Các bệnh dinh dưỡng ở đà điểu

Khi nuôi đà điểu, cần chú trọng tới thành phần và liều lượng thức ăn tránh mất cân bằng dinh dưỡng. Thừa hoặc thiếu chất một chất nào đó đều gây bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng.

Khi một lượng dinh dưỡng nào đó trong thức ăn thiếu không đủ đáp ứng nhu cầu của đà điểu; trong khẩu phần ăn hàng ngày có một chất thừa hoặc có chất ngăn cản khả năng hấp thụ hay làm giảm giá trị của chất dinh dưỡng khác; hoặc quá trình chuyển hóa ở đà điểu bị rối loạn do tác động qua lại giữa chế độ ăn hàng ngày, môi trường và các yếu tố về di truyền học.

1.Vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển, thị lực, tránh trầy xước các màng nhầy và chống nhiễm khuẩn bằng cách kích thích cơ thể sinh ra kháng thể.

Đối với đà điểu nhỡ, thiếu vitamin A sẽ làm cho xương phát triển không bình thường (xương và sụn phát triển không có trật tự), thiếu thừa vitamin A làm cho xương bị dị dạng và tổn hại tới màng mô.

Đối với đà điểu trưởng thành xuất hiện triệu chứng đầu tiên là ốm yếu, lông bù xù, cả sản lượng trứng và khả năng nở của trứng đều giảm. Trong các trường hợp nặng hơn, đà điểu bị chảy nước mũi và có một chất nhầy màu trắng tích tụ lại trong mắt làm giảm thị lực của chúng.

Đà điểu mẹ thiếu vitamin A thì phôi thai bị dị dạng đầu to, thiếu mắt. Khi nở ra, con non có biểu hiện chậm phát triển, ốm yếu và lông phát triển kém.

Điều trị: bổ sung vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày với tỷ lệ 12.000 IU/kg. Quá trình hấp thụ vitamin rất nhanh và những con đà điểu chưa bị thiểu năng sẽ nhanh chóng hồi phục.

2.Vitamin D

Vitamin D này có tác dụng kích thích quá trình vận chuyển và hấp thụ canxi cũng như photpho từ ruột tới bộ xương tạo cho bộ xương có hình dạng bình thường, mỏ cứng và vỏ trứng chắc, khỏe.

Các triệu chứng: Khi thiếu vitamin D, quá trình tạo thành xương sẽ kém và đối với những con đà điểu nhỡ thì bị còi xương còn đối với đà điểu trưởng thành thì bị loãng xương. Xương phát triển không bình thường, đặc biệt là ở chân, làm cho chân bị khập khiễng và khuỷu chân to hơn. Mỏ và móng chân trở nên mềm và dễ bị gãy, vỡ giống như xương. Con vật chậm lớn và lông phát triển kém. Với những con trưởng thành, sản lượng trứng và khả năng nở của trứng giảm, vỏ trứng mềm.

Điều trị: cho đà điểu uống một liều lớn một lần vitamin D3 (10.000 IU) có thể chữa khỏi rất nhanh các triệu chứng thiếu vitamin D. Không dùng vitamin D2 cho đà điểu vì ít hiệu quả. Ngoài ra, không được bổ sung quá nhiều vitamin D3 vào thức ăn.

3.Vitamin E

Vitamin E rất quan trọng cho quá trình tái tạo và tăng khả năng nở của trứng.

Các triệu chứng: Đối với đà điểu trưởng thành, thiếu vitamin E không gây ra dị dạng nhưng lại làm giảm khả năng sinh sản của cả con đực và cái khiến khả năng trứng nở giảm rõ rệt. Đối với đà điểu non và đà điểu nhỡ, thiếu vitamin E sẽ gây ra bệnh nhũn não do thiếu dinh dưỡng. Tùy theo chế độ ăn sử dụng hàng ngày mà có thể dẫn đến các hội chứng tiết dịch thể tạng, yếu cơ và khuỷu chân quá to, rồi sau đó con vật đột nhiên suy sụp (hội chứng đột qụy ở đà điểu).

Điều trị: Điều trị bằng cách bổ sung vitamin E và selen sẽ rất hiệu quả. Thuốc có tác dụng nhanh và đà điểu sẽ trở lại bình thường trong một vài ngày.

4.Vitamin B

Vitamin B giúp cơ thể phát triển, duy trì chức năng thông thường của mô thần kinh, tham gia vào quá trình chuyển hóa sinh học và phát triển lông.

Các triệu chứng:  Đối với đà điểu nhỡ, thiếu vitamin B2 làm đầu gục xuống thấp hơn, cánh thì rũ xuống, ngón chân quặp xuống dưới và quay vào phía trong khi đi lại hoặc nghỉ ngơi (chứng liệt co ngón chân) hoặc có thể bị liệt nặng. Đối với đà điểu đang đẻ, nếu khẩu phần ăn hàng ngày mà thiếu axit pantonic thì sẽ dẫn tới một tình trạng “gây ra bệnh còi cọc, chậm phát triển ở con non”. Phôi bị chết trong khi ấp chứng tỏ tình trạng phù nề và xuất huyết dưới da nghiêm trọng. Các triệu chứng làm cho con non chậm phát triển thường kèm theo tình trạng viêm da nặng ở chân, miệng và mô mắt. Mí mắt của con vật thường bị dính lại do gỉ mắt tiết ra.

Điều trị: khi các triệu chứng này kéo dài có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi được và khi đó nếu có bổ sung vitamin bị thiếu thì cũng sẽ không chữa khỏi được. Tuy nhiên, bổ sung vitamin B2 sẽ có tác dụng rất nhanh nếu thần kinh chưa bị tổn thương tới mức không thể hồi phục được. Có thể ngăn chặn gần như hoàn toàn tất cả tình trạng trên bằng cách bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày với liều lượng thích hợp.

5. Mangan

Khả năng hấp thu mangan ở ruột chim tương đối kém. Thiếu mangan thì sẽ dẫn tới bộ xương bị dị dạng và chất lượng vỏ trứng không tốt.

Các triệu chứng: Đà điểu non và nhỡ được nuôi với một chế độ ăn thiếu mangan có biểu hiện chậm lớn và chân bị dị tật. Đối với đà điểu trưởng thành, thiếu mangan sẽ làm giảm rất nhiều sản lượng và khả năng nở của trứng. Phôi bị dị dạng (như phần mỏ dưới bị ngắn, tạo ra một cái mỏ giống như “mỏ vẹt”) và con non nở ra sẽ bị động kinh.

Điều trị: khi đà điểu có các triệu chứng của bệnh thì rất khó có khả năng chữa khỏi cho chúng. Phương pháp phòng ngừa bệnh là bổ sung đủ lượng mangan trong chế độ ăn hàng ngày cho đà điểu.

Danh sách một số loại thức ăn tương đối rẻ tiền có thể thay thế các nguồn cung cấp vitamin được trình bày trong bảng dưới. Loại dầu từ quả cọ (hoặc dừa, thốt nốt) rất có ích trong việc điều trị bệnh thiếu vitamin A và vitamin D. Dầu gan cá có chứa từ 2000 tới 6000 IU vitamin D3 trên một gam tùy theo từng loại cá (dầu của loại cá như cá ngừ và cá thu có chứa loại vitamin này nhiều nhất). Cỏ linh lăng khô là một nguồn cung cấp vitamin D rẻ tiền và có chất lượng phù hợp (khoảng 1.200 IU/kg) (xem bảng dưới).

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Những vấn đề gây ảnh hưởng tới sức khỏe của đà điểu

Đà điểu là một trong những vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao và được nhiều người dân lựa chọn. Chúng có sức sống vô cùng mãnh liệt và hệ miễn dịch phát triển cao. Tuy nhiên khi đưa vào nuôi nhốt, đà điểu thường gặp một số vấn đề sau gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

1.Va chạm

Tình trạng căng thẳng kèm theo điều kiện tiếp xúc với các vật lạ ở xung quanh sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho đà điểu ăn bừa bãi cả những vật dễ gây ra cọ sát với mề tuyến và ngăn trong của mề.

Một số sai sót trong chăn nuôi cũng có thể gây tác hại tới dạ dày, ví dụ như vận chuyển chúng tới một nơi không quen thuộc, vấn đề thức ăn, thiếu sự luyện tập cho các con non mới nở và cho ăn nhiều cát, sỏi quá v.v…

Ở đà điểu, tác động gây cọ sát dạ dày có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Nếu bị dạng cấp tính, đà điểu sẽ ngừng ăn, uống hoàn toàn mặc dù vẫn có thể nhìn thấy chúng mổ vào thức ăn và có vẻ như đang ăn.

Cho đà điểu uống loại muối nhuận tràng (hay còn gọi là muối magiê sunfat) có thể hạn chế được những ảnh hưởng gây các vết xây sát mạn tính nhẹ. Dùng phẫu thuật lấy ra các vật lạ chỉ là biện pháp áp dụng trong trường hợp đã chắc chắn đang bị tác hại hoặc rõ ràng đã nuốt phải các vật lạ từ bên ngoài.

2.Hiện tượng mổ lông và mổ thịt nhau

Thói xấu đối với đà điểu là nhổ lông, ăn lông và mổ vào thịt nhau ở mọi độ tuổi. Những thói xấu này cói thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều đàn đà điểu. Chúng làm mất thẩm mỹ của con đà điểu và dẫn tới làm giảm giá trị của chúng trên thị trường.

Tình trạng này thường hay xảy ra với các con đà điểu non, các con nhỡ, thậm chí cả với các con trưởng thành và có thể dẫn tới tình trạng đánh chết nhau nếu không được xử lý kịp thời.

Các thói xấu của đà điểu thường là do cách chăn nuôi không đúng như nhốt quá đông, quá nóng, không thoáng gió, ẩm, cường độ ánh sáng không phù hợp, chỗ ăn, uống chật chội, nhốt lẫn những con đà điểu bị thương hoặc bị ốm, nhốt các con to lẫn với con nhỏ chung một chuồng v.v…

Dùng muối để chữa thói quen mổ nhau ở đà điểu là phương pháp đang được áp dụng tại 99% trang trại chăn nuôi. Có thể pha nước muối bằng cách cho một thìa canh đầy muối vào 4,5 lít nước uống cho mỗi buổi chiều. Cách ba ngày lại cho uống nước pha muối thành phần như vậy trong nửa ngày. Đồng thời, nên  bổ sung thường xuyên từ 0,5 đến 1 phần trăm muối vào khẩu phần ăn hàng ngày.

