Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Các loại bệnh thường gặp ở cây thanh long

Thứ 5, ngày 12/10/2017 4342

  1.  BỆNH THỐI CÀNH
    Bệnh xuất hiện quanh năm, phát triển nặng trong điều kiện nóng ẩm và thường tấn công trên những cành đã trưởng thành. Đầu tiên là những vết sũng nước màu nâu, lây lan rất nhanh, làm thối cành mở đường cho vi khuẩn tấn công và có mùi hôi, sau đó phần mô này bị mất chỉ còn lại phần lõi gỗ ở giữa, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh nặng làm cho cả trụ thanh long bị chết.
    2. BỆNH THỐI ĐẦU CÀNHNấm gây hại trên đầu các cành non. Đầu tiên phần đầu cành chuyển sang màu vàng, vết bệnh mềm, thối và sũng nước. Bệnh nặng làm cho cây bị chết ngọn và cành không thể phát triển được.3. BỆNH ĐỐM NÂU THÂN CÀNH

    Do nấm. Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu có viền màu nâu đậm hơn, sau đó lớn dần tạo thành những đốm gần tròn như mắt cua. Vết bệnh này có thể lớn rộng và lan dài dọc thân. Gặp điều kiện ẩm độ cao, buổi sáng có sương mù nhiều bệnh phát triển rất nhanh.4. BỆNH NÁM CÀNHNắng nóng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển.

    5. BỆNH THÁN THƯ

    Do nấm. Trên cành vết bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong. Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định, tâm có màu nâu đỏ đặc trưng bởi những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Trên trái vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Bệnh nặng có thể gây thối khô trái.

B/ NHỮNG LOẠI SÂU HẠI THƯỜNG GẶP CỦA THANH LONG

  1. KIẾN LỬAKiến có màu nâu đỏ, ấu trùng không gây hại. Thành trùng cắn, đục phá các cành non, cành già và làm hư hom giống. Tấn công trên trái và tai lá làm giảm giá trị thương phẩm. Vườn cây lâu năm kiến lửa đục phá cả phần gốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.2. KIẾN RIỆNThành trùng màu nâu đen, loài này thường sinh sản và trú ẩn ở các cành khô và vỏ thân của các cây trụ. Kiến riện đục phá nụ hoa, trái non và trái chín làm giảm giá trị thương phẩm.3. NGÂU (BỌ CÁNH CỨNG)Thành trùng là loài bọ cánh cứng màu nâu đen, rất bóng, trên cánh có những mảng màu trắng rất đặc trưng. Thành trùng gây hại bằng cách đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa làm ảnh huởng đến tỷ lệ đậu trái.4. RỆP SÁP

    Rệp chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, trái, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ đậu trái. Chất thải của rệp tạo điền kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Rệp tấn công dưới rễ làm cho cây bị vàng, còi cọc, trái nhỏ, giảm năng suất.

    5. BỌ TRĨ

    Bọ trĩ thường tấn công trên hoa và trái non. Gây hại bằng cách chích hút nhựa cây làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái và giảm giá trị thương phẩm.

    6. RẦY MỀM

    Rầy mềm có nhiều loại gây hại trên hoa và trái chích hút nhựa làm hoa bị rụng. Trên trái để lại những vết chích nhỏ, khi chín bị mất màu đỏ tự nhiên, giảm giá trị thương phẩm. Khí hậu khô nóng làm gia tăng mật số gây hại của rầy mềm.

    7. RUỒI ĐỤC TRÁI

    Gồm nhiều loài, gây hại chủ yếu trên hoa và trái, đặc biệt trên trái sắp thu hoạch. Mật số cao làm trái bị rụng, ảnh hưởng đến năng suất.

    8. TUYẾN TRÙNG

    Tuyến trùng chích hút hoặc chui vào trong rễ làm cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u (bướu rễ), làm cho cây chậm phát triển, còi cọc. Những vết chích tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào trong cây.

    9. ỐC SÊN, ỐC BƯƠU

    Tập trung nhiều ở phần gốc cây, cạp vỏ cây, leo lên thân và cạp thân, trái làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm.

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH:

Theo các nhà khoa học và theo kinh nghiệm của các nhà vườn thì phòng bệnh vẫn là biện pháp quan trọng hàng đầu, chúng tôi xin giới thiệu với bạn:

1/ PHÒNG SÂU BỆNH:

Trước hết cần tuân thủ trồng thanh long theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Đào mương lên luống để trồng. Tùy theo độ cao của đất mà thiết kế mô để cây phát triển tốt, kích thước mô 80 x 30 cm, khoảng cách trồng 3 x 3 m (khoảng 1.000 trụ/10.000 m2). Trồng cây xung quanh chắn gió nhằm hạn chế mầm bệnh lan vào. Nên dùng trụ bê tông xi măng cao 2 – 2,5 m, ngang 12 – 15 cm, chôn sâu 0,5 m phía trên có que sắt để đỡ cành. Nên hạn chế dùng các loại phân vô cơ nhất là lạm dụng nhiều để kích cho hoa trái…Bón nhiều phân hữu cơ vi sinh và các loại vi lượng phù hợp, cung cấp thêm vôi trước và sau mùa mưa. Tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô, tủ cách gốc 5 – 10 cm, hoặc trồng cây lạc dại vào gốc thanh long để giữ độ ẩm mà không cần phủ bằng rơm.

  1. TRỊ SÂU BỆNH:

Khi phát hiện sâu bệnh phải nhanh chóng chữa trị, nên phun thuốc trừ nấm, trừ sâu có bán trên thị trường, lựa chọn các chủng loại phù hợp… Nên phun thuộc phòng sâu bệnh sau khi thu hoạch trái và sau khi cắt tỉa để làm giảm áp lực mầm bệnh, phun lần thứ 2 khi cây ra nụ hoa. Dùng thuốc phun vào gốc khi vừa đậu trái. Sau khi thu hoạch, ngâm trái vào nước nóng 40oC trong thời gian 10 phút không làm tổn thương trái và giảm thiểu đáng kể mầm bệnh sau thu hoạch. Trái nào có bệnh nên loại bỏ, không để chung với các trái khác để tránh sự lây lan.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương