Vài nét là cỏ Ba lá – Trifolium Repens

Bộ Bộ Đậu (Fabales)
Họ Họ Đậu (Fabaceae)
Chi Chi Cỏ Ba Lá (Trifolium)
Loài Loài T. Repens
Tên khác Cỏ chìa ba, Ðậu chẻ ba hoa trắng
Tên khoa học Trifolium Repens L
Cây Cỏ Bạc Đầu – Kyllinga Nemoralis
Cây Xăng Sê – Sanchezia Speciosa Leonard

Mô tả: Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng. Thân mềm, dài 30-60cm. Lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi. Chùm hoa ở nách lá; hoa nhỏ màu trắng phớt hồng, xếp sít vào nhau. Quả nhỏ, có mỏ nhọn, chứa 3-4 hạt.

Ra hoa tháng 5 đến tháng 10.

Cây Cỏ Ba Lá – Trifolium Repens
Thành Phần Cây Cỏ Ba Lá – Trifolium Repens
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Trifolii Repentis.

Nơi sống và thu hái: Cây được nhập trồng và cũng gặp mọc hoang ở Sapa, tỉnh Lào Cai.

Thành phần hoá học: Trong cây có glucosid cyanogenetic với hàm lượng 6%, bao gồm lotaustralin và pinitol. Còn có các chất oestrogenic.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Là loại cỏ dùng làm thức ăn giàu protein cho gia súc. Ở Ấn Độ, người ta cho biết cỏ này độc đối với ngựa.

Cỏ 3 lá là một loại thảo dược quý, có thể được dùng như một loại thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, do thành phần dinh dưỡng chứa nhiều đạm (protein – nhiều hơn cả trong đậu tương), nên loại thảo dược này được khuyến cáo là không nên ăn sống, sẽ gây khó tiêu. Cách ăn tốt nhất là nên luộc kỹ từ 5 – 10 phút. Toàn thân đều được dùng làm thuốc. Thân lá hoa phơi khô nghiền nhỏ được coi là loại bột giàu dinh dưỡng, dùng bổ sung cho trẻ em, người già, người ốm dậy. Hoa khô hãm uống như chè, có tác dụng thải độc, dưỡng da rất tốt.

Về tác dụng dược lý thì loài cỏ 3 lá hoa đỏ được coi là tốt nhất, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ vì có chứa thành phần phytoestrogen – một loại hormone tự nhiên. Bởi vậy, cỏ 3 lá hoa đỏ có tác dụng cải thiện tâm trạng, ngăn chặn phát hỏa, cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa loãng xương, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và ham muốn tình dục cho phụ nữ tiền mãn kinh. Các tác dụng dược lý khác của cỏ 3 lá hoa đỏ còn có thể kể đến: Hỗ trợ phòng chống loãng xương, làm đẹp da, nở ngực, đặc biệt, hỗ trợ phòng ngừa ung thư vú, ung thư da.

Nguồn: Y dược Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cách nuôi cá Vàng không bị chết (P2)

Thả cá vào hồ đúng cách

Không chỉ riêng đối với cá vàng mà với tất cả các loại cá cảnh khác, trong điều kiện thay đổi môi trường sống một cách đột ngột (từ chỗ bán cá về nhà, từ nơi này sang nơi khác) đều làm cho cá bị sốc dẫn đến cá không được khoẻ và dễ chết.
Thả cá đúng cách là một trong những công đoạn quan trọng
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoặc quan tâm đến vấn đề này. Dưới đây là một cách thả cá đơn giản mà ai cũng có thể làm được:
  • Bước 1: Ngâm cả bịch cá còn cột dây thun vào hồ. Mục đích giúp nhiệt độ nước trong hồ và trong bịch cá cân bằng nhau, mặc khác giúp cá quen với khung cảnh trong hồ.
  • Bước 2: Mở bịch ra và múc một ít nước từ trong hồ cho vào bịch. Tiếp tục cho thêm nước vào bịch (mỗi lần cách nhau 5 phút). Mục đích là để cá quen dần với nguồn nước mới.
  • Bước 3: Từ từ nghiêng bịch để cá tự động bơi ra. Không nên trút bịch cá quá nhanh.

Sau khi thả cá vào hồ hãy quan sát hành động của chúng:

  • Nếu cá bơi lội bình thường như lúc ở tiệm thì bạn đã thành công.
  • Nếu thấy cá bơi hoảng loạn và đâm đầu vào bể hay các vật trang trí thì bạn hãy dời bể cá đến nơi không có người qua lại, không có tiếng động để chúng hồi phục lại và quen với hồ mới, nếu không chúng sẽ chết chỉ trong vài ngày.

Cho cá ăn

Thức ăn cho cá vàng tương đối da dạng, gồm 2 loại dạng viên và dạng mảnh. Loại thức ăn dạng viên chìm tương đối chậm trong nước, rất tốt cho cá cảnh, trong đó có cá vàng vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Cũng cần lưu ý chỉ nên cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Đối với loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển, hãy cho ăn 2-3 lần một ngày. Đối với loại cá vàng lớn hơn, 1 lần/ngày là đủ. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn của cá vàng giun sống và tôm, lưu ý phải là loại có sẵn từ các cửa hàng hồ cá.

Chăm sóc cá bệnh

Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kì thay đổi nào trong đàn cá, đặc biệt chú ý nếu cá vàng xuất hiện các đốm trắng và nấm vây. Bạn hãy yên tâm là hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Nếu cá bị bệnh, hãy tìm mua loại thuốc phù hợp ở các cửa hàng hồ cá, khi cho thuốc vào hồ cá, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Trong một vài trường hợp nếu cần, bạn buộc phải cách ly con cá càng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Thay nước cho hồ thủy sinh

Bạn có biết, cá vàng sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh hơn nếu như được nuôi dưỡng trong một môi trường nước an toàn. Chính vì thế, hãy thay nước và vệ sinh bể cá thường xuyên và định kỳ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thay một phần nước thay vì thay toàn bộ để cá không gặp khó khăn trong việc thích nghi với một môi trường nước hoàn toàn mới.

Cách chăm cá vàng đẻ

Cá vàng ba đuôi rất dễ sinh sản, đẻ nhiều và tỷ lệ sống rất cao ta có thể cho ép từng cặp hoặc cho ép theo bầy.