3.Sốc (khủng hoảng tinh thần)

Vào cỡ khoảng ba tháng tuổi, đà điểu dễ bị chết do nguyên nhân bị sốc. Tình trạng gây trầy xước, gãy xương và trật khớp khuỷu chân hoặc cánh nguyên nhân thường là do cách bắt đà điểu không đúng (ví dụ như cầm vào cánh), thiết kế hàng rào và bãi quây không hợp lý, chuyên chở hoặc vận chuyển không đúng cách hoặc để chúng thường xuyên chạy tán loạn cũng gây sốc dẫn tới chết.

4.Chân bị choãi

Tình trạng chân bị choãi ở đà điểu non (đặc biệt trong tuần tuổi đầu tiên) dường như có liên quan tới điều kiện ấp. Tuy nhiên các yếu tố khác như bề mặt nền của buồng nở con cũng như rác rưởi trong khu vực nở con đều gây ảnh hưởng.

5. Thân nhiệt bất thường

Đà điểu non được nuôi không có mặt bố mẹ thì cần có các điều kiện tối ưu. Nếu điều kiện nhiệt độ thấp trong một thời gian dài thì có thể gây ra tình trạng giảm thân nhiệt, chậm phát triển và làm chết đà điểu non. Đôi khi còn có thể gây ra các bệnh mạn tính như tai biến tim mạch, tràn dịch màng ngoài tim và tụ huyết thanh trong bụng.

6.Xoắn ruột

Mặc dù vấn đề này chỉ xảy ra ở từng con riêng biệt trong đàn nhưng nó cũng rất nguy hiểm và có thể gây ra khả năng chết tới 25%. Nguyên nhân gây ra xoắn ruột có thể liên quan tới sự thay đổi lớn trong chế độ ăn (từ loại thức ăn được cô đặc, vê tròn chuyển sang chế độ ăn chủ yếu là các loại lá được băm nhỏ).

7.Nhạy cảm với ánh sáng do ăn rau mùi

Những biến chuyển lâm sàng và bệnh lý đã chứng tỏ rằng bệnh nhạy cảm với ánh sáng cấp tính ở đà điểu là do ăn phải rau mùi (Petroselinum sativum). Đối với đà điểu nhỡ, các vết tổn thương thường ở xung quanh mắt, mặt và tai. Còn đối với đà điểu trưởng thành thì nơi dễ bị ảnh hưởng nhất lại là da ở cẳng chân. Những tổn thương thành tật là những vết sẹo để lại trên da và màu da ở những chỗ bị tổn thương trên mặt, cẳng chân sẽ chuyển từ màu ghi bình thường sang màu hồng.

8. Rối loạn thần kinh do ăn thức ăn lạ

Cho đà điểu ăn các loại thức ăn dùng cho trâu bò nào đó có thể dẫn đến tác hại. Gần đây, dự án do tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hiệp quốc tài trợ ở Madagascar đã công nhận rằng cho đà điểu ăn cỏ gai trắng sẽ gây ra những rối loạn thần kinh mặc dù nguyên nhân của chứng bệnh này vẫn chưa rõ ràng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ấp trứng đà điểu

Ở ngoài tự nhiên đà điểu đẻ trứng vào cát sau đó đà điểu trống sẽ thực hiện ấp và bảo vệ những quả trứng đó. Chúng sử dụng thân nhiệt của mình để điều hòa thân nhiệt của các quả trứng. Sau khoảng 40 ngày ấp liên tục thì những quả trứng này bắt đầu nở thành những chú đà điểu con xinh xắn. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt ở các trang trại để đảm bảo tỉ lệ nở trứng cao chúng ta thường sử dụng lò ấp để ấp những quả trứng đà điểu này.

1. Chuẩn bị trứng trước khi ấp

* Chuẩn bị trứng ấp

Sau khi đà điểu mẹ đẻ trứng cần nhặt trứng ngay tránh trứng bị nhiễm khuẩn hoặc bị đà điểu bố mẹ giẫm nát.

Trứng sau khi đẻ ra bị lạnh so với nằm trong cơ thể mẹ vì vậy quá trình phát triển của phôi sẽ ngừng lại.

Để bảo quản trứng ấp có hiệu quả cao cần giữ trứng ở nhiệt độ khoảng 65oF, nhiệt độ bảo quản sẽ tạo điều kiện cho phôi phát triển, nhiệt độ không thích hợp có thể gây chế phôi hoặc phôi phát triển chậm

Trong khi bảo quản trứng sẽ bị bay hơi vì vậy để giảm quá trình bay hơi của trứng cần phải giữ độ ẩm môi trường thích hợp khoảng 55-60%

Trước khi mang trứng đà điểu đi bảo quản cần phải soi trứng và đánh dấu phần có bóng khí lại. Xếp trứng có phần bóng khí hướng lên trên, tốt nhất là nghiêng 45º so với chiều thẳng đứng, đảo trứng 1-2 lần/ngày để giúp lòng đỏ chuyển dần về phía buồng khí. Nên để trứng ở nơi thoáng mát, không bị hấp thụ nhiệt, tránh không để trứng ở nơi ô nhiễm hoặc nhà kho ẩm mốc.

2. chọn trứng để ấp

* Chọn trứng theo ngoại hình: Khi chọn trứng đà điểu mang ấp không nên chọn những quả có hình dáng khác thường như quá to, quá nhỏ, méo mó, quá mỏng, quá dầy, xù xì, rạn dập, quá dài hoặc quá tròn vì những quả trứng này có tỉ lệ ấp nở thấp, con non yếu hoặc dị tật, đặc biệt cũng không thể chọn đà điểu con từ những quả trứng này làm giống được.

* Chọn trứng qua đèn soi: Sau khi loại bỏ những quả có hình dáng đặc biệt cần kiểm tra bằng đèn soi để loại bớt những quả không đủ tiêu chuẩn như không có phôi, rạn nứt, buồng khí không đúng vị trí, đồng thời dùng bút khoanh đánh dấu nơi có buồng khí để khi ấp cho hướng lên trên.

* Xử lý trứng ấp: Trứng đà điểu sau khi kiểm tra phải được xông bằng hỗn hợp thuốc tím và phóc môn để khử trùng, diệt khuẩn.

3. Chuẩn bị máy ấp

Nếu ấp trứng trong máy ấp trứng đa kỳ thì sau khi cho trứng mới vào phải xông máy ấp bằng dung dịch thuốc tím và phóc môn để diệt khuẩn, tẩy trùng Nếu ấp trong máy đơn kỳ thì phải vệ sinh, diệt khuẩn, tẩy trùng máy sau mỗi lứa ấp

4. Chế độ ấp trứng

Cũng như quy trình ấp trứng gà, trứng vịt, quy trình ấp trứng đà điểu cũng có 4 yếu tố cơ bản.

* Nhiệt độ: Phôi bên trong của trứng đà điểu chỉ phát triển khi nhiệt độ môi trường cao, nhiệt độ ấp trứng lớn hơn 35,5oC, nếu ấp bằng máy ấp đơn kỳ thì có 3 giai đoạn như sau.
– Giai đoạn 1: Từ 1-10 ngày ấp, nhiệt độ 36,7-37oC
– Giai đoạn 2: Từ 11-34 ngày ấp, nhiệt độ 36,3-36,5oC
– Giai đoạn 3: Từ 40-43 ngày ấp, nhiệt độ 35,5-36oC

Nếu sử dụng máy ấp đa kỳ thì quá trình ấp trứng chia làm 2 giai đoạn chính như sau
– Giai đoạn 1: Từ 1-38 ngày, nhiệt độ 36,3-36,5oC
– Giai đoạn 2: Từ 39-42 ngày, nhiệt độ 35,5-36oC

* Độ ẩm
Trên vỏ trứng đà điểu có lỗ khí rộng, nhưng số lỗ khí/Cm2 ít, mặt khác khi ấp trứng cần phải giảm trọng lượng của trứng xuống vì vậy cần tạo ra môi trường có độ ẩm thấp, vì vậy cần khống chế độ ẩm trong lò ấp
– Giai đoạn ấp, độ ẩm 20-25%
– Giai đoạn nở 40-45%

* Đảo trứng: Trong khi ấp cần thiết phải đảo trứng, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình ấp trứng, lúc này phôi nằm trên đỉnh lòng đỏ, nếu không đảo trứng thì phôi chuyển ngược lên và dính vào vỏ, trứng cần được xoay định kỳ 90o một góc xoay

5. Kiểm tra trứng

Đợt 1: Trứng ấp được 10 – 11 ngày soi loại bỏ trứng không phôi, trứng chết phôi kỳ 1, trứng thối.

Đợt 2: Soi vào ngày 22 – 23 (chỉ để kiểm tra).

Đợt 3: Soi trứng ra nở 38 – 39 ngày, loại trứng chết phôi và trứng thối. Có thể chuyển trứng đà điểu sang máy nở làm nhiều đợt, khi soi thấy buồng khí đã đạt 1/3 và thấy mỏ và chân đạp mạnh ở phía buồng khí là những trứng sắp nở cần chuyển sang. Những trứng còn lại để tiếp tục trong máy ấp sau 1/2 ngày lại soi tiếp và chuyển những trứng tương tự sang máy nở.

Xác định phôi của từng quả trứng và ghi lại tất cả thông tin về từng con trống và mái sinh sản. Từ kết quả theo dõi soi trứng có thể giúp ta trong việc xác định lựa chọn được những đàn sinh sản có chất lượng.

Xác định vị trí buồng khí và theo dõi kích thước tảng trong quá trình ấp là một yếu tố quan trọng nhằm giúp ta hiểu rõ về quá trình giảm khối lượng trong công tác ấp trứng.

Theo dõi khối lượng trứng hàng ngày và ghi chép lại tỷ lệ giảm khối lượng của từng quả trứng ấp sẽ giúp cho tổng kết đánh giá nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình ấp. Soi trứng còn cho ta biết được thời điểm nở và những thay đổi về vị trí thường xảy ra trong quá trình nở.

6. Khi trứng nở thành đà điểu con

Quá trình nở của đà điểu con thường bắt đầu từ tiếng kêu bên trong quả trứng khi vỏ trứng chưa được mổ. Công đoạn nở thường kéo dài đồng thời cũng có nhiều tiếng kêu và nhiều lần nghỉ, có mẻ trứng có thể nở trong thời gian 4-6 ngày, hiện tượng này thường do thời gian bảo quản, nhiệt độ thấp và kích thước trứng to.

