại khác tấn công (chuột, bọ, ốc…). Ngoài ra, nhà lưới, nhà màng còn có tác dụng kéo dài mùa vụ gieo trồng rau, bảo vệ rau khỏi các điều kiện môi trường bất lợi và ngăn chặn sâu bệnh và dịch hại tấn công.

Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để phủ lên các liếp trồng để hạn chế cỏ dại, nấm và các sinh vật trong đất gây hại đến vườn rau và giữ nước tốt. Biện pháp này áp dụng được với tất cả các loại cây trồng.

Bẫy cây trồng

Trồng một số cây cỏ không quan trọng gần vườn rau để nhử côn trùng tập trung vào nhằm giảm áp lực gây hại cho rau. Sau đó tiêu diệt những cây nhử này khi côn trùng tập trung mật độ cao, gây hại nhiều bằng các loại bẫy côn trùng như phenon,… sẽ dễ hơn rất nhiều so với phải diệt côn trùng trong toàn vườn rau.

Điều chỉnh thời vụ gieo trồng

Người trồng rau cần có kiến thức nhất định về các loại côn trùng, về đặc điểm gây hại của côn trùng đặc biệt là thời điểm bùng phát, gây hại của từng loại côn trùng trong năm. Ví như côn trùng chuyên phát triển mạnh vào mùa hè, côn trùng chuyên phát triển và gây hại vào mùa đông,…

Khi nắm rõ đặc điểm này rồi thì việc chọn thời vụ để gieo trồng sẽ hạn chế rất tốt sâu bệnh hại.

Trồng xen nhiều loài rau, luân canh khi cần

Xen canh là kỹ thuật trồng từ 2 đến nhiều loại rau trong một khu vực trong cùng thời vụ. Để trồng xen, người trồng cần nắm vững đặc điểm của một số loại rau.

Luân canh là kỹ thuật trồng mỗi vụ một loại rau khác nhau trên cùng chân đất trồng nhằm ngăn côn trùng bùng phát mật số cao gây hại trên một loại rau. Các loại rau này cần khác họ; như mùa này trồng cải bắp, xu hào thì vụ sau cần trồng họ khác như rau bầu, bí hay đậu, cà…

Vệ sinh đồng ruộng và giữ cho cây khỏe mạnh

Cây khỏe không hấp dẫn côn trùng tấn công, nếu bị côn trùng tấn công thì khả năng phục hồi nhanh và sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường. Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, nơi chứa chấp dịch hại (côn trùng, chuột, ốc…) thường xuyên và sau khi thu hoạch không còn nơi trú ngụ của sâu hại, trứng và nhộng trong các tàn dư cây trồng.

Vệ sinh đồng ruộng để giữ cho cây luôn khoẻ mạnh

Cày xới đất sau thu hoạch ngay để phơi đất hoặc lợi dụng thiên địch (chim) diệt nhộng, trứng, mầm bệnh, ổ chuột, bọ, cắt dứt nguồn gây hại cho vụ tới.

Áp dụng thuốc trừ sâu hữu cơ, sinh học

Một số loại thuốc trừ sâu có thể áp dụng sản xuất rau hữu cơ được các cơ quan chuyên môn công bố được phép sử dụng bao gồm Bt (Bacillus thuringiensis), thuốc trừ sâu cây cúc, thuốc trừ sâu rotenon, xà phòng trừ sâu, thuốc từ gốc cây Neem, các loại dầu thực vật…

Khi sử dụng, cần phải đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến cán bộ chuyên môn, kỹ thuật trước khi sử dụng cho rau hữu cơ.

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Một số biện pháp sản xuất vụ đông

Đầu vụ đông năm 2017, miền Bắc gặp vô vàn khó khăn, hàng ngàn hecta lúa mùa, cây trồng, đặc biệt là cây vụ đông sớm bị thiệt hại do bão, mưa lớn, mưa kéo dài. Thu hoạch lúa mùa chậm, đất ướt, tiến độ gieo trồng chậm.

