Hành vi của bò thay đổi cho thấy dấu hiệu của sự suy giảm sức khỏe

Một con bò sữa trở nên bồn chồn trong bốn giờ sau khi bị viêm vú do nhiễm vi khuẩn. Đồng thời, các triệu chứng khác của viêm nhiễm tăng triển như tăng nhiệt độ cơ thể và sưng vú trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, một người chăn nuôi chu đáo có thể phát hiện các dấu hiệu của một tình trạng chớm nhiễm trong sữa hai tiếng đồng hồ trước đó, theo luận án tiến sĩ của Jutta Kauppi, người đứng đầu Nghiên cứu Sản xuất Động vật tại Cơ quan Nghiên cứu Nông phẩm MTT của Phần Lan (MTT Agrifood Research Finland).

“Nghiên cứu cho thấy rằng, triệu chứng đầu tiên của một căn bệnh có thể được phát hiện trong sữa, trong khi những thay đổi trong hành vi của con bò lại được bộc lộ như một chỉ báo cho sự thay đổi về sức khỏe của bò”, Jutta Kauppi cho biết. 

                                                        chăm sóc bò

Tuy nhiên, rất khó để phát hiện những thay đổi hành vi và sự thay đổi trong chất lượng sữa đủ sớm. Tại một chuồng nuôi bò lấy sữa truyền thống, bệnh viêm vú thường được phát hiện muộn, chẳng hạn như trong một đợt vắt sữa, và khi sử dụng một hệ thống robot vắt sữa, trong trường hợp xấu nhất, khi một con bò không kết nối được với robot vắt sữa hoặc khi nó đã có một số thất bại trong nỗ lực vắt sữa trước đây. Luận án tiến sĩ của Kauppi tìm cách xác định các điểm quan trọng trong hành vi của con bò hướng vào sự suy giảm sức khỏe của bò.

“Những thay đổi trong hành vi của con bò, bao gồm bồn chồn, chứng minh cho những chỉ báo về một sự thay đổi mới chớm trong tình trạng sức khỏe của bò. Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, những thay đổi trong thành phần sữa đã được xác định trước khi các triệu chứng trở nên rõ ràng, trong khi một máy ảnh hồng ngoại có thể phát hiện những thay đổi cho chứng viêm trong bầu vú bốn giờ sau khi tình trạng viêm xảy ra”,Jutta Kauppi nói.

Nghiên cứu cũng khảo sát những thay đổi trong hành vi của con bò liên quan đến hoàn thành các quy trình vắt sữa bằng robot một cách thành công, cũng như trong các hoạt động quản lý sữa và những thay đổi trong phương pháp vắt sữa.

Bên cạnh việc người chăn nuôi phải có quan sát tốt đối với gia súc, chuồng nuôi bò hiện đại hiện đang sử dụng công nghệ cho gia súc ăn, đảm bảo hoàn thành thành công việc vắt sữa, theo dõi sức khỏe và mức độ hoạt động của bò. Bởi vì một số con bò hoạt động nhiều hơn so với những con khác, chỉ riêng công nghệ thôi là không đủ để phát hiện sự suy giảm sức khỏe của một con bò.

“Chúng tôi có một loạt các ứng dụng phần mềm và công nghệ sản xuất hữu hiệu, nhưng chính người chăn nuôi là người hiểu được gia súc của họ và có vai trò quan trọng trong việc giải thích các tín hiệu mà các công cụ kỹ thuật tạo ra và trong việc đưa ra quyết định liên quan đến điều trị”, Jutta Kauppi nói.

“Trong đàn gia súc lớn, các chuồng nuôi bò hiện đại và công nghệ cao, kỹ năng của người chăn nuôi và tương tác chức năng giữa người chăn nuôi, bò và công nghệ trở nên rõ rệt”.

Nghiên cứu về sức khỏe vật nuôi và công nghệ về sức khỏe sẽ hướng mục tiêu vào phát hiện sớm các dấu hiệu dự báo một vấn đề sức khỏe của con vật. Điều này sẽ cho phép đưa ra các biện pháp phòng ngừa ở giai đoạn sớm hơn so với trước đây, gây ảnh hưởng cho quá trình nhiễm bệnh của một con bò và rút ngắn thời gian phục hồi.

“Viêm vú là căn bệnh gây thiệt hại cho người nông dân và bò. Khi tình trạng viêm ở mức nhất định, con bò bị bệnh nặng. Sữa được lấy từ bò bị bệnh cũng không phù hợp cho các dây chuyền sản xuất thực phẩm, gây thiệt hại đáng kể do việc điều trị bằng thuốc kháng sinh. Liên quan đến sức khỏe của bò và tác động tài chính gây ra bởi căn bệnh này, các tín hiệu cảnh báo sẽ giúp ngăn chặn sớm và toàn diện nhất có thể”, Jutta Kauppi kết luận.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao

Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây: Có độ bền vững, chắc chắn để hươu không chui ra khỏi chuồng trại. Phải phù hợp với đặc tính sinh lý của hươu. Phải tiết kiệm, không cầu kỳ mà vẫn đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về khí hậu và vật nuôi.