Khi quả trứng đã được mổ một lỗ nhỏ ta không nên can thiệp giúp đà điểu con thoát ra ngoài vì điều này trái với tự nhiên làm cho đà điểu con thiếu động lực phá vỡ vỏ trứng dẫn đến hiện tượng đà điểu con sau này yếu hơn bình thường và có thể mắc một số bệnh do nhiễm khuẩn.

Sau khi đà điểu con mổ vỏ trứng ra ngoài cần tập trung lại cho vào phòng úm, ở đây cần tăng nhiệt độ trong phòng đến nhiệt độ cần thiết bằng cách thắp các bóng đèn sợi đốt, thắp các bòng đèn này giúp cho lông của đà điểu con nhanh khô, đà điểu con không bị rét, giúp cho hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa phát triển tốt.

Sau khi đà điểu con nở được 1 ngày cần thực hiện tiêm chủng kháng các bệnh dịch theo đúng quy trình tiêm vắc xin.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản nhân tạo

Để phát triển nghề nuôi Đà điểu thì cần chú trọng đến chất lượng trứng và con giống. Vì vậy việc chăn nuôi, chăm sóc đà điểu sinh sản là rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp tới chế độ ăn, cách chăm sóc, phòng và trị bệnh cho đà điểu bố mẹ.

Quá trình nuôi đà điểu sinh sản có thể được chia thành các bước chính như sau

1. Giai đoạn nuôi dò và hậu bị

Sau khi đà điểu được nuôi gột khoảng 3 tháng thì chuyển sang chuồng mới để chuẩn bị quá trình tiếp theo là nuôi sinh sản. Khi chuyển từ chuồng nuôi gột sang chuồng mới cần chú ý cho đà điểu làm quen với đường chạy mới, chú ý chuồng nuôi, sân chạy mới phải bằng phẳng, ít chướng ngại vật, chuồng nuôi phải đủ kích thước để đà điểu có thể tự do vận động thoải mái

Thực hiện tẩy giun cho đà điểu 2 lần/ năm để đảm bảo đà điểu khỏe mạnh không có kí sinh trùng, đảm bảo tốc độ phát triển của đà điểu. Thực hiện đánh dấu từng con để đảm bảo quá trình quản lý, trông nom và chăm sóc riêng biệt từng con, theo dõi quá trình phát triển của từng cá thể trong đàn, quan tâm đặc biệt những con có biểu hiện khác thường.

Trong giai đoạn nuôi dò chế độ dinh dưỡng của đà điểu vẫn không thay đổi, nhưng cho đà điểu vận động nhiều hơn, đảm bảo sức đề kháng cho đà điểu chống lại mọi tác động xấu của môi trường

2. Quá trình sinh sản của đà điểu

Đà điểu thành thục khoảng từ 20-25 tháng tuổi, đà điểu cái phát dục sớm hơn đà điểu đực khoảng nửa năm, do vậy nếu ghép đàn đà điểu cái và đà điểu đực cùng lứa tuổi thì lứa trứng đầu thường không có phôi, do vậy không thể ấp nở thành đà điểu con được.

Để lứa đầu tiên của đà điểu cái có thể ấp nở được thì cần ghép đà điểu cái với đà điểu được già hơn khoảng 6 tháng tuổi trở lên, còn các lứa tiếp theo thì có thể ghép đàn đà điểu cái và đà điểu đực cùng lứa tuổi.

Trong lần đẻ trứng đầu tiên, đà điểu cái đẻ trứng thứ nhất, sau đó khoảng 16-18 ngày tiếp theo sẽ đẻ trứng thứ hai, tiếp tục khoảng 2-5 ngày tiếp theo lại đẻ trứng, do vậy trong giai đoạn này bà con cần chú ý để thu nhặt trứng cho vào lò ấp kịp thời, tránh trứng đà điểu dính nước làm giảm tỷ lệ ấp nở đà điểu con.

Đối với chuồng nuôi đà điểu sinh sản phải có mái che, kích thước chuồng nuôi khoảng 3-5m, bên trong chuồng nuôi có rải cát để đà điểu đẻ, tránh hiện tượng đà điểu đẻ xuống nền gạch, nền đất có nước, hoặc nền bê tông. Sân chơi của đà điểu rộng khoảng 8m chiều dài khoảng 80-100m để đà điểu có thể tự do đi lại, tự do chạy, đặc biệt khi đà điểu chạy tới tốc độ cao nhất thì không phải dừng lại đột ngột vì có chướng ngại vật phía trước. Mỗi chuồng nuôi có thể ghép 1 đà điểu trống với 2 đà điểu mái, hoặc có thể ghép 2 đà điểu trống với 3 đà điểu mái, nếu nuôi tập trung có thể ghép 5 đà điểu trống với 13 đà điểu mái.

* Phân biệt đà điểu trống và đà điểu mái

Phân biệt đà điểu đực và đà điểu cái qua màu lông: Đà điểu lúc nhỏ thì rất giống nhau, tuy vậy đến khi trưởng thành (sau 7 tháng tuổi) thì màu lông của đà điểu đực và đà điểu cái lại rất khác nhau. Cụ thể đà điểu trống có màu lông đen, phần đầu cánh là lông trắng hoặc có màu bạc đá, còn đà điểu mái có màu nhạt hơn. Con trống thường to lớn hơn con mái, đồng thời đà điểu trống thường múa theo bản năng để mời gọi bạn tình. Khi múa đà điểu trống thường xòe cánh, rụt cổ đi vòng quanh đà điểu mái, đồng thơi hàm trên và hàm dưới gõ vào nhau tạo ra bản tình ca mời gọi. Nếu quan sát lâu thì đà điểu trống nghịch hơn đà điểu mái.

Phân biệt đà điểu đực và đà điểu cái nhờ quan sát chúng đi vệ sinh: Dù đà điểu to, đà điểu nhỏ hay đà điểu trưởng thành thì khi đi vệ sinh nhìn chúng rất khác nhau. Đà điểu trống khi đi vệ sinh thì bộ phận sinh dục sẽ lồi ra ngoài. Vậy nên ta quan sát sẽ thấy phần như hạt đậu thò ra ngoài. Đà điểu mái thì khi quan sát thấy lỗ hậu môn phẳng đều.

Phân biệt đà điểu đực và đà điểu cái bằng cách khám lỗ huyệt: Khám lỗ huyệt là một phương pháp khám giới tính của gia cầm, việc này thường được thực hiện bởi các chuyên gia. cũng từ sự khác biệt giữa con trống và con mái nên khi cho ngón tay vào lỗ huyệt của con đà điểu con thì sẽ thấy gợn gợn ở đà điểu trống, và nhẵn bóng ở đà điểu cái

* Tiêu chuẩn chọn đà điểu đực làm giống 

Chọn đà điểu đực làm giống cần chọn những con có dáng đứng ngay thẳng, cổ không cong, màu lông đen tuyền, dáng vẻ oai vệ, thân hình cân đối, đặc biệt là những con đà điểu trống có màu mỏ và màu chân đỏ sẫm, hoạt bát, nhanh nhẹn, hay hiếu động. Tránh không chọn đà điểu trống quá hung dữ vì khó kiểm soát, hay đá người và làm tổn thương con mái. Chọn con trống có bộ phận sinh dục dài khoảng 25 Cm, cong về bên trái.

* Ghép đàn và phối giống

Đà điểu mái phát dục khoảng 20-25 tháng tuổi vì vậy trong giai đoạn từ 18 tới 20 tháng tuổi ta nên ghép đàn con đực và con cái với nhau để chúng có thời gian làm quen với nhau. Nên ghép con mái với con trống già hơn khoảng 6 tháng tuổi vì đà điểu mái phát dục sớm hơn.

Khi phối giống con đực đi vòng quanh con cái, hai cánh xòe ra giống như đang múa, cổ hơi cúi xuống, nếu con cái đồng ý cho con đực phối thì nó nằm xuống sát đất, con đực trèo lên người con cái, một chân để lên lưng con cái, hai đuôi úp dính vào nhau, sau khi xuất tinh trùng vào người con cái, con đực bỏ đi còn con cái nằm đấy khoảng 4-6 phút rồi mới đứng lên bỏ đi.

Thông thường đà điểu phối giống vào khoảng 6h-9h sáng và 14h tới 16h chiều, rất ít khi phối giống vào buổi trưa và buổi tối. Với những con đà điểu đực khỏe mạnh có thể phối khoảng 11-13 lần trong một ngày.

* Chế độ dinh dưỡng cho đà điểu sinh sản

Chế độ dinh dưỡng cho đà điểu bố, mẹ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng trứng ấp nở, sức khỏe của đà điểu con vì vậy nuôi đà điểu sinh sản cần phải chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đà điểu trong mùa đẻ trứng, có thể phân loại đà điểu theo năng suất trứng, với đà điểu có năng suất trứng lớn thì cho ăn khẩu phần cao hơn.Thành phần rau xanh cũng phải cung cấp đủ cho đà điểu, thông thường đà điểu ăn cỏ, cỏ voi và các loại rau mềm

* Chế độ nước uống cho đà điểu sinh sản

Đà điểu sinh sản cần nhiều nước uống hơn bình thường, đặc biệt là đà điểu không uống được nước nóng vì vậy bể đựng nước nên đặt dưới các tán cây hoặc trong nhà có mái che để nguồn nước luôn mát. Chú ý phải cọ sạch bể chứa nước một lần một ngày, thay nước đều đặc và phải đủ nước cho đà điểu uống.

* Mùa vụ sinh sản và quy luật đẻ trứng của đà điểu

Đà điểu thường đẻ từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau, thời gian nghỉ đẻ và thay lông khoảng 4 tháng. Đà điểu thường đẻ từ khoảng 14h-19h, vì vậy trong khoảng thời gian này phải bố trí người nhặt trứng, tránh đà điểu bố mẹ dẫm vỡ trứng, hoặc tránh trứng bị dính nước làm hỏng trứng hoặc ảnh hưởng tới tỉ lệ ấp nở. Nếu quá 19h mà đà điểu vẫn chưa đẻ thì ngày đó chúng không đẻ trứng.