Chọn cá bố mẹ : Cá vàng trống có hình dáng thon đều cân đối, cá mái thì bụng to, đầu hơi nhỏ hình dáng không được cân đối đặc biệt khi sắp tới kỳ sinh sản thì bụng cá mái rất to có thể bị méo lệch về một bên nhìn rất rõ trong giống như bị có tật do mang nhiếu trứng.

Chuẩn bị hồ cho cá sinh sản : hồ cho cá vàng sinh sản phả tương đối lớn >50lít nước, mặt hồ phải rộng, trong hồ nên đặt nhiều rong lục bình hoặc bèo tây khi cá sinh sản thì trứng sẽ bám lên rong, rể lục bình và bám vào cả thành và dáy hồ. cá trước khi sinh sản thì ta nên bắt nhốt riêng cá tróng và cá mái riêng ra và cho ăn đầy đủ trong vòng 1-2 tuần lễ, cá vàng nếu cho ăn đầy đủ thì nuôi khoảng 6 tháng là có thể cho sinh sản được.

Ta có thể cho ép chung 1 trống 1 mái hoặc 1 trống nhiều mái hoặc một mái nhiều trống hoặc nhiều mái nhiều trống.

Trong sinh sản để kinh doanh thì người ta thường chọn phương pháp cho ép chung nhiều trống nhiều mái nhưng thường thì con trống phải nhiều hơn con mái. Sau khi chuẩn bị xong thì thả cá trống và cá mái vào trong hồ đẻ và cho ăn bình thường không cần phải che đậy nếu mặt hồ nhỏ thì ta phải bơm oxy khoảng 1 vài ngày sau thì ta thấy cá trống đuổi theo cá mái rất dữ lúc đó là cá đang đẻ hoặc bắt đầu đẻ, khi bị rượt đuổi cá trống sẽ cọ mình vào bụng cá mài thì cá mái sẽ đẻ trứng và cá trống sẽ sản sinh ra tinh trùng để thụ tinh cho những trứng đó,

Khi đẻ cá mài lội đến chổ có nhiều rong hoặc rê lục bình khi trứng đẻ ra sẽ bám vào đó, cá đẻ trứng rất nhiều ta có thể nhìn thấy nhiều trứng tròn nhỏ trong suốt nằm rời rạc bám trên hồ, trên rong hoặc trên rễ lục bình. Khi đẻ xong cá hết rượt đuổi nhau thi ta phải lập tức vớt hết cá mái và cá tróng ra hố khác hoặc ta cũng có thể nhẹ nhàng vớt hết rong và lục bình sang một hồ khác chừng hai ba ngày sau la trứng sẽ nở.

Cá con nở ra trong suốt mình thon dài chưa thấy đuôi chia ra, khoảng vài ngày sau cá con lớn ta sẻ thấy minh cá dài đuôi chia ra rất ngộ, ta cho cá con ăn bo bo hoặc lòng đỏ trứng gà, khoang 1-2 tuần sau có thể cho ăn lang quang, trùng chỉ được, từ tuần thứ ba trở đi cá bắt đầu có màu nếu có hồ rộng và cho ăn đầy đủ thì cá sẽ lớn rất nhanh, cá  vàng ba đuôi đẻ nhiều tỷ lệ sống cao nhưng tỷ lệ bi dị tậc cũng rất cao khoang >1 tháng thì ta nên lựa loại bỏ hết nhũng con bị dị tật, đèo đẹt chỉ chừa các con khoẻ mạnh, dáng đẹp nuôi để tiết kiệm chi phí thức ăn và giảm mật độ cá để chúng lớn nhanh.

Đến tháng thứ 2,3,4 ta cung tiếp tục loại bỏ bớt những con cá xấu đi chỉ chừa những con thật đẹp thôi.

Cách sinh sản nhân tạo : Ta có thể cho sinh sản nhân tạo băng cách chuẩn bị một cái tô hay một cái chén lớn, dưới đáy tô lót nhiều rong, tảo, rễ lục bình đổ nước săm sắp trước tiên ta bắt cá trống một tay nhẹ nhàng cầm cá đặt trong tô, tay kia dùng ngón tay vuốt dọc theo bụng cá ta thấy cá trống sẽ tiết ra rất nhiều dịch màu trắng, như nước cơm làm cho tô nước trở nên đục.

Kế đó ta có bắt con mái cũng làm tương tự như vậy cá mái sẽ đẻ trứng vào tô làm song ta chỉ cần mang nguyên tô đó đặt vào một hồ rong sau vài ngày cá sẽ nở. Do cá vàng rất dễ đẻ nên có khi chỉ cần thay nước hồ thì chúng cũng đẻ, bạn đừng ngạc nhiên khi vừa thay nước hồ xong thì nước đã bị đục như nước vo gạo bạn hãy nhìn kỹ sẽ thấy cá trứng cá vàng trong hồ của bạn và đó là nguyên nhân làm cho hồ trở nên đục như vậy.

Chúc các bạn có những chú cá vàng thật đẹp và ưng ý!

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cách nuôi cá Vàng không bị chết (P1)

Làm sao nuôi cá vàng không bị chết? Câu hỏi này có lẽ được nhiều bạn yêu cá đặt ra. Các bạn có thể tham khảo thêm một vài thông tin qua bài viết dưới đây để có thể rút ra một vài kinh nghiệm cho việc nuôi cá trong thực tế của mình.

Cá Vàng cảnh

Cá Vàng (carassius auratus) là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh trong bể cá mini để bàn. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất cho cả bể cá trong nhà và hồ cá ngoài trời.
Cá vàng được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ (Carassius gibelio), một loài cá giếc màu nâu xám sẫm bản địa của châu Á. Cá vàng được nhân giống theo màu lần đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Do chọn giống, cá vàng đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng, có hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá diếc được thuần hóa ban đầu.