Đến nay, cây trồng vụ đông ưa ấm thời vụ cơ bản đã hết, chỉ còn thời vụ gieo trồng cây ưa mát, cây chịu lạnh. Những ngày này, giá rau xanh tăng vọt. Nếu không có biện pháp thích hợp thì khả năng vụ đông năm nay một số địa phương không thực hiện được mục tiêu đề ra. Dưới đây xin trao đổi với bà con một số biện pháp sản xuất:

Các địa phương, hộ sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa, giải phóng đất, trồng cây vụ đông, kiểm tra đồng ruộng, đánh giá tình hình sinh trưởng của rau màu, tổ chức tiêu thoát nước tốt, để có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với những diện tích thiệt hại nhiều, cây trồng không có khả năng hồi phục nên phá bỏ, trồng mới.

Người dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ đông

Chăm sóc cho diện tích bị ảnh hưởng do mưa kéo dài, sinh trưởng phát triển chậm như vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa lá già, lá bị giập nát, tỉa nhánh, nhổ cỏ dại… dồn dặm đối với diện tích mới trồng. Xới xáo nhẹ mặt luống, vét rãnh luống tới tầng đế cày để nước trong luống thoát ra nhanh, tạo độ thông thoáng, cung cấp oxy cho bộ rễ trao đổi chất.

Bón phân lân, phân tổng hợp, phun phân bón lá kích thích bộ rễ hồi phục và phát triển. Phun phòng trừ một số loại bệnh lở cổ rễ, thối gốc… bằng thuốc trừ bệnh phổ rộng như: Ridomil Gold, Daconil… trừ các loại sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu khoang bằng một trong các loại thuốc như: Regent 800WG, Success, Abamectin…

Để tranh thủ thời vụ cần tiến hành gieo cây giống sớm, gieo qua vườn ươm hoặc gieo trực tiếp vào bầu. Nếu thời gian để cây giống trong bầu dài thì làm bầu to. Áp dụng các biện pháp làm đất tối thiểu, trồng cây trên nền đất ướt như trồng bí ngô, ngô. Trồng một số loại rau để được thu hoạch sớm như su hào, các loại rau cải. Thực hiện bón lót sâu, bón phân nhiều, bón thúc sớm để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây trồng.

Để giải quyết sự khan hiếm rau xanh giai đoạn sắp tới nên gieo trồng các loại rau có thời gian sinh trưởng cực ngắn ngày như cải thìa, cải ngọt, cải cúc… Áp dụng biện pháp kỹ thuật: Khi làm đất còn ướt nên cuốc lát nhỏ, vằm san mặt, rắc phân chuồng hoai mục, phân tổng hợp, lót nhiều rồi rải tiếp hỗn hợp đất bột hoặc cát lấp với trấu, phân chuồng rồi gieo hạt, chăm sóc bình thường.

Để tránh hiện tượng mất cân bằng cung – cầu, các loại sản phẩm vụ đông, từng hộ gia đình, địa phương gieo trồng các loại rau màu vụ đông có cơ cấu hợp lý, rải vụ, chú trọng phát triển những cây trồng sản xuất theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm, sản xuất những loại cây trồng sản phẩm có thể cung cấp ngay cho thị trường lại vừa cất trữ bảo quản được. Cơ cấu cây trồng hài hòa về thời gian sinh trưởng, cây cực ngắn thời gian sinh trưởng dưới 50 ngày, cây ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 2,5 tháng, cây dài ngày trên 3 tháng.

Cân đối giữa các loại cây trồng ăn lá, ăn quả, ăn củ…

Áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, thực hiện trồng xen, trồng gối một số cây trồng như: các loại rau cải ngắn ngày trồng xen với hành, tỏi, bí ngô… Phát triển những cây trồng gieo trồng 1 lần thu hoạch nhiều lần như đậu cove leo, đậu bắp, cải xoong, cà chua, cà tím…

Diện tích cây vụ đông giảm nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu về giá trị và tổng sản lượng, trong đó, chú trọng sử dụng các giống rau màu lai F1 cao sản, tăng cường đầu tư phân bón, đặc biệt là bón lót sâu, lượng nhiều, bảo đảm đủ nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Thực hiện quy vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn an toàn gắn với thị trường…

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.