Đà điểu cái thường đẻ thành từng đợt, chúng đẻ liên tiếp 8-10 quả rồi lại nghỉ khoảng 10 ngày rồi mới đẻ tiếp. Đôi khi đà điểu cái gián đoạn quá trình đẻ trứng đến 1-2 tháng

* Nhặt trứng đà điểu

Đà điểu thường đẻ trứng vào buổi chiều khoảng từ 14h-19h vì vậy ta cần phải thu nhặt trứng sau khi chúng đẻ xong, tránh trường hợp chúng làm hỏng trứng. Công việc này khá vất vả và mất thời gian vì đà điểu có thể đẻ ở bất cứ nơi nào mà chúng thấy thích. Để đà điểu cái có thể đẻ tập trung ở một chỗ ta có thể rải cát vào một chỗ để đà điểu có thể làm tổ ở đó, hơn nữa ta có thể dựng mái che, che nắng để đà điểu an tâm đẻ vào nơi đó.

Khi thu nhặt trứng cần thiết phải có hai người trở lên vì người nhặt trứng có thể sẽ bị đà điểu đực tấn công vì chúng muốn bảo vệ trứng trong ổ. Hai người phối hợp nhau nhặt trứng, một người cầm gậy hoặc que dài, có thể là một đoạn cành cây gồm có nhiều cành nhỏ vì đà điểu thường sợ những đối thủ to lớn hơn mình, hơn nữa khi bị đà điểu tấn công có thể cản chúng lại bằng cành cây này. Tại vị trí nhặt trứng nên làm hàng rào có khe hở ở dưới khi bị đà điểu tấn công ta có thể nhanh chóng thoát ra ngoài bằng

* Vòng đời sinh sản của đà điểu Vòng đời sinh sản của đà điểu phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, điều kiện khí hậu và cách xây dựng chuồng trại. Thông thường một con đà điểu mái thường đẻ trứng trong khoảng 35-40 năm, số lượng và chất lượng tốt nhất của trứng vào giai đoạn đà điểu được 5 tuổi và kéo dài khoảng 12 năm, trong mỗi mùa chúng đẻ khoảng 40 quả trứng. Tính trung bình trong một đời đà điểu mái đẻ được tổng khối lượng trứng là 2.400 Kg trứng

Vòng đời sinh sản của đà điểu Vòng đời sinh sản của đà điểu phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, điều kiện khí hậu và cách xây dựng chuồng trại. Thông thường một con đà điểu mái thường đẻ trứng trong khoảng 35-40 năm, số lượng và chất lượng tốt nhất của trứng vào giai đoạn đà điểu được 5 tuổi và kéo dài khoảng 12 năm, trong mỗi mùa chúng đẻ khoảng 40 quả trứng. Tính trung bình trong một đời đà điểu mái đẻ được tổng khối lượng trứng là 2.400 Kg trứng

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Khảo sát lượng chim yến trước khi xây dựng nhà nuôi yến

Trước khi xác định nuôi yến cần phải tìm hiểu xem vùng xây dựng nhà yến có nhiều chim yến sinh sống hay không. Nhiều nhà yến được thiết kế cũng như xây dựng rất tốt nhưng lại thất bại vì nguyên nhân rất cơ bản trong bước đầu tiên xây dựng nhà yến, đó là lượng chim của vùng đó quá ít mà vẫn xây dựng nhà yến. Do đó việc khảo sát và đánh giá lượng chim ở nơi sắp sửa xây dựng nhà yến là một điều rất quan trọng trong việc đầu tư nhà yến ở những nơi chưa có căn nhà yến nào hoạt động hoặc thành công rực rỡ.

Một số thời điểm thích hợp nhất cũng như sự chuẩn bị cho việc khảo sát thử chim của nơi muốn làm nhà yến như sau :
* Vị trí:
– Đó là nơi có nhiều ao hồ, sông, cánh đồng lúa rộng, rừng cây lá thấp…
– Có thể cách xa biển nhưng với điều kiện đã thấy một số cá thể yến hàng ( Chứ ko phải yến cỏ hay én) bay lượn tại vị trí đó.
* Phương thức thử:
– Sử dụng âm thanh chuyên dụng cho thử chim nhưng chỉ mở trong thời gian 30′ trở lại.
– Sử dụng loại loa có khả năng phóng càng xa thì càng tốt ( Tối thiểu 1 loa phóng và 2 loa tập trung)

Bộ loa thử chim yến

– Tiến hành thử trong vòng 1~2 ngày, có thể cách nhau một vài ngày

– Đặt máy theo nhiều hướng để xác định hướng chim yến bay. Thông tin này để bạn xác định hướng cửa ra vào chim cho nhà mình sau này.


* Thời điểm thử:
– Vào mùa chim ở miền Trung từ tháng 3-4 âm lịch hoặc tháng 6-8 âm lịch.
– Buổi sáng tầm 8-9h sáng hoặc chiều từ 4-5h chiều.
– Tốt nhất nên thử 2 lần vào 2 thời điểm khác nhau để đánh giá lượng chim.
– Tránh thử vào lúc trời mưa kéo dài 1-2 ngày trước đó hoặc vào mùa đông thì kết quả sẽ ko được chính xác.
* Kết quả:
– Tối thiểu phải đạt lượng chim từ 50-100 chim vào thời điểm thử còn nếu nhiều hơn thì càng tốt.
– Xác định đường bay chuẩn của chim để thuận lợi cho sau này.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn thiết kế nhà nuôi chim yến

Chim Yến có sống tốt hay không? Chất lượng tổ yến có tốt hay không? Đó là nhờ vào nhà để Yến sinh sống có tốt hay không? Vì thế việc thiết kế nhà nuôi Yến là rất quan trọng, thiết kế làm sao để không gian rộng cho yến phát triển tốt nhất.

1. Kết cấu trong xây nhà nuôi Yến

– Vùng khí hậu lạnh (dưới 26oC) kết cấu nhà sao cho nhiệt độ bên trong từ 27o – 29oC.

– Vùng khí hậu nóng (trên 27oC kết nhà sao cho nhiệt độ bên trong từ 27o – 29oC).

– Vùng trung gian và vùng có nhiệt độ biến động cần có sự kết hợp với hai vùng trên trong kết cấu xây dựng. Nếu không đàn yến sẽ giảm trong một tháng nào đó. Sự biến động này sẽ dẫn đến đàn yến số lượng kéo tăng hay chỉ ở mức tương đương.

Với mỗi vùng khí hậu khác nhau thì cấu trúc nhà nuôi Yến cũng khác nhau:

+ Cấu trúc nhà yến khu vực bên trong 27ºC:

Phòng suốt hoặc ngăn, kích thước lớn hơn 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 3m, tối đa 4m. Độ dày tường nhà từ 20 – 25cm, mặt tường tô xi măng nhám.

Mái nhà lợp ngói óp ván hoặc bằng pêtông, góc nghiêng mái 30º – 40º

Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 15cm.

Hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và hồ nước để kiểm soát độ ẩm

+ Cấu trúc nhà yến ở nhiệt độ thấp dưới 26ºC:

Kích thước phòng tối đa 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 2.5m, tối đa 3m.

Mái bằng tole, kẽm hoặc amiang cấu trúc độ dốc

Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 2cm

Không cần hồ nước bên trong và hệ thống thông gió

2. Độ ẩm trong nhà Yến

Khi thiết kế và xây dựng nhà yến, phải tính đến sự tác động của việc thay đổi nhiệt độ của môi trường, đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến luôn duy trì ở mức 27-29ºC, đây là mức chuẩn cho chim yến sinh sống, làm tổ, sinh sản và phát triển tốt.

Khi thiết kế và xây dựng nhà yến, độ ẩm của một căn nhà yến đảm bảo từ 70% – 85%. Trong quá trình vận hành cần phải điều chỉnh độ ẩm trong nhà yến nằm trong biên độ này.

3. Kích thước phòng lượn cho chim yến

Nhà yến thường được thiết kế chia thành nhiều phòng, có phòng bay lượn cho chim, kích thước tối thiểu cho phòng lượn là 5x5m, kích thước ô thông giữa các tầng tối thiểu là 4x4m.

4. Ánh sáng trong nhà nuôi Yến

Nghiên cứu các nhà yến thành công có ánh sáng thích hợp là 0,02 – 0,2 lux. Yếu tố ánh sáng trong nhà yến đã xây dựng hoàn thiện có thể điều chỉnh bằng cách dựng các vách ngăn mềm để làm tối các góc phòng cho chim yến an tâm làm tổ yến và sinh sản, nuôi dưỡng chim con.

5. Khoảng cách lỗ ra vào cho chim yến

Khoảng cách lỗ ra vào cần dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể 20×30 cm, 40×60 cm, 40×80 cm tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…

6. Giàn khung tổ

Giàn khung tổ là nơi để yến làm tổ. Nếu không có dàn khung tổ, yến sẽ làm tổ trên tường nhà, trần nhà, trên cửa ta không quản lý được. Về cơ bản yến sẽ dán tổ lên mọi nơi, nếu không có giàn khung tổ yến sẽ cho sản lượng thấp.

– Cách đặt tính dàn khung tổ đạt yêu cầu:

Loại thanh khung đủ mềm cho yến dễ bám, dễ thấm hút nước và khô nhanh nước miếng của yến bao gồm cả lúc nhiệt độ thay đổi, sạch và nhẵn để yến dễ bám tổ. Thanh khung không chứa dầu, mùi và màu chói.

– Kích thước khung tổ:

Độ dày thanh khung gỗ tốt nhất là 3cm, bề rộng 15cm cho khu vực vùng có nhiệt độ 27ºC trở lên. Khu vực lạnh bề rộng 20cm. Nếu nhỏ hơn 2 kích thước trên yến sẽ đặt ức lên vành cổ, tổ bị dính lông.

– Việc đặt giàn khung tổ có 2 cách : cổ điển và hiện đại.

+ Cách nuôi hiện đại người ta tự đặt giàn khung tạo thành hệ thống ma trận (khung ngang và khung dọc) với kích thước 30cm * 100cm hệ thống này sẽ tạo nhiều gốc.

+ Cách lắp giàn khung: gắn thanh khung sát vào trần nhà bằng bulong hoặc định vít thẳng gốc với trần nhà (yến không thích khe hở và lung lay).

Nguồn: Khanhhoayen được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Những vùng có thể quy hoạch nuôi chim yến ở miền Trung

Lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ kéo dài, hành lang hẹp, địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải vận dụng hợp lí. Còn Nam Trung Bộ, qua khảo sát số lượng các nhà yến chiếm 1/3 trên toàn quốc.