Cá vàng là thành viên tương đối nhỏ của họ Cá chép, họ cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Ngoài cá vàng, trong họ Cá chép còn có các thành viên nổi tiếng khác như cá tuế, cá lưới, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ và cá chép Koi v.v. Quá trình chọn giống qua nhiều thế kỷ đã tạo ra nhiều kiểu màu sắc khác nhau, một số khác xa với màu vàng của cá vàng nguyên gốc. Cá cũng có những hình dáng khác nhau và kiểu vây, đuôi, mắt khác nhau. Một số loại cá vàng ở các thái cực phải được nuôi trong bể kính trong nhà vì chúng yếu hơn các giống gần với giống tự nhiên ban đầu. Một số giống khác như cá vàng Shubunkin lại khỏe hơn và có thể sống trong hồ cá ngoài trời.

Nuôi cá cảnh hiện đang trở thành xu hướng và sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc sao cho cá của mình khỏe mạnh và đẹp mắt. Đặc biệt đối với cá vàng, việc chăm sóc cần phải thực hiện kỹ lưỡng và chu đáo hơn rất nhiều, từ khâu cho cá ăn, thay nước trong bể đến chăm sóc khi cá bị bệnh. Dưới đây là một vài hướng dẫn cơ bản về cách nuôi cá vàng nhằm giúp cho quá trình chăm sóc cá vàng của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bể cá

Đa số người nuôi cá vàng đều thích nuôi trong bể tròn vì trông sẽ đẹp mắt hơn, tuy nhiên, đây lại không phải là loại bể cá cảnh lý tưởng. Bởi lẽ bể cá tròn tuy dễ mang đi mang lại và cọ rửa nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp lượng oxy cần thiết cho cá. Bạn nên lựa chọn loại bể có bề mặt phẳng, lớn xíu ví dụ như hồ cá treo tường, hồ thủy sinh dạng tủ, hồ cá để bàn… Cũng cần lưu ý rằng cá vàng không phải là vật nuôi hoàn toàn trong nhà, chúng sẽ khỏe mạnh hơn nếu như được nuôi ở môi trường bên ngoài, ví dụ như ao cá ở ngoài vườn.

Cách chuẩn bị bể nuôi cá vàng

Bể mới mua về phải được đổ nước cho đầy để kiểm tra sức chịu đựng, rịn nước nếu có.
Cho chuối xiêm chín đập dập thả vào hồ và ngâm nước khoảng 3 ngày để bay hết mùi keo và làm cho hồ sạch bề mặt (cách này cũng áp dụng tương tự cho hồ xi măng mới xây nhưng phải để một tuần sau đó mới xúc sạch hồ và đổ nước sạch vào, có thể dùng nước máy).
Bật máy lọc hoạt động liên tục trong 3 ngày và để đèn chiếu sáng (hồ xi măng cũng làm như vậy nhưng thời gian lọc nước có thể kéo dài hơn thì càng tốt, mục đích lọc nước là để nước trong và bay hết mùi clo) nhớ xả miếng lọc cho thật sạch.
Đối với hồ đã cũ bạn hãy cho nước vào ngập hồ, tiếp theo cho vào đó 1-2 kg muối (càng mặn càng tốt), ngâm hồ 2 ngày nhằm tiêu diệt những mầm bệnh như: ký sinh, nấm… Sau đó súc nước lại cho sạch, thay nước mới vào và thực hiện quy trình lọc nước giống như hồ mới.
Lưu ý:
Không được để bể cá tiếp xúc với xà phòng và các chất tẩy rửa.
Tuyệt đối không được dùng chậu thủy tinh tròn để nuôi cá vàng vì chúng sẽ chết chỉ sau vài ngày do không gian sinh sống bị bóp méo và thiếu oxy. Chậu thủy tinh tròn và những loại chậu có kích thước nhỏ khác chỉ thích hợp dùng để nuôi các loại cá nhỏ như cá betta, cá 7 màu, cá mún, cá bình tĩnh … Với số lượng tối đa là 3 con.

Vị trí thích hợp để đặt bể cá

Cá vàng là loại cá rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng động, vì vậy nên đặt bể cá ở nơi yên tĩnh không có tiếng động và ít người qua lại hay nói chuyện lớn tiếng, tuyệt đối không gây tiếng động mạnh làm cho cá bị sốc. Không đặt hồ cá gần các thiết bị điện như Tivi, tủ lạnh, máy vi tính, … Vì sóng điện từ sẽ lan truyền vào nước làm cá bị chấn động và chết sau một khoảng thời gian nhất định.

Khi nào có thể thả cá vàng vào bể?

Có 3 cách nhận biết thời điểm thích hợp để thả cá:
Khi ngửi thấy nước không còn mùi clo.
Cho vài cọng rong xanh vào hồ và tắt máy lọc nước, sau 3 ngày thấy rong vẫn tươi xanh thì có thể thả cá được.
Cho vài con cá bảy màu vào, nếu thấy chúng vẫn ổn sau 1 ngày thì có thể thả cá vàng vào.

Lưu ý:Nếu bạn thả cá mà không thực hiện 1 trong các cách trên thì cá vàng sẽ bị sốc nước và chết.

Cách chọn mua cá khoẻ mạnh

Thông thường, có 2 loại cá vàng. Loại thứ nhất thân dài, là loại hay gặp và phổ biến. Loại thứ hai có thân tròn, chia ra làm nhiều loại nhỏ với đặc trưng là đuôi dài, mắt lồi và đầu to hơn mình. Loại cá này bao gồm cá mắt bong bóng, cá thiên đàng, cá đầu sư tử, cá đuôi quạt,…Để có một hồ cá thủy sinh đẹp, bạn phải chọn được những chú cá vàng tốt và đẹp. Bạn không nên nuôi cùng lúc cả hai loại cá trong cùng 1 bể vì cá thân dài bơi nhanh hơn nên sẽ chiếm hết thức ăn cũng như khoảng không gian trong bể của cá thân tròn.
Sau khi nhận biết được thời điểm thích hợp để thả cá vào bể, việc kế tiếp là chọn mua cá. Nhiều người cho rằng cá vàng chậm chạp, thật ra điều đó không đúng vì chúng rất linh hoạt, bơi suốt ngày và ít đứng yên nếu cá khỏe.