Xây dựng chuồng trại phải quan tâm từ vị trí, nền, mặt bằng, diện tích, vật liệu xây dựng, hướng chuồng… không nên bỏ qua một chi tiết nào.

  1. Vị trí chuồng nuôi hươu

Mặc dầu đã được con người nuôi dưỡng từ lâu nhưng hươu sao vẫn rất ít quen người. Trong đó, hệ thần kinh vẫn còn nguyên vẹn các phản xạ tự nhiên của con vật hoang dại yếu hèn, luôn chạy trốn trước những biến động đột ngột. Vì thế, vị trí chuồng phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

– Chuồng nuôi phải cách nhà ở một khoảng hợp lý, tránh ô nhiễm, tiếng ỗn.

– Phải đảm bảo kín về mùa đông, mát về mùa hè. Không nằm ở ngay nút giao lưu qua lại của người và các động vật khác thường gây ra tiếng động, mùi vị.

– Phải cao ráo, không có các loại cây thường xuyên rụng lá, rụng cành gây tiếng động tự nhiên (nếu đã có cây cối thỉ phải chặt ngay).

– Cần phải tạo ra một khoảng cách thích hợp giữa chỗ đi lại của con người, gia súc và chuồng, để không làm cho con vật sợ hãi khi có người hoặc vật nuôi xuất hiện…

Tóm lại, tuỳ vào sự bố trí vườn nhà cụ thể mà mỗi gia đình có thể chọn cho mình một vị trí thích hợp theo kinh nghiệm vừa kín vừa hở như nói ở trên.

  1. Hướng chuồng chuồng nuôi hươu

Việt Nam do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ta chọn hướng chuồng là hướng Nam hoặc Đông Nam để mát về mùa hè, ấm về mùa đông và ánh sáng được điều hòa suốt trong ngày, không gây ra chênh lệch cường độ ánh sáng lớn.

  1. Nền chuồng chuồng nuôi hươu

Phải có độ dốc từ 1 – 20 để thoát nước bẩn. Phải cao hơn vùng đất xung quanh.

– Nền đất nện: Đây là loại nền thông dụng có ưu điểm là chi phí ít. Nhưng trong một sộ trường hợp, hươu có thể đào bới, gây ra sự lỗi lõm và tích nước tiểu, phân… làm ô nhiễm chuồng. Khi chưa có điều kiện làm nền gạch, nền đất nện chặt vẫn là loại nền thích hợp.

– Nền gạch: Đây là loại nền tốt nhất, việc đi lại sinh hoạt của hươu rất dễ dàng, không gây tích nước, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Trong điều kiện thiếu khoáng thì nền gạch cũng có thể bổ sung một phần, con vật liếm gạch để tăng khoáng cho cơ thể.

Cách làm: Dùng gạch đất dung (quá lửa) hay gạch lành tốt xây nằm hay xây nghiêng với vữa xi măng có miết mạch cân thận.

– Nền xi măng: Trước đây có nhiều người nghĩ rằng đây là loại nền tốt nhất. Nhưng trong thực tế, nền xi măng có nhược điểm lớn, lạnh về mùa đông, ẩm ướt về mùa hè, trong thi công nếu làm bóng mặt nền để dễ dọn chuồng thì thường làm cho hươu bị trượt chân, ngã…

Hướng phát triển là làm nền xi măng không nhẵn mặt, trong trường hợp có điều kiện thì làm thành từng tấm bê tông, ghép lại tạo điều kiện chống ẩm tốt hơn.

                                             chuồng trại nuôi hươu sao

– Nền gỗ: ở những nơi có điều kiện thì có thế làm nền bằng gỗ với loại gỗ dai không thấm nước bằng cách ghép các tấm gỗ lại với nhau. Nền đất phía dưới cần được nện kỹ, chống chuột làm tổ.

  1. Diện tích chuồng nuôi hươu

– Với hươu đực ít nhất cũng phải được 6m2/con (theo kích thược 3m x 2m hay 2,5m x 2,5m) và có điều kiện thì nên làm rộng hơn. Những con đực đã được chọn làm đực giống để phối cho các con cái của nhiều gia đình thì chuồng phải đủ rộng để chúng giao phối trong chuồng tốt.

– Với hươu cái: khoảng 5 – 6m2 /con là vừa, ít nhất phải được 4m2 /con.

  1. Vật liệu xây dựng chuồng nuôi hươu

– Gỗ: là vật liệu chủ yếu trong, xây dựng chuồng trại cho hươu. Ngoài việc dùng để làm các ô chuông, cột và róng, các kết cấu còn lại như cột, xà (kết cấu chịu lực mái) đều làm bằng gỗ là tốt nhất. Gỗ từ nhóm 4 trở xuống dùng để làm cột và róng chuồng. Kích thước cột khoảng từ 120 – 150 mm: 120 x 120 hoặc 150 x 150 (mm), róng có kích thước tiết diện khoảng từ 100 x 50 (mm) hoặc 100 x 60 (mm). Liên kết giữa róng và cột tốt nhất là đục lỗ hoặc dùng đinh. Sự liên kết giữa cột và róng phải thật chắc chắn.