Bản đồ phân bố chim yến ở Việt Nam

Thanh Hóa: Ở Thanh Hóa có đàn chim hơn 4.700 con, phân bố nhiều ở khu vực giáp biển, nhiều nhất là Quảng Xương, giáp với biển Sầm Sơn (huyện này có 26/28 nhà yến của Thanh Hóa). Các nhà yến chủ yếu do tự phát. Huyện Quảng Xương với đồng bằng trồng lúa rộng lớn, hai mặt giáp Sông Mã và Sông Yên, nguồn thức ăn dồi dào phong phú, vùng sinh cảnh thích hợp. Huyện này tiếp giáp với các huyện có diện tích ruộng lúa lớn như Hoằng Hóa, Nông Cống, Đông Sơn… là những vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vì vậy có thể tập trung quy hoạch vùng nuôi chim yến tại khu vực của huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nông Cống, Đông Sơn.

Nghệ An: Vùng thức ăn cho chim yến là 1.475.161,62 ha, chiếm 89,44% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đây là vùng thức ăn rộng lớn. Trong đó huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn là 2 vùng có đồng lúa rộng, có sông Lam chảy qua, cây cối xanh tốt, tiếp giáp vùng thức ăn dồi dào như huyện Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu… Hai huyện này nằm bao quanh thành phố Vinh, nơi có nhà yến hơn 120 con, cách đàn chim yến hơn 1.000 con của tỉnh Hà Tỉnh khoảng 45km đường chim bay, thuận lợi cho nghề nuôi chim yến phát triển.

Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên là 2 vùng có đồng lúa rộng lớn, đồi núi cây bụi thấp, giáp ranh với biển, có hệ thống sông ngòi phong phú như Cầu Nậy, Gia Hội, Sông Rác… chảy qua, có hồ Kẻ Gỗ diện tích mặt nước rộng. Hai huyện này nằm bao quanh TP Hà Tĩnh, nơi có nhà yến với đàn chim hơn 1.000 con, điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển.

Quảng Bình: Vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 725.616.66 ha, chiếm 89,97% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Lệ Thủy có đồng lúa 2 vụ, đồi núi cây bụi thấp, có sông Kiến Giang chảy qua, thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Từ Lệ Thủy đến đàn chim yến hơn 3.500 con của tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 100 km đường chim bay, nên có khả năng nhân đàn tại vùng này.

Quảng Trị: Vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 419.270 ha, chiếm 88,46% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Hải Lăng có đồng bằng trồng lúa nước rộng lớn, đồi núi cây bụi thấp, có sông Bến Đá và Ô Lâu chảy qua, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến, thuận lợi cho việc phát triển. Từ Hải Lăng đến đàn chim yến hơn 3.500 con của tỉnh Thừa Thiên Huế là khoảng 40 km đường chim bay, nên khả năng nhân đàn, phát triển đàn tại vùng này là có cơ sở.

Thừa Thiên Huế: Qua điều tra thấy chim yến ở Huế phân bố ở khu vực TP và vùng biển Thuận An. Hiện nay toàn tỉnh chỉ có 9 nhà yến nhưng số lượng chim yến rất ổn định, 6/9 nhà có từ 300 đến trên 1.000 cá thể/1 nhà. Ở tỉnh này có thể quy hoạch phát triển nhà yến khu vực từ Phú Dương, Phú An đến bãi biển Thuận An.

TP Đà Nẵng: Huyện Hòa Vang có nhiều ruộng lúa, cây trồng hàng năm, có sông Cẩm Lệ, Cu Đê, sông Yên chảy qua, đặc biệt có diện tích rừng và đồi núi lớn như Sơn Gà, Hồn Áng, Khe Đương, Khe Trai… các vùng nằm trong bán kính 30 km nên chim yến dễ kiếm ăn. Là khu vực lân cận các nhà yến 4.500 con đang phát triển ổn định tại Đà Nẵng. Đây là cơ sở để quy hoạch vùng nuôi chim yến dần chuyển dịch ra khỏi nội đô đông dân cư.

Quảng Nam: Xã Điện Nam Đông có khả năng phát triển nhà yến vì có vùng đồng lúa rộng lớn, cây bụi tầng thấp, tạo được nguồn thức ăn phong phú. Phạm vi bán kính 20 km là các ruộng lúa rộng của các huyện Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên, chim yến có thể kiếm ăn thường xuyên quanh năm. Khu vực này nằm gần đàn chim yến của tỉnh hơn 7.000 con, nằm trong phạm vi 15 km, nơi xa nhất là 40 km so với khu vực quy hoạch.

Quảng Ngãi: Hiện tại đàn chim yến trên toàn tỉnh khoảng hơn 17.000 con. Huyện Tư Nghĩa nằm bao quanh TP Quảng Ngãi nơi có số lượng nhà yến và đàn chim nhiều nhất tỉnh, khoảng cách trong phạm vi 20 km. Khu vực sinh thái đa dạng, có cánh đồng lúa rộng, gần sông Trà Khúc, sông Vệ, Phước Giang, cách biển không xa, có đồi núi và rừng cây thấp, nên cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến, cò thể quy hoạch nuôi chim yến tại đây.

Bình Định: Hiện toàn tỉnh có quần thể đàn chim yến nhà khoảng hơn 16.000 con, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Từ Tuy Phước kéo dài ra phía biển đến Nhơn Bình, ngoại ô TP Quy Nhơn là vùng cần quy hoạch. Khu vực này có quần thể chim yến tập trung đông, sinh thái đa dạng, xung quanh có sông Hà Thanh, sông Kôn chảy qua, gần Đầm Thị Nại, gần khu vực nuôi thủy sản có diện tích rừng cây thấp rộng, ruộng lúa của huyện Tuy Phước, An Nhơn bao quanh, đảm bảo nguồn thức ăn quanh năm cho chim yến.

Phú Yên: Đồng lúa Tuy Hòa rộng nhất miền trung, thuận lợi cho chim yến kiếm ăn. Hiện tỉnh có đàn chim yến tương đối đông khoảng hơn 15.000 con. Ngoại ô phía nam TP Tuy Hòa, huyện Đông Hòa, huyện Phú Hòa có nhiều chim sinh sống, TP Tuy Hòa nhiều nhất. Nên quy hoạch huyện Đông Hòa, Phú Hòa kéo dài ra ngoại ô TP Tuy Hòa và về các huyện ven biển. Từ vùng quy hoạch này đến đàn chim yến trong phạm vi 25 km, có đồng lúa lớn bậc nhất của miền trung, có sông Đà Rằng chảy qua, đây là nguồn thức ăn quanh năm cho chim yến, thích hợp cho quy hoạch nuôi chim yến trong nhà.

Khánh Hòa: Vùng nuôi chim yến tại Khánh Hòa đến năm 2020 như sau:

Thành phố Nha Trang: Xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phương, Vĩnh Hiệp, Phước Đồng và Phường Ngọc Hiệp.

Huyện Vạn Ninh: Xã Vạn Hưng, Vạn Lương, Vạn Phú và Vạn Phước.

Thị Xã Ninh Hòa: Xã Ninh Ích, Ninh Lộc, phường Ninh Hà, phường Ninh Giang, xã Ninh Xuân, Ninh Phụng, Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Bình và Ninh Hưng.

Huyện Diên Khánh: Xã Suối Tiên, Diên Tân, Diên Thạnh, Diên Lâm, Diên Phước, Diên Đồng, Diên Xuân và Diên Điền.

Huyện Cam Lâm: Xã Cam Phước Tây, Cam Hiệp Nam, Cam Hiệp Bắc, Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Tân, Suối Tân, Suối Cát và Cam Hải Đông.

Thành phố Cam Ranh: Xã Cam Thịnh Đông, Cam Phước Đông.

Huyện Khánh Vĩnh: Xã Khánh Phú, Sông Cầu, Cầu Bà, Khánh Thượng, Khánh Nam và Khánh Bình.

Huyện Khánh Sơn: Xã Sơn Hiệp.

Ninh Thuận: Việc quy hoạch các vùng nuôi chim yến tại Ninh Thuận tới năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt ban hành. Quy hoạch các vùng nuôi chim yến đến năm 2020 như sau:

Vùng Nam sông Dinh: Phần lớn là diện tích đất nông nghiệp, khí hậu tương đối ôn hòa, môi trường sinh thái tự nhiên phù hợp, chủ yếu đất trồng lúa 2 vụ, nho, nhãn, ổi.. tốt cho sự phát triển của chim yến. Chim yến thường xuyên tập trung kiếm ăn hàng ngày với số lượng lớn, diện tích đất tự nhiên tại nơi đây còn khá nhiều, nên ưu tiên quy hoạch. Dự tính đến năm 2020 có khoảng 65-70 nhà yến xây dựng trong khu vực này với tổng diện tích sàn 14.300 m2 (chiếm 60% tổng diện tích toàn tỉnh có thể xây thêm), diện tích mỗi khu 15-20 ha. Từ nay đến 2015 cho phát triển khoảng 10-15 nhà yến đơn lẻ, với tổng diện tích sàn xây dựng 1.500 – 2.000 m2.

Vùng Bắc sông Dinh: Đất nông nghiệp trồng lúa nước 2 vụ, hệ thống kênh mương thủy lợi xây dựng kiên cố, hoa màu tươi tốt là nơi kiếm ăn, môi trường thích hợp của chim yến. Theo khảo sát, nơi đây còn rất ít vùng đất có thể quy hoạch cho nuôi yến. Dự tính từ nay đến năm 2020, tại đây có thể xây dựng khoảng 40-45 nhà yến, tổng diện tích sàn xây dựng 9.500 m2, diện tích 10-15 ha. Từ nay đến 2015 quy hoạch bán tập trung với số lượng 6-9 nhà yến, tổng diện tích sàn 1.000-1.500m2.

Khu vực nuôi chim yến phường Tấn Tài: Hiện có mật độ các nhà yến tự phát của các năm trước rất dày đặc, cần quản lý giám sát, cho tồn tại theo như hiện trạng đã có, nhưng phải giám sát, theo dõi đúng các quy định nhà nước. Khu vực này có mật độ dân cư cao, quy hoạch làng nghề là khó khăn, vấp phải các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã phê duyệt. Từ nay đến 2020 nên dứt khoát không cho phép xây thêm nhà yến tại khu vực này. Vừa đảm bảo về môi trường, an ninh khu vực, và quản lý thú ý.