Cách nhận biết cá khoẻ mạnh:

Cá phải luôn luôn linh động và nhanh nhẹn, không ở một chổ, không nằm dưới đáy hồ, không nổi đầu lên mặt nước để ngáp (do thiếu oxy, cá sắp chết).
Vây bơi linh hoạt, không có chỉ máu, đuôi xoè, vảy óng ánh, không bị xù hay tróc hoặc chảy máu, không bị xuất huyết.
Không có những chấm nâu hình oval viền trong ở ngoài, hơi đậm ở trong vì có khả năng là cá bị rận, rận cá nếu quan sát kỹ sẽ di chuyễn trên mình cá (thay đổi vị trí).
Cá không được nhảy dựng bất thường (có khả năng do nhiễm rận và ký sinh).
Môi cá không bị phù, miệng đớp nước đều đặn, thích bơi ngược dòng và không bị trôi theo dòng chảy, không lật ngược lật xuôi và bị hút dính vào máy lọc nước, khi bơi phải nằm ngang, không chổng ngược chổng xuôi.
Không ghẻ chóc, không nổi những bệt trắng có gồ (nhiễm nấm), mắt cá phải trong hoặc đen rõ rệt, không được đục, bể tròng.

Lưu ý: Dù cá đẹp đến cỡ nào nếu không đạt các tiêu chuẩn trên thì đừng mua vì cá sẽ dễ chết, không sống lâu.

Khi mua cá vàng dù gần hay xa, cũng phải nói người bán bơm oxy thật đầy, cá vàng không cần nhiều nước mà chỉ cần nhiều oxy, thậm chí nước xâm xấp lưng cá cũng không sao, trung bình cứ 1 con cá vàng thì túi đựng cá phải có từ 1-2 lít (thể tích khí) như vậy với hai con cá vàng thì ít nhất cũng phải có hai lít khí bơm vào.
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

 

Trồng tỏi nơi đảo xa, nhà nông thu 1-1,3 tỷ đồng/ha

Ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), mỗi năm người dân ở đây trồng được một vụ tỏi (trồng từ tháng 9 – 10 và thu hoạch từ tháng 2 – 3 năm sau). Trung bình mỗi ha tỏi, bà con thu về từ 1 – 1,3 tỷ đồng/vụ, cao hơn bất kỳ cây trồng, công việc nào ở nơi đây…

Nhà nhà trồng tỏi

Toàn huyện Lý Sơn có khoảng 320ha trồng hành, tỏi, phân bố ở cả 3 xã An Vĩnh, An Hải và An Bình, trong đó An Hải là nơi trồng nhiều nhất. Theo báo cáo của Phòng NNPTNT huyện Lý Sơn, hầu hết các hộ dân ở đây đều làm nghề trồng tỏi, hành, dưa hấu, đánh bắt thủy hải sản và một số hộ làm dịch vụ du lịch. Hộ nào ít cũng có 1 sào đất trồng tỏi, hành; hộ nhiều 5 – 7 sào, thậm chí có hộ trồng tới gần 2ha.

Hầu hết người dân Lý Sơn đều làm nghề trồng tỏi

Ông Lê Hoài Ân – Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết, trước đây ngành du lịch, dịch vụ ở Lý Sơn chưa phát triển, thương hiệu tỏi Lý Sơn ít được biết đến, giá trị thu nhập thấp nên ít hộ trồng. “Khoảng 7 – 8 năm trở lại đây, tỏi Lý Sơn đã xây dựng được thương hiệu, đặc biệt ngành du lịch, dịch vụ cũng được huyện, tỉnh quan tâm nên du khách tìm đến Lý Sơn tham quan, nghỉ dưỡng ngày một tăng, nhờ đó đầu ra của tỏi, hành tốt hơn và có giá trị ngày càng cao” – ông Ân cho biết.

Cũng theo ông Ân, nhờ có đầu ra tốt, giá trị thu nhập cao (khoảng 50 – 60 triệu đồng/sào/vụ) nên các diện tích đất trống đã được người dân tận dụng triệt để để canh tác, cải tạo trồng tỏi, kể cả những mảnh ruộng chỉ vài chục, thậm chí vài m2 cũng được người dân trồng tỏi, hành…

Anh Lê Tấn Dũng – người thôn Đông, xã An Hải cho biết, hiện ở An Hải đã hết đất để mở rộng diện tích trồng tỏi, hành nên hầu như hộ gia đình nào có đất đều canh tác và chăm sóc cây tỏi, hành rất cẩn thận, sao cho đạt năng suất và giá trị cao nhất…

Cây làm giàu

Từ nhiều năm nay, cây tỏi, hành đã trở thành cây trồng chủ lực, cây thoát nghèo và làm giàu của người dân nơi đây. Theo ông Dũng, từ khi trồng tỏi đến khi thu hoạch mất khoảng 4 tháng, trung bình 1 sào tỏi cho thu nhập từ 50 – 70 triệu đồng, có hộ thu tới 80 triệu đồng/sào.

ó lẽ người trồng nhiều tỏi, hành nhất Lý Sơn phải kể đến anh Dương Giáp (xã An Hải), khi anh có tới 37 sào tỏi, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng chục tấn tỏi tươi và khô, thu về hàng tỷ đồng. Ngoài ruộng của gia đình, anh còn nhận thầu lại ruộng của nhiều hộ dân khác rồi thuê gần chục người làm công cho mình. Anh được người dân nơi đây gọi bằng cái tên trìu mến là “vua tỏi”, không chỉ vì anh trồng nhiều tỏi, mà còn vì anh là người “bắt bệnh” tỏi rất tài tình.

Trồng tỏi giúp người dân Lý Sơn cải thiện đời sống đáng kể

Anh Giáp cho biết, gần 20 năm gắn bó với cây tỏi, giá có thể bấp bênh, song hầu như chưa bao giờ anh thất thu, kể cả vụ năm 2014 – 2015 thời tiết mưa nhiều, nhiều diện tích tỏi của bà con trên đảo bị cát vùi, giập nát thì vườn tỏi của anh vẫn xanh tốt.