Khu vực nội đô TP Phan Rang-Tháp Chàm: Hiện tại nhà yến tập trung trên các đường Thống Nhất, Lê Duẩn, Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền… trước đó có những tác động không tốt về an ninh, an toàn cho dân cư sinh sống xung quanh. Vì vậy, cần kiểm tra, giám sát quản lý đúng theo quy định của nhà nước, vẫn cho tồn tại đến năm 2020, nhưng không cho phát triển mới.

Bình Thuận: Vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 668.783 ha, chiếm 85,6% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Hiên có đàn chim yến khoảng 14.000 con.

Hàm Thuận Bắc là huyện có địa hình đồi núi, đồng bằng phù sa ven sông, cồn cát biển phía nam và phía đông, tiếp giáp với huyện Bắc Bình, nơi có diện tích rộng trồng cây lâu năm và ruộng lúa, có sông Quao chảy qua, nhiều hồ như: Hồ Hàm Trí, Suối Đá, Hàm Thuận, Đa Mi. Hiện đã có nhà yến và có chim yến về ở, quần đàn chim yến ở đây khá đông đúc. Để có nguồn thức ăn và vùng sinh thái đảm bảo cho chim yến có thể chọn Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, ngoại ô TP Phan Thiết quy hoạch nuôi chim yến

Sử dụng đúng cách phân chim yến tạo sinh cảnh để giữ chim yến ở lại nhà yến

Nhiều chủ nhà yến đã hỏi tôi về cách sử dụng phân chim yến tạo mùi như thế nào để giữ chân chim yến ở lại nhà yến mới ?

Tạo mùi sinh cảnh trong nhà yến để lôi cuốn những con chim yến tơ cùng bạn đời của chúng cần chổ ở mới là một yêu cầu cần phải làm cho nhà yến mới, vì ngay từ khi mổ vỏ trứng mở mắt chào đời, có hai mùi mà chim yến non cảm thụ nhận được là mùi đặc trưng NH3 phân huỷ từ phân chim yến và mùi thối thủm H2S, NO2 của lông vũ mà chim bố mẹ ù úm chim non trong 40-45 ngày. Chủ nhà yến và các nhà làm kỹ thuật gọi là mùi quen thuộc của loài chim yến tổ trắng.

Phân và nước tiểu của chim yến thải ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và vỏ bọc chitin của côn trùng do hệ thống tiêu hóa của chim chưa hấp thụ hết.Trong môi trường tự nhiên trong nhà yến với tác động của các loài vi sinh vật có trong phân và trong tự nhiên đã phân hủy và tạo một hỗn hợp mùi đặc trưng của các khí NH3,H2S, NO2 ,NO, CO, CO2 . Các thế hệ chim yến sinh ra và lớn lên đều quen thuộc mùi đặc trưng này có thoang thoảng mùi khí Amoniac (mùi nước tiểu) và mùi tanh của nộI tạng côn trùng, trứng và xác chim yến chết đang bị phân hủy và mùi thối thủm lông vũ ướt hầm hơi.

Chim yến tơ bay vào nhà yến thăm dò, theo âm thanh để đến nhà yến, chúng nhận biết từ ngoài lỗ ra-vào mùi của sinh cảnh nhà yến. Vào bên trong, ngoài yếu tố môi trường thì mùi trong nhà yến rất quan trọng và quyết định để chim yến sau nhiều lần đến thăm dò chấp nhận ở lại. Khi thấy sinh cảnh trong nhà yến giống như nơi ở trước của mình với đồng loại, chim yến mới có thể quyết định.

Chim yến chấp nhận ở lại hay không, số lượng nhiều hay ít là tuỳ ở cách sử dụng phân tạo mùi của chủ nhà yến và tính liên tục của mùi có trong nhà yến.

Sử dụng phân chim yến đúng cách, tạo được sinh cảnh giữ chân chim yến ở lại nhà yến mới là một việc làm quan trọng của chủ nhà yến và nhà kỹ thuật chịu trách nhiệm. Chúng tôi ghi lại các cách sử dụng phân chim yến để tạo mùi lôi cuốn quyến rũ để chim yến tơ sau khi vào nhà yến thăm dò, quyết định ở lại.

1 Cách ủ phân chim yến tươi tạo mùi.

  • Diệt trừ các mầm bệnh, trứng và côn trùng có trong phân chim yến tươi.

    Cho phân chim yến tươi vào bao nylon (PE) dày, rồi dùng thuốc diệt trừ côn trùng pha nước (theo hướng dẫn) đổ vào, cột dây chặt kín để trong 24-36 giờ, phơi nắng rất tốt, côn trùng chết nhanh.

  • Cho phân chim yến vào thùng phuy nhựa 200-300 lít ủ theo công thức 30 kg phân chim tươi với 50-100 lít nước, có thể nên cho thêm vài trăm gram bột tảo biển cung cấp bổ sung một số chất dinh dưỡng và khoáng vi lượng giúp dung dịch sau khi ủ có mùi quyến rũ chim yến thích hơn. Đậy nắp lại ủ trong 5-7 ngày. Chỉ sử dụng phân chim yến tươi, không dùng phân chim yến khô và phân cũ có trên 30 ngày vì phân đã phân hủy hoai mục.
  • Thùng ủ phải có van xả bỏ cặn phân chim sau khi ủ và có van gắn ở giữa thùng ủ để lấy nước ủ sau khi để lắng cặn.
  • Thời gian ủ là 5-7 ngày, sau khi ủ 3 ngày, nước phân ủ bắt đầu dậy mùi,có thể sử dụng được. Trong khi ủ nước phân ủ sẽ có nhiều bọt nổi lên tràn ra ngoài.

    2 Các cách sử dụng nước phân chim yến ủ tạo mùi.

Có nhiều cách sử dụng nước phân chim yến đã ủ tạo mùi

  • Cách đơn giản mà nhiều nhà yến đã làm là gạn lấy nước rồi tạt hay phun lên tường và sàn, bả phân thì quết bệt lên tường nhà yến. Cách làm này ít hiệu quả và tốn kém nhiều nhưng không lôi cuốn được chim yến vào ở vì sau 7-10 ngày mùi phân chim yến ủ bị phai lạt và không còn nữa.
  • Cách sử dụng làm cho mùi có liên tục trong nhà yến.

    – Gạn lấy nước trong của nước ủ và cấp theo định lượng vào máy phun sương tạo ẩm ly tâm. Máy đặt ở chuồng cu gần lổ ra-vào hay đặt trên sân thượng của chuồng cu và mỗi ngày cho hoạt động từ 10-18 giờ, cứ mỗi 30 phút cho hoạt động phun mùi 5-7 phút.
    – Lấy nước trong của nước ủ cho vào thùng nhựa 30 lít, đặt thùng ở chổ cao trong nhà yến. Thùng có gắn một van nhựa ở đáy và nối với dây nhựa 8 mm dẫn nước ủ vào phòng chim làm tổ và cho nhỏ từng giọt để tạo mùi, nhỏ 2-3 giọt/phút là đủ
    – Tạo mùi liên tục ngay tại thùng ủ.phân chim yến
    Các,thùng ủ phân chim yến được đặt ở các tầng trong nhà yến và ở chuồng cu gần lổ ra-vào.
    * Dùng 1 moteur ½-1 HP quay chậm 200-300 vòng/phút, gắn 1 trục có cánh khuấy để quậy đẩy mùi ra và 1 cái quạt hút HD-15 hút mùi có định hướng toả ra ở phòng chim làm tổ và lổ ra-vào. Mỗi ngày cho hoạt động từ 10-18 giờ, cứ mỗi 30 phút cho hoạt động quậy mùi 5-7 phút.
    * Dùng máy bơm hơi loại dùng trong sản xuất tôm cá giống 35-50 watt, nối dây nhựa 8 mm gắn vào một khung nhựa PVC 40×40 cm hay 50×50 cm có soi nhiều lỗ đặt chìm dưới đáy thùng ủ. Khi máy bơm hoạt động sẽ bơm không khí tối đa vào dung dịch ủ, không khí hoà tan vào trong dung dịch ủ và đẩy các mùi có trong nước phân ủ bay ra toả khắp nơi trong phòng chim làm tổ, lỗ ra-vào. Mỗi ngày cho hoạt động từ 10-18 giờ, cứ mỗi 30 phút cho sục khí quậy mùi 5-7 phút.

3 Để đạt được hiệu quả sử dụng phân chim yến tươi tạo mùi

  • Sử dụng phân chim yến tươi tạo mùi nên sử dụng liên tục cho đến khi có chim yến về ở và số phân chim do chim yến về ở thải ra có đủ để tạo mùi lôi cuốn những con chim khác mới đến ở lại, tăng đàn, tăng số lượng.
  • Khả năng giữ mùi của nước ủ phân chim yến có giới hạn, trong 7-10 ngày là giảm và không còn nữa nên hết tác dụng. Khi quyết định chọn phương án tạo mùi bằng phân chim yến nên tính toán tài chính để có thể tạo mùi liên tục trong 6 tháng hay 1 năm để có số chim yến đến ở thải phân mới đủ tạo mùi quyến rũ những chim yến mới ở lại nhà yến.
  • Các chủ nhà yến thường đọc sách hoặc tìm hiểu từ các chủ nhà yến khác đi đến quyết định dùng phân chim yến tạo mùi thường không hay chưa tính đến chi phí. Khi dùng một vài lần thấy số chim yến về chưa được như ý, tính toán lại chi phí thấy không kham nổi nên phó mặc giao nhà yến nhờ “ Lộc Trời giải quyết” rồi đi tìm những cách giải quyết khác như âm thanh, ánh sáng, môi trường…. Cách làm không đúng, tốn kém và mất thời gian cho nhà yến, khi đã quyết định chọn phân chim yến tạo mùi thì nên theo đuổi cho đến khi trong nhà yến có nhiều chim về ổ thì mới ngưng.

    4 Nhược điểm của phân chim yến tươi

  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng còn sót lại trong phân chim yến tươi rất ít nên khả năng gây tạo mùi cũng có giới hạn, thường chỉ 7-10 ngày là không còn mùi nữa.
  • Phân chim yến đã khô là phân đã bị phân huỷ hoai mục không còn hoặc còn rất ít chất dinh dưỡng nên không có giá trị dùng trong việc tạo mùi, chỉ có thể làm phân bón nông nghiệp cây trồng như phân chuồng, phân gà, phân cút
  • Phân chim yến tươi có chứa một số vi khuẩn gây bệnh cho các loài động vật khác, trong đó có thể gây một số bệnh truyền nhiễm cho con người. Nhà yến có nhiều chim nhiều phân, hàm lượng các khí độc do phân chim yến bị phân hủy sẽ vượt quá giới hạn cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây bệnh cho những người sống cùng trong nhà yến hoặc lân cận… nên định kỳ vệ sinh, thu dọn
  • Trong phân chim yến có nhiều côn trùng như mạt chim, rận, mạt gỗ và các loài sâu bọ, chúng cắn phá hút máu chim yến non, cắn phá tổ.