Chia sẻ về bí quyết của mình, anh Giáp nói: “Đất trồng tỏi ở Lý Sơn chủ yếu là cát trắng nên khi trời mưa to kéo dài, cát sẽ bị xối vùi đảo lộn rất nhanh, nên cần phải theo dõi thời tiết để xuống giống cho phù hợp. Còn khi nhỡ xuống rồi, gặp trời mưa, bà con nên dùng lưới che để hạn chế mưa trực tiếp xối xuống luống tỏi, hành. Khi trời nắng thì dùng vòi tưới tự động để giữ ẩm cho đất…”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng tỏi voi Nhật Bản tại đảo Lý Sơn: Cần nghiên cứu khảo sát đầy đủ

Trước việc hai Công ty của Nhật Bản muốn đưa giống tỏi voi Nhật vào trồng tại đảo Lý Sơn (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), đã đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh sự phát triển, cạnh tranh đối với tỏi Lý Sơn.

Tỏi Lý Sơn

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có buổi làm việc với Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering và Công ty CAN Holdings (Nhật Bản) về việc phát triển và tiêu thụ giống tỏi voi của Nhật Bản trên huyện đảo Lý Sơn, đồng thời, hai công ty này giới thiệu sản phẩm tỏi voi của Nhật đối với tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, tỏi voi  là giống tỏi có năng suất, chất lượng, sản lượng đạt 4,5 tấn/ha, ở Nhật giá tỏi tương đương khoảng 180.000 VNĐ/kg và được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ. Công ty này mong rằng sẽ được mang giống tỏi voi sang trồng trên đảo Lý Sơn để xuất khẩu sang Nhật Bản. Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh sự phát triển, cạnh tranh đối với tỏi Lý Sơn, vốn là thương hiệu tỏi lâu đời của cư dân vùng đất đảo Lý Sơn.

Trao đổi với Báo SGGP Online, T.S Võ Thị Việt Dung, Giảng viên thuộc Khoa Hóa –Sinh-Môi trường, Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi), người đã có những nghiên cứu về tỏi Lý Sơn cho rằng, việc đưa các giống ngoại, giống lai về trồng đã có từ nhiều năm trước. Có nhiều giống khi đến vùng đất mới có thể thích hợp thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu mà phát triển tốt, tuy nhiên, cũng nhiều giống cây trồng khi đến một điều kiện khác thì giảm năng suất, chất lượng, không được như kỳ vọng ban đầu.

Người dân Lý Sơn vẫn sản xuất tỏi bằng phương pháp truyền thống

T.S Việt Dung cho biết: “Hiện tỏi Lý Sơn chỉ trồng được 1 vụ, nếu như giống mới có thể trồng quanh năm, đạt được kết quả tốt, năng suất tốt mà vẫn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng trong tỏi thì có thể mở ra một hướng đi mới. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một đánh giá, khảo sát nào về tỏi voi Nhật Bản khi trồng trên đất đảo Lý Sơn nên vẫn chưa thể nhận định được sản phẩm tạo ra có đạt tiêu chuẩn không”. Theo T.S Võ Thị Việt Dung, ngay cả tỏi Lý Sơn khi đem về trồng ở Khánh Hòa cũng không đạt tiêu chuẩn như tỏi trồng trên đất Lý Sơn. Nhật Bản cũng có đảo, biển nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ đạt năng suất, chất lượng, chất dinh dưỡng tương đương khi trồng tại đảo Lý Sơn.

Vì vậy, trước khi thực hiện trồng tỏi voi Nhật Bản, chính quyền, các nhà nghiên cứu cần phải có những khảo sát, đánh giá, thử nghiệm trồng trên 1-2 hộ dân, từ đó có những nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng, năng suất… rồi đưa về Trung tâm Khuyến nông, chứ không nên trồng ngay.

Đồng thời, khí hậu, thổ nhưỡng đảo Lý Sơn có nét riêng biệt: “Đất cát ở Lý Sơn là sự hình thành, kiến tạo qua hàng ngàn năm từ dung nham các miệng núi lửa phun trào từ lòng biển lên. Hằng năm, người dân đảo đem đất, cát này về trồng, nên trong đó sẽ có lẫn vỏ sò, ốc, san hô vỡ, cùng với kỹ thuật trồng lâu đời, người dân Lý Sơn tạo ra hương vị tỏi đặc trưng”-  T.S Võ Thị Việt Dung khẳng định.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi chồn hương

Là một loài động vật hoang dã nhưng nhờ có giá trị cao về dược liệu và thực phẩm nên hiện nay việc nuôi chồn hương ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số hướng dẫn và kinh nghiệm nuôi chồn hương để bạn đọc tham khảo.

Chồn hương là một loài động vật hoang dã, được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm. Không chỉ vậy chồn hương còn được biết đến là món đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng.

Chồn hương có dáng dài thon, lông ngắn xám đen và có khoang màu trên thân, dọc sống lưng có các vết sọc dưa xám đen thành hàng chạy từ vai xuống đến mông, đầu mõm nhọn, chân ngắn, đuôi dài với 7 vòng trắng xen kẽ 7 vòng đen. Có nguồn gốc tự nhiên nhưng do nhu cầu sử dụng lớn và có giá trị về kinh tế cao nên hiện nay nghề nuôi chồn hương ngày càng phổ biến tại nhiều địa phương.

1. Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh

Yếu tố đầu tiên cần chú ý trong kỹ thuật nuôi chồn hương là chuồng trại. Chuồng nuôi chồn nên làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói hoặc lá, đảm bảo thoáng mát, cao ráo, có hệ thống cửa sổ đóng – mở thuận tiện cho đông ấm, hè mát phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Tùy theo số lượng chồn mà có thể thiết kế các kiểu chuồng nuôi khác nhau, nếu nuôi nhiều thì xây chuồng thành các tầng (khoảng từ 2 đến 3 tầng), mỗi tầng cao từ 0,7 đến 0,8m bằng bê tông, gỗ hay tre thật chắc chắn để đặt các lồng nuôi nhốt chồn.

Chú ý nền chuồng cần làm dốc thoải để dễ dàng thoát nước tiểu. Trên cùng một tầng, giữa các lồng nên ngăn kín để chồn không nhìn thấy nhau, có thể gây nên tình trạng bị stress.

Lồng nuôi nhốt chồn hương thường được làm kiên cố bao quanh bằng lưới sắt B40 hoặc có thể đan bằng gỗ, tre nhưng phải có then cài thật chắc chắn để chồn không chui ra ngoài được.