Dùng phân chim yến tươi là cách di chuyển hợp pháp các loài côn trùng gây hại từ nhà yến cũ này đến nhà yến của mình mới tạo lập mà hậu quả là sau này chủ nhà yến mới phải vất vả giải quyết diệt trừ côn trùng gây hại trong nhà yến.

Do những nhược điểm này mà ở Malaysia và Indonesia mà từ trước năm 2002, Chính phủ ở đây đã ban hành Luật nuôi chim yến, trong đó có qui định cấm không cho sử dụng phân chim yến làm chất tạo mùi trong nhà yến, quyến rũ chim yến đến ở và định kỳ phải thu dọn phân chim yến, vệ sinh nhà yến.

Ở Malaysia và Indonesia, phân chim yến chỉ có giá trị là phân chuồng phân hữu cơ dùng cho cây trồng trong nông nghiệp,

Trong hơn 2.000 nhà yến đã hoạt động ở Việt Nam, trong thời kỳ đầu của nhà yến, có thể có khoảng 90% sử dụng phân chim yến tươi làm chất tạo mùi lôi cuốn chim yến về ở lại nhà yến mới. Số nhà yến cón lại có thể sử dụng kết hợp hay chỉ dùng các chất tạo mùi do các công ty kỹ thuật ở Malaysia, Indonesia, Thái lan sản xuất như PW cair, PW Super, PW Concentrate, Tanali, Love Potion, Aroma HB … và của Việt Nam sản xuất như Tinh yến Hương, Lộc Yến Hương, SH-125, Muriana, Muritara và nước Rubi.
Thực tế trong 2.000 nhà yến này, theo đánh giá của những nhà kỹ thuật thì chỉ có 20-25% nhà yến thành công (vào cuối năm thứ 2, khai thác được trên 1 kg tổ yến/tháng) và chưa có tài liệu thống kê nào cho biết trong số nhà yến thành công có bao nhiêu nhà yến sử dụng phân chim yến tươi hay các chất tạo mùi khác hoặc kết hợp cả hai.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Những lưu ý quan trọng trong nghề nuôi yến

Nghề nuôi yến đang đem lại lợi nhuận rõ rệt cho cá nhân và doanh nghiệp nhưng để đạt thành công ta cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi yến. Quá trình nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố và quy trình kỹ thuật từ việc thiết kế nhà nuôi yến, dẫn dụ chim vào ở đến cách chăm sóc, lắp đặt các trang thiết bị cần thiết, bảo vệ yến khỏi các yếu tố xâm hại, dịch hại, kỹ thuật quản lý, thu hoạch tổ…Trong đó quan trọng nhất là kỹ thuật về nhà yến đặc biệt là 4 nhân tố sau đây quyết định đến sự thành công của nhà yến mà chúng tôi đã đúc kết được sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam đồng thời kết hợp nhiều ý kiến về kỹ thuật nuôi yến trong nhà tốt nhất từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghành.

Vị trí nhà trong kỹ thuật nuôi yến

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong 4 nhân tố để xây dựng nhà yên đạt hiệu quả.Bạn cần xem xét lượng chim có đủ lớn hay không để chọn vị trí nhà thích hợp.. Thông thường mỗi ngày khoảng 5h chiều, chim yến sẽ bay về tổ lúc đó bạn có thể xem số lượng chim ở khu vực đó. Theo phân tích nếu số lượng này phải trên 250 con thì việc đầu tư vào kỹ thuật nuôi yến sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc này có thể dùng máy thử chim chuyên dụng để thử cho kết quả sớm hơn nhưng phải được sự đánh giá của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để có thể đánh giá được lượng chim đảm bảo cho thành công và một số yếu tố để thiết kế xây dựng nhà yến đúng kĩ thuật sau này. Điều này rất quan trọng cho một dự án nhà yến

Bạn cũng cần xem hướng bay của chim mỗi khi chiều về. Đảm bảo nhà nuôi yến của bạn phải nằm ngay trên đường bay và các lỗ thu chim phải đặt hợp lí với đường bay. Ngoài ra bạn cũng nên xem xét xung quanh nơi bạn định xây nhà nuôi có ao, hồ, sông, suối gì không để chim yến có thể tìm được nguồn thức ăn và nước uống ở đó. Nhà yến phải được xây dựng tại các vùng không cách xa chỗ yến trú ngụ quá 5 – 8 km, dưới đường chim bay, vùng chim kiếm mồi, không cao quá 800 m so với mặt biển

Nhà yến của bạn cũng cần phải tránh hướng mặt trời mọc chiếu thẳng vào hai vách bên hông nhà vì như vậy sẽ rất nóng, không đảm bảo được nhiệt độ lý tưởng cho nhà yến.

Nhà xây tốt nhất theo hướng Tây Bắc hoặc Đông Nam

Thiết kế nhà nuôi yến đúng kỹ thuật

Một nhà nuôi yến có không gian vừa phải, tối thiểu là 100m2 sàn và có nhiều tầng , sàn của mỗi tầng càng lớn lý tưởng chim yến có thể lượn dễ dàng và mang lại cho ta năng suất tổ yến rất cao, trung bình 10m2/1kg/tháng. Mỗi tầng có chiều cao trung bình là 3m – 4,5m. Tùy thuộc vào biên độ nhiệt của mỗi vùng mà chiều cao mỗi tầng có thể thay đổi khác nhau. Nhiệt độ vùng từ Bắc Đèo Hải Vân trở ra sẽ có thiết kế khác so với từ Đà Nẵng trở vào trong Nam. Đặc biệt là nhà nuôi yến phải cao hơn cây cối xung quanh nhà để tránh việc chắn đường chim bay về.

Một điều cần chú ý nữa là nhà yến cần phải thiết kế phòng bay dạo cho chim và phòng làm tổ. Những trong phòng làm tổ thì cần có phòng đặc biệt trong nhà. Phòng đặc biệt sẽ là nơi được trang bị thiết bị dẫn dụ tốt nhất cho những con chim đầu tiên làm tổ và đặt biệt phải đảm bảo môi trường giống như tự nhiên nhất.Ngoài ra còn có các yếu tố thêm như:

Các vách ngăn trong nhà yến cũng cần thiết để sau khi chim yến bị dẫn dụ bởi âm thanh bên trong nhà nuôi mà nó muốn bỏ đi thì cũng khó tìm được lối ra ngoài.
Bên ngoài nhà nuôi chim yến cần phải thoáng rộng, nên gần vùng có nhiều cây, đầm, ao hồ, không có cây cao quá lỗ chim vào nơi ở của yến phải có ánh sáng đảm bảo từ mờ tối đến tối, nhiệt độ không khí 27-31 độ C (tối ưu là 28 độ C), độ ẩm 70-95% (tối ưu là 80%).
Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 50cm là khoảng cách lý tưởng.
Khoảng cách lỗ ra vào cần dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể 20×30 cm, 40×60 cm, 40×80 cm tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…

Âm thanh là yếu tố quan trọng thứ 3 trong kỹ thuật nuôi yến

Một âm thanh dẫn dụ hiệu quả là âm thanh thu hút được lượng đông đảo yến kéo đến xung quanh nhà và lôi kéo chúng bay vào bên trong nhà nuôi. Mỗi nơi thích hơp với một số loại âm thanh dẫn dụ riêng dựa theo vùng miền và vị trí nhà ở trong khu vực cạnh tranh nhiều nhà yến hay là căn nhà đầu tiên của vùng đó.Để biết được âm thanh nào phù hợp với nhà nuôi yến của bạn thì phải thử âm. Có rất nhiều âm thanh để bạn thử như: Super 208, Black Cloud, Super Intan, SuperBabyKing, Baby King…

Lắp đặt kĩ thuật và Kiểm soát môi trường bên trong nhà yến

Thanh ván làm tổ: Ván làm tổ yến cần phải bền, chống ẩm mốc và độ bám cao để tổ chim bám được vào gỗ. Thanh làm tổ cho chim rất quan trọng, phải mềm và tuyệt đối không có mùi khác thường, không nên sử dụng gỗ chưa được nghiên cứu như: gỗ xoài, ổi, bạch đàn, cừ tràm,… Một số hộ tự nghiên cứu mày mò và đóng những loại gỗ mà gia đình có sẵn hoặc mua những loại gỗ không phù hợp với đặc điểm của nhà yến dẫn đến việc chim không những ít vào ở mà còn tốn kém chi phí rất cao khi phải khắc phục lại để đạt hiệu quả như mong muốn.Hiện nay một số loại gỗ được sử dụng trong nhà yến thành công ở Việt Nam: Bạch Tùng, Mít Nài, Meranti… Chính vì thế chúng ta phải lưu ý và sử dụng thanh làm tổ chuyên dụng. Khoảng cách của thanh làm tổ và cách đóng tùy vào khổ ván (theo chiều rộng).


Tổ giả: tùy vào từng điều kiện, môi trường đầu tư hoặc căn cứ vào mùa bắt đầu đầu tư để cân nhắc nên hay không nên đóng một số ít tổ giả xung quanh một số loa được gắn bên trong nhà. Chúng ta không nên lạm dụng sử dụng tổ giả nếu chúng ta chưa hiểu hết tác dụng của nó đối với bản chất sinh sống của loài chim yến, yến sẽ có cảm giác khó chịu, giảm hiệu quả bầy đàn cũng như năng suất làm tổ…
Loa trong nhà: Việc thiết kế và bố trí hệ thống loa trong nhà là rất quan trọng. Hệ thống phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm trong ngày và đêm. Đặc biệt việc bố trí hợp lý để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa khi chúng ta đầu tư. Tránh việc chúng ta tìm hiểu qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì bầy đàn của yến.
Khử mùi: căn cứ vào từng vùng và mật độ yến cũng như khả năng đầu tư ban đầu để sử dụng đúng loại mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn hợp lý để tạo môi trường thân thiện và làm cho yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Sử dụng chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà,…Mùi trong nhà yến cũng là một yếu tố quan trọng vì chim yến có khướu giác rất tốt. Các hương tạo mùi được sử dụng thường xuyên trong nhà yến.
Loa ngoài : dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động và cài đặt các chế độ hợp lý theo từng chương trình hẹn giờ để thu hút chim được hiệu quả. Mặt khác, nhằm hạn chế tối đa về việc ảnh hưởng từ tiếng thu hút chim đến các gia đình bên cạnh và môi trường xung quanh. Căn cứ vào các vùng miền và mức độ, điều kiện thuận lợi của những bầy đàn hoặc khu vực mà chúng ta đầu tư để thiết kế công suất máy phát hợp lý, đạt hiệu quả thu hút và dẫn dụ chim về.
Tạo ẩm và giữ nhiệt độ ổn định: nhằm giữ nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà chim (60-95% / 26 – 31 độ C)
Độ ẩm trong nhà nuôi yến cần duy trì ở mức cao từ 85 đến 95% . Cần phải sử dụng cảm biến để có thể duy trì được độ ẩm trong nhà yến.

Cảm biến Nhà Yến 3in1 của Farmtech Vietnam, kiểm soát được 3 yếu tố môi trường qua trọng nhất trong nhà yến  là nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

Nhiệt độ trong nhà yến cần phải duy trì ở mức dưới 31 độ. Đồng thời nhiệt độ cũng cần phải cao hơn 26 độ. Có nhiều cách để kiểm soát nhiệt độ trong đó có dùng máy móc, hệ thống làm mát, phun nước lên tường và mái nhà,… Cũng cần dụng tường đôi để có thể cách nhiệt tốt nhất.
Cây tạo côn trùng: Một vấn đề cần lưu tâm là số lượng đàn chim tăng lên phải được cân bằng với môi trường sống vĩ mô của chim. Để tránh các khuynh hướng giảm sút của đàn yến tự nhiên, gây cạnh tranh thức ăn trong thiên nhiên, nên trồng thêm xung quanh nhà yến những loại cây mà yến ưa thích (như cây keo dậu – Leucaena glauca), gây nuôi các loại côn trùng làm thức ăn cho chim và nhất là bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển. Làm như thế sẽ thu hút được yến về rất đông (ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần).
Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hủy do đô thị hóa, chim yến có thể sống trong “khách sạn 5 sao” giữa các thành phố (như ở Malaysia, Thái Lan) nhưng phải đi xa kiếm ăn, sự tiêu tốn năng lượng và thiếu thốn thức ăn sẽ làm số lượng quần đàn giảm xuống. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển phải được đặt lên hàng đầu. Thái Lan đã bảo tồn được khu rừng ngập mặn nên đàn chim yến của Thái Lan phát triển rất nhanh, đây là một điển hình mà Việt Nam cần học tập.Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần.

Nghề nuôi yến đã đem lại thành công cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhưng để làm được cần có quyết tâm , say mê với nghề và nắm vững kỹ thuật nuôi yến.Những yếu tố cơ bản về kỹ thuật nuôi yến trong nhà mà chúng tôi giới thiệu sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng thể hơn về nghề có rất nhiều cơ hội , tiềm năng để phát triển tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi, những người nhiều năm gắn bó nghiên cứu và đầu tư cũng như chuyển giao kĩ thuật nhà yến chuyên nghiệp tại Việt Nam rất mong muốn các bạn sẽ có được những căn nhà yến thành công và giúp cho các bạn tạo nên kho vàng trắng từ thiên nhiên cho chính mình. Chúc mọi người đạt được kết quả tốt nhất cho sự lựa chọn đầu tư của mình.

Nguồn : kythuatnhayen.vn, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

3 phương pháp thu hoạch tổ yến nhà

Chăm sóc nhà yến yêu cầu người nuôi yến cần phải có kỹ thuật, hiểu biết về đặc tính của chim yến. Thu hoạch tổ yến cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà yến của mình nhất.

Số lần thu hoạch tổ yến trong một năm: Thông thường một năm chúng ta có thể thu hoạch 4 lần tổ yến, cụ thể:

  • Thu hoạch trong trường hợp số lượng chim yến quá nhiều không còn nâng đàn được nữa: chim yến làm tổ đã xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Tổ không đạt chất lượng như tổ đủ ngày tháng.
  • Thu hoạch trong trường hợp nâng đàn (nhà yến mới xây): Khi thu hoạch tổ yến cần phải thực hiện đúng phương pháp, chi tiết và chắc chắn để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đàn yến và không làm cho chim cảm thấy mất yên tĩnh và bỏ đi.

Có một số lưu ý chung trong quá trình thu hoạch tổ yến mà người nuôi yến cần phải nắm rõ:

  • Thời gian chính xác nhất để thu hoạch tổ yến là 9h00 -15h00, đó là lúc đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chim.
  • Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim.
  • Để cho tổ chim yến không bị gãy thì trước khi lấy đi thì phải phun nước trước, xung quanh chỗ tổ gắn vào xà thanh gỗ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó.
  • Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại lúc ban đầu

Hiện nay có 2 cách thu hoạch được đa số các nhà nuôi yến áp dụng, là thu hoạch tổ yến sau khi chim non đã rời tổ (có thể tự bay đi kiếm ăn được) và thu hoạch trước khi chim yến đẻ trứng. Với phương pháp thứ 3 thì rất ít chủ nhà yến áp dụng và chúng tôi cũng khuyên các chủ nhà yến đặc biệt không dùng phương pháp này để thu hoạch tổ yến.

1 Phương pháp thu hoạch tổ yến sau khi chim non đã rời tổ.(Khuyên dùng)

Đây là phương pháp thu hoạch được đa số các chủ nhà yến thực hiện và được các công ty tư vấn khuyên dùng. Phương pháp này giúp nhà yến tăng số lượng bầy đàn nhanh chóng, những người thu hoạch tổ yến theo phương pháp này được xem là nuôi yến có chiều sâu.

Ưu điểm:

  • Thu hoạch tổ yến bằng phương pháp này giúp số lượng yến trong nhà của bạn tăng nhanh, nhà yến tăng đàn nhanh chóng, những chú chim non sẽ trưởng thành và tiếp tục xây, giúp nhà yến nhanh phát triển cả về số lượng yến và số lượng tổ trong thời gian nhanh nhất.
  • Phương pháp này ngoài việc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chim yến mẹ, nó còn mang ý nghĩa giá trị nhân văn trong nghề nuôi yến.
  • Tổ yến dày hơn, nặng hơn do đã hình thành đầy đủ bộ khung.

Nhược điểm

  • Thu hoạch tổ yến bằng phương pháp này thường thì tổ yến bị bẩn hơn do dính nhiều lông, phân của chim non, trứng bể vụn trong quá trình chim nở. Do đó người mua sẽ vất vả hơn trong việc làm sạch tổ yến.

2 Phương pháp thu hoạch tổ yến trước khi yến đẻ trứng. (Không khuyên dùng)

Thu hoạch ở thời điểm này là cách làm được ưa chuộng nhất bởi vì khi lấy tổ yến tại thời điểm này, tổ yến là sạch sẽ nhất, không bị nhiều bụi bẩn, phân hay lông yến. Giá trị tổ yến mang lại cũng là cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến đã sạch sẵn rồi. Khi chim Yến phát hiện ra là bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới. Phương pháp này được gọi là “phương pháp thu hoạch cướp tổ ” và được các chuyên gia nhà yến khuyến cáo không nên áp dụng.

Ưu điểm

  • Phương pháp thu hoạch tổ yến nuôi trong nhà này sẽ rất sạch, rất ít lông yến, bụi bẩn bám vào tổ giúp tổ yến dễ tiêu thụ và làm sạch tổ hơn.

Nhược điểm

  • Với phương pháp thu hoạch cướp tổ này sau khi bị mất tổ chim yến bố mẹ phải tức tốc xây lại một tổ mới để kịp sinh sản, do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chim bố mẹ. Đặc biệt trong mùa thiếu thức ăn có thể làm chim bố mẹ kiệt sức và chết.
  • Tổ yến thu hoạch được tuy trắng sạch nhưng rất mỏng và nhẹ, những tổ chim bố mẹ làm lại cũng sẽ mỏng, nhỏ hơn do thời gian xây tổ quá ngắn.
  • Do kiệt sức để xây tổ mới dẫn đến quá trình chăm sóc chim non cũng bị ảnh hưởng, chim non yếu và dễ chết hơn. Dẫn đến ảnh hưởng đến số lượng chim yến, số lượng đàn trong nhà yến sẽ tăng chậm.

3 Một số phương pháp khác. (Khuyến cáo Đặc biệt không áp dụng)

Ngoài 2 phương pháp thu hoạch trên thì cũng có một vài nhà yến thu hoạch sau khi yến đẻ 2 trứng (chưa nở con).

Thời điểm thích hợp để thu hoạch tổ yến tiếp theo đó là khi bạn thấy trong tổ yến có 2 cái trứng rồi thì bạn tiến hành lấy tổ yến. Nên nhớ là khi nào thấy 2 cái trứng thì mới thu hoạch chứ không được thu hoạch khi trong tổ mới có 1 trứng bởi vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến chim Yến mẹ, gây nhiều rắc rối cho chim Yến mẹ.

 

Thu hoạch tại thời điểm này có lợi là tổ yến lúc này đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc, tổ yến dày hơn và đạt chất lượng cao hơn.

Phương pháp này rất hiếm chủ nhà yến áp dụng vì nó làm giảm số lượng chim yến trong nhà yến rất nhanh do không có chim non để tăng bầy, chim bố mẹ sẽ bỏ đi tìm môi trường sống khác tốt hơn. Và trên hết là phản lại tính nhân văn trong nghề nuôi yến. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo các chủ nhà yến không nên áp dụng phương pháp thu hoạch tổ yến nuôi trong nhà này.

Lời kết

Nuôi yến là một nghề sinh lợi rất lớn, nhưng nó cũng là một nghề mang tính nhân văn sâu sắc, giúp bảo tồn và phát triển số lượng đàn chim yến. Bảo vệ và phát triển số lượng chim yến cũng là vấn đề mấu chốt để có một nhà yến thành công. Chính vì vậy, việc thu hoạch tổ yến sao cho tốt nhất cho sự phát triển của nhà chim là vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng đàn nhanh hay chậm của nhà chim mà về lâu dài, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chính nhà chim đó.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.