Kích thước chuồng nuôi

Kích thước lồng tham khảo: Chiều cao 0,7 – 1m, rộng từ 0,8 – 1 m, dài 1,2m. Khi làm chuồng bằng gỗ, tre thì cần tạo các khe hở để phân lọt xuống dưới nền. Nếu lồng nuôi chồn đẻ thì phần đáy lại càng phải quan tâm hơn, nên làm đáy bằng gỗ nhẵn, các tấm gỗ rộng 3cm và có độ dày khoảng 1cm, chỉ để khe hở khoảng 1cm giữa các tấm để chồn con không bị lọt chân, đồng thời giữ cho khu vực lồng nuôi chồn đẻ thật yên tĩnh.

Vệ sinh chuồng trại: Đây cũng là vấn đề rất cần quan tâm, bạn phải giữ cho môi trường nuôi chồn không bị ô nhiễm, luôn khô ráo sạch sẽ vì vậy mỗi ngày đều phải quét dọn khu chuồng trại, cho phân và nước tiểu thoát ra ngoài thông qua hệ thống rãnh để tránh ô nhiễm môi trường.

2 Chọn giống nuôi

Để có những con chồn nuôi chất lượng bạn nên chọn nuôi những con nhanh nhẹn, không dị tật, lông mượt mà, mắt mũi tinh anh, không bị thương… còn nếu chọn con làm giống thì tốt nhất lấy những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã có thời gian thích nghi với môi trường nuôi nhốt.

Chồn sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên. Chồn cái đến giai đoạn động đực thường phát ra tiếng kêu lạ, bỏ ăn phá chuồng còn con đực tiết ra xạ hương thơm để quyến rũ con cái. Khi đó bạn thả con đực vào để chúng giao phối, nên thực hiện ngay khi chồn động đực để có chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Khi chồn giao phối xong, bạn lại tách con cái và đực ra để nuôi riêng. Nếu sau 1 tháng không thấy chồn cái có thai thì cần tiếp tục quan sát và cho giao phối lại.

Chồn mang thai trong vòng 90 ngày, sau khi sinh chồn con sẽ mở mắt sau 7 đến 10 ngày. Thời gian đầu chồn con sẽ bú sữa mẹ, đến khi được 35 ngày tuổi chồn sẽ tập ăn thức ăn của mẹ, khi được 60 ngày tuổi thì cho tách bầy.

Khi ở ngoài tự nhiên, mỗi năm chồn hương đẻ 1 lứa, khi được thuần hóa thì có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 6 con. Thời gian sinh sản thường từ tháng 2 đến tháng 10 âm lịch.

3 Thức ăn

Chú ý tới thức ăn của chồn hương cũng là một yêu cầu trong kỹ thuật nuôi chồn hương
Thức ăn yêu thích của chồn hương là côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát như rắn, nhông và một số loại quả: đu đủ, chuối, cafe, mít, rễ cây… Còn đối với chồn nuôi, bạn cần cho ăn cơm với thức ăn có cá, thịt đã được chế biến. Chồn bắt từ ngoài tự nhiên về nuôi thường rất nhát nên bạn cần kiên trì tập cho chúng ăn.

Bữa ăn chính của chồn nên thực hiện vào buổi tối, bữa sáng chỉ là phụ. Bạn cần cho chồn ăn đầy đủ thức ăn và nước uống, ngoài ra để đảm bảo sự phát triển của chồn thì sẽ không thể thiếu các chất dinh dưỡng như B.complex, cám gà đậm đặc (concentrat)…

4 Phòng và trị bệnh

Việc phòng và trị bệnh là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi chồn hương. Trong điều kiện nuôi nhốt, chồn hương rất dễ bị mẫn cảm với những loại thức ăn mới lạ. Chúng rất dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, bạn nên phòng bệnh này cho chồn bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào trong thức ăn mới.

Ngoài ra chồn hương cũng dễ mắc bệnh cầu trùng tức bệnh phân lẫn máu hoặc bị bệnh thương hàn giống như nhiều loại gia súc, gia cầm khác với biểu hiện sốt cao, phân lỏng màu vàng. Bạn có thể mua các loại thuốc thú y đặc trị, sử dụng theo hướng dẫn liều lượng thuốc/kg thể trọng trên bao bì.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Khởi nghiệp từ nuôi chồn hương đến làm cà phê chồn,

Khởi nghiệp với đủ thứ nghề như bỏ mối hải sản, nuôi rắn, môi giới thị trường chứng khoán, cuối cùng anh Nguyễn Văn Cừ (37 tuổi) ở thôn Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú (Bình Phước) đã tìm cho mình được hướng đi mới.

Năm 2014, anh Cừ bắt đầu nuôi dưỡng, phát triển đàn chồn hương và cho ra “lò” một loại thương phẩm, dân gian quen gọi là cà phê Chồn.

Từ chồn thương phẩm

Chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Bá Cừ vào một buổi trưa tháng Mười. Nắng ngoài trời đang lên giữa đỉnh đầu. Anh Cừ đang nhanh tay đảo đều các phên cà phê phơi ngay trước thềm, cười bảo: “Tranh thủ những ngày nắng đẹp, mình hong cà phê. Nắng đẹp thế này, chất lượng cà sẽ rất tốt, hương thơm, vị đậm đà hơn.”

Chồn hương giúp anh Cừ có thu nhập ổn định kinh tế hộ

Anh Cừ bắt đầu câu chuyện về trại chồn và hương và hướng đi của mình bằng một ly cà phê đặc biệt mời khách. Ly cà phê này được anh lấy máy xay và pha trực tiếp tại bàn. Bột cà phê có màu nâu cánh dán mịn màng, tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ. Khi nhấp chút cà phê vô miệng, nghe vị chát nơi đầu lưỡi. Một chút sau vị hậu ngọt kéo dài, đậm đà tới tận trong cuống họng. Anh Cừ cho biết, cà phê Robota khi được thải ra từ chồn sẽ có vị chát mạnh. Sau đó, vị hậu ngọt sẽ kéo dài rất dễ chịu. Đây chính là một trong những giá trị làm lên thương hiệu cà phê Chồn từ trước đến nay.

Để nuôi chồn hương thành công, anh Cừ đã phải quan sát rất kỹ, hiểu được tập quán, tính cách của từng con. Nhất là mùa sinh sản, chồn cái rất chảnh. Khi không chấp nhận chồn đực, anh Cừ phải đổi bạn tình cho chúng. Cừ quan tâm bầy chồn hương như chính con mọn của mình. Với 30 con chồn sinh trưởng hiện tại, mỗi năm trại chồn của anh có có ít nhất 50 lứa chồn non. Mỗi lần chồn cái đẻ được 2-4 chồn con. Giá chồn con khoảng 6 triệu động/cặp. Chồn thương phẩm từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/kg. Mỗi năm từ chồn con và chồn thương phẩm gia đình anh thu lời ít nhất 100 triệu đồng.

Thức ăn của chồn rất đa dạng. Chồn là thứ ăn tạp, vừa chay vừa thịt. Ngoài các loại trái cây như chuối, mít, chôm chôm…chồn còn ăn thịt heo luộc, cháo thịt bằm. Chính vì vậy, việc nuôi chồn được anh Cừ ví như nuôi con mọn. Đặc biệt chồn rất khoái ăn cà phê. Khứu giác lại đặc biệt thính nên nếu cà phê hay trái cây có thuốc, nó sẽ không ăn. Để bảo vệ sức khỏe đàn chồn, anh Cừ đã tiêm thuốc phòng trừ các dịch cúm, vi rút cho chúng. Nhờ vậy đàn chồn của anh Cừ luôn phát triển khỏe mạnh, giúp anh tạo nên một thương hiệu của riêng mình.

Đến cà phê Chồn

Trước đây, anh Cừ từng nuôi rắn ráo trâu. Một đêm, khi đang đi kiếm nhái làm mồi cho rắn, anh Cừ thấy một con chồn chạy trong lô cao su. Trong đầu anh khởi lên ý định sẽ nuôi chồn, kinh doanh chồn thay cho rắn. Thế rồi, anh tìm mua một cặp chồn giống. Chẳng bao lâu, anh đã có bầy chồn hương với 30 chuồng. Bầy chồn này cho anh 100kg cà phê thành phẩm. Số lượng còn hạn chế, nhưng đó là sự khởi đầu đầy hân hoan với anh Cừ và gia đình.

Sản phẩm chê Chồn được hong phơi trong nắng

Hiện đang vào đầu mùa cà phê, anh Cừ liên hệ với các nông dân ở các vùng lân cận để tìm nguồn cà phê sạch làm thức ăn cho bầy chồn. Chồn rất thích ăn trái cà phê, đặc biệt là những trái chín mọng, thơm ngon. Sau khi tiêu hóa xong phần cùi, chồn sẽ thải ra những hạt cà phê còn lại. Người nuôi lấy những hạt này đem phơi nắng. Nếu được nắng đẹp, cà phê có vị rất đặc trưng, ít vị đắng, vị hậu ngọt khéo dài. Hiện tại anh Cừ đã tìm được một số nguồn mua cà phê nguyên liệu. Điều ấp ủ nhất của anh lúc này là tạo ra được thương hiệu của chính mình.

Chia sẻ về bước đi sắp tới, anh Cừ cho biết mình sẽ xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền thương hiệu. Từ đây, anh Cừ hy vọng cà phê chồn Bình Phước sẽ có hướng đi mới, trở thành món quà kỷ niệm của quê hương Bình Phước cho du khách tới công tác, du lịch.

Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập gần cho gia đình với trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Ông Hoàng Phú Quốc, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Phú nhận xét: Mô hình nuôi chồn hương, sản xuất cà phê Chồn của anh Cừ là là một trong những điển hình sản xuất ít đất mà hiệu quả kinh tế cao nhất ở xã Thuận Phú hiện nay.

Anh Cừ tự tay xay, chế và giời thiệu về loại đặc biệt của gia đình mình

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nuôi chồn hương lãi hàng trăm triệu mỗi năm

Trang trại của bà Nguyễn Thị Cậy ở khu vực 1, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ nuôi gần 40 con chồn hương, hàng năm bán con giống và chồn thương phẩm có lãi 280 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Cậy chăm sóc chồn hương 1,5 tháng tuổi

Trước kia, bà Cậy từng có thâm niên công tác trong ngành chế biến nông sản. Năm 2011, bà nghỉ hưu. Dịp tình cờ, thăm nhà người bạn, bà biết đến mô hình nuôi chồn hương. Bà bàn bạc với gia đình và lên kế hoạch mua 5 cặp chồn giống về nuôi thử. Ban đầu nuôi không có kinh nghiệm nuôi nên thất bại.

Không nản lòng, bà tiếp tục đến tỉnh Bình Dương mua con giống và lặn lội đến các tỉnh miền Đông và ĐBSCL để học hỏi kinh nghiệm nuôi chồn. Sau 2 năm thực hiện, mô hình của bà đã phát huy hiệu quả. Hiện nay trang trại có hàng chục con chồn bố mẹ và chồn con.

Bà Cậy cho biết, chồn hương còn gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp (tên khoa học là Viverricuola indica). Mỗi năm chồn cái đẻ tối đa 3 đợt, khoảng 1 – 3 chồn con/đợt. Bình quân mỗi năm, 17 chồn cái sinh sản sinh được khoảng 112 chồn con, tương đương gần 60 cặp. Với giá bán dao động chồn giống 1,5 tháng tuổi từ 5 – 5,5 triệu đồng/cặp, chồn thịt nuôi 2 – 3 năm đạt từ 3,5 – 4,5kg/con bán giá 1,3 triệu đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí còn lãi khoảng 280 triệu đồng.

Để đảm bảo chồn phát triển nhanh, hạn chế bệnh, bà Cậy luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát. Cho ăn mỗi ngày một lần vào buổi chiều gồm chuối xiêm, cua, cá, hột vịt lộn, thỉnh thoảng bổ sung phổi heo được nấu chín. Bồi dưỡng chồn đang mang thai bằng thức ăn giàu canxi như cua, ốc, hột vịt lộn, thịt heo luộc… Với những chú chồn con chưa thể bú mẹ, bà cho bú sữa bò bằng bình, sau gần 2 tháng chăm sóc có thể xuất bán mỗi cặp giá 5 triệu đồng.

Bà Cậy phấn khởi cho biết, mới đây vừa xuất chuồng hơn 10 cặp chồn giống, thu 50 triệu đồng. Ngoài việc bán con giống, bà sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người có nhu cầu. Nhiều người liên hệ đặt hàng nên đầu ra luôn ổn định và thậm chí không đủ hàng để cung cấp. Ngoài bán chồn giống, bà dự định mở rộng trang trại và nâng tổng đàn lên hàng trăm con.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)

Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống.

Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.

Tại Tp. HCM, người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.

Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Lá đắng (vì hiện được trồng phổ biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.

1. Thành phần hoá học:

Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

2. Tác dụng dược học:

Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

3. Độc tính:

Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:

Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,

Trọng lượng cơ thể,

Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

4. Cây lá đắng dùng trị bệnh gì?

4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:

Đái tháo đường type 2,

Rối loạn lipid máu,

Tăng huyết áp,

Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…

4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:

Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.

Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.

Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.

Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

5. Lời khuyên:

Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng…

Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.
Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…
Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô.

Nguồn: Bs Trần Văn Năm – Nguyên Phó viện trưởng, Viện Y Dược Học Dân Tộc được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

8 Kỹ thuật cách trồng cây mật gấu đơn giản nhất

Cách trồng cây mật gấu đơn giản nhất là cách giâm cành. Nhiều bạn thí điểm biện pháp này trên cây mật gấu đã thu được các hiệu quả cao.

Chính từ các thời gian làm việc của những người đi trước chỉ cho, các bạn biết đâu là biện pháp lợi nhuận khổng lồ đưa loại cây thảo dược quý này từ những vùng núi cao về với cuộc sống đời thường, giúp ích cho nhiều người đang cần tới sự hỗ trợ của chính nó.

Theo y khoa gia truyền, cây mật gấu có khả năng rất tốt trong trợ giúp chữa trị bệnh về dạ dày, bệnh đường ruột, chứng bệnh đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hoá, tê thấp.


Cây mật gấu còn giúp mát gan, phòng chữa sỏi Mật, thấp khớp, đỡ đau sống lưng, giúp tăng sức khoẻ…Ngoài ra là dòng thảo dược làm tiêu mỡ, trị VĐT, giã rượu, trị bệnh bụ bẫm, bệnh Gút.

Cách trồng cây mật gấu

Chuẩn bị hom giống: thứ nhất chọn lựa những cây mật gấu khỏe mạnh , không mắc sâu bệnh, cắt thành các hom giống.

Sẵn sàng vườn ươm giâm hom: cần khu đất đạt ĐK về độ ẩm ướt tốt nhất, do cây mật gấu là loại cây ưa ẩm. tuy vậy cũng nên bảo đảm khu đất có công dụng thoát úng tốt vì cây mật gấu có thể không sống xót trong môi trường thiên nhiên ngập nước. Quanh vùng ươm giâm hom phải là chỗ mát mẻ.

Nếu chú ý sẽ thấy cây mật gấu chỉ phát triển ở những vùng núi với điều kiện khí hậu lạnh. Đất ở vườn ươm giâm hom nên có tính gần tương đồng so với đất nơi cây mật gấu phát hiện. Nếu tính đất khác biệt quá, thì cây giống có mạnh khỏe cũng không trong lúc này thích nghi với những thay đổi đột ngột môi trường sống.

Cắt và cắm hom: cắt cành giống vào những ngày râm mát, có mưa nhẹ hay buổi sáng, chiều mát. lúc cắt chấm dứt, nên phun nước lã, đặt đứng vô những xô chậu có nước cao 5cm, tiếp đến che đậy lại. mang lại vườm ươm, cắt thành các hom dài khoảng 5 tới 7cm, có từ 2 tới 4 lá. Cắt hom ngừng rồi đem giâm ngay. Hiện tại, các hom xử lý bằng 1 trong những các chất kích thích ra rễ như IBA, NAA tiếp đến đem đi cắm.

Cắm hom vào luống: Từ lúc căm hom vô luống đến khi hom ra rễ nên luôn luôn bảo đảm duy trì độ ẩm ướt tốt trong vườn ươm.

Nên trồng cây mật gấu ở đâu

Cây mật gấu là loại cây thảo dược liệu quý, có tương đối nhiều tác dụng tốt trong giúp sức khám chữa những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa – không ổn định đường hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột; có tác dụng mát gan, trị những bệnh về xương khớp ( đau sống lưng, nhức mỏi tay chân,…), trị bệnh Gut, phòng bệnh béo tốt, giúp tăng tốc sức đề kháng cho cơ thể.

Cây mật gấu khác với các loại cây cam thảo dược liệu có môi trường thiên nhiên sống trải rộng, địa phận sinh trưởng & phát triển bỗng nhiên của chính nó chỉ bó hẹp trong địa phận núi cao của một số tỉnh thuộc khoanh vùng miền núi phía Bắc. những Khu Vực này thường là những Quanh Vùng núi cao, có địa hình khá hiểm trở, để có thể đi lại và di chuyển thu hái và đem cây về bên dưới vùng thấp cũng phải mất đến một trong những ngày đường. Chính điểm đó khiến người ta nghĩ đến việc nhân giống cây mật gấu tại các vùng trung du và các vùng có giao thông dễ dãi.

Vậy, để nhân giống thành công cây mật gấu thì phải đưa cây mật gấu trồng nơi nào là hài hòa và hợp lý và cho hiệu quả tối ưu nhất sẽ là vấn đề được gây được sự chú ý nhiều nhất.

Đầu tiên để định vị được cây mật gấu trồng ở đâu thì là hợp lý & lợi nhuận cao thì cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thủy văn nơi cây mọc tự nhiên; kế tiếp đối chiếu xem khu vực nào ở dưới vùng thấp có điều kiện bỗng nhiên tương đương cao nhất với nơi đó. bất kể loại thực vật nào cũng có các nhu cầu nhất định về giới hạn sinh thái, vượt quá giới hạn này cây sẽ không còn lưu hành chứ chưa nói đến vấn đề sinh trưởng và phát triển tốt.

Hướng đến kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên của nơi làm ra cây mật gấu sẽ giúp đỡ cho tất cả những người đang ấp ủ nguyện vọng nhân giống và phát triển thành công cây mật gấu sớm đạt được điều mà mình mong muốn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.