Cột và róng nên bào trơn, mặt trong chuồng cân được vát cạnh để phòng gây xây xát cho hươu.

Chuồng nên làm cao 2m và chia làm 2 phần: 1m phía dưới: róng sẽ đóng dầy khoảng từ 50 – 60 (mm) để đề phòng hươu chui ra, nhất là hươu mới sinh, 1m phía trên đóng thưa hơn khoảng 100mm. Tất cả các róng nên đóng ngang (kinh nghiệm cho thấy: đóng róng dọc hươu rất dễ cho đầu ra ngoài, nếu không ra được do mông to hơn đầu thì hươu sẽ đập đầu vào chuồng mà chết (kể cả hươu con và mẹ).

Cửa chuồng cũng không nên làm róng dọc. Khi làm cần chú ý: róng dưới cùng chuồng được thay bằng một thanh giằng to hơn róng (gọi là thanh đà). Khoảng cách từ mặt nền đến mép dưới thanh giằng không vượt quá 50 mm nhằm không cho hươu thò chân ra ngoài khi nằm và hươu sơ sinh chui ra khỏi chuồng.

– Phần đỡ mái: Có thể làm bằng gỗ hoặc bằng tre. Tấm lợp có thể dùng ngói các loại, tôn hoặc fibrô xi măng (không nên dùng tấm lớp dễ cháy).

– Lưới thép: Trong điều kiện có kinh tế thì nên làm chuồng bằng lưới thép B40. Đây là loại chuồng thật sự an toàn. Cách làm là: vẫn dùng cột gỗ, chung quanh bọc bằng lưỡi thép. Dùng thép này làm hàng rào cũng rất an toàn và tiện lợi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật nuôi cầy hương

I/. Giống và đặc điểm giống:

I/1. Tên gọi:

Tên Việt Nam gọi là cầy hương (có nơi còn gọi là chồn hương, chồn mướp, ngận hương, cầy xạ, cu tỏi).

Tên khoa học là Viverricula indica.Họ: Cầy Viverridae. Bộ: Ăn thịt Carnivora. Nhóm:Ở Việt Nam có 11 loài. Thú.

I/.2. Phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống:

Cầy hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cầy hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du.

Trong tự nhiên, cầy hương sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi… Bản tính tự nhiên của cầy hương hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối đến nửa đêm) và thường sống đơn độc.

I/.3. Vóc dáng:

Cầy hương nhỏ hơn cầy giông. Cầy hương là loài thú ăn thịt, ăn tạp cỡ nhỏ hoặc trung bình. Cầy hương trưởng thành có thân hình thon dài trung bình từ 55-75 cm, cân nặng trung bình từ 2-5 kg. Bốn chân thấp, ngắn, màu đen, có năm ngón. Đầu dài, mõm nhọn. Bộ răng 36-40 chiếc. Bộ lông màu xám vàng, xám đen, nâu thẫm hoặc xám sẫm. Hai tai và mõm hơi đen. Phần hông có các vệt đen hay đốm đen mờ xếp thành hàng chạy dọc từ vai xuống mông (phần mông rõ nét hơn). Đuôi dài từ 35-50 cm (khoảng hai phần ba thân) với các vòng đen trắng hoặc nâu thẫm xen kẽ nhau (thường từ 7-10 vòng tùy theo loài).

I/.4. Sinh trưởng, phát triển và sinh sản:

Mùa sinh sản của cầy hương không rõ ràng nhưng thường tập trung vào tháng 4-6 hàng năm. Chúng là loài thú có nhiều chu kỳ động dục trong năm. Độ tuổi thuần thục sinh lý và chu kỳ mang thai không rõ ràng.

Cầy hương, thường đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa đẻ từ 3-5 con. Thường đẻ trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang động nhỏ. Cầy hương con rất khỏe, ít bệnh tật…Con non sinh trong hang (chưa mở mắt và còn yếu) được con mẹ cho bú.

Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên khoảng 8-9 năm, trong điều kiện nuôi nhốt khoảng 22 năm.

I/.5. Thức ăn:

Cầy hương bắt mồi (chim, chuột, rắn…) rất giỏi. Thức ăn chính là các loài động vật. Thức ăn ưa thích của cầy hương là côn trùng, chuột, chim nhỏ, thằn lằn, sâu bọ, trứng… Ngoài ra, chúng còn ăn nhiều loại củ, quả và rễ cây…

I/.6. Giá trị và thị trường:

Thịt cầy hương mềm, thơm, ngọt và ngon, cùng da và xương được dùng như một vị thuốc y học cổ truyền.

Cầy hương đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn. Xạ hương là một dược liệu quý, vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh, thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa… Xạ hương của cầy nuôi không thơm như cầy tự nhiên.

Thịt cầy hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng khách sạn, có giá rất cao. Cầy hương trong tự nhiên ngày càng khan hiếm nên người ta đã tổ chức nuôi.

Cầy hương dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao. Trung bình nuôi một đôi cầy hương trong 4-6 tháng là có thể xuất chuồng.

I/.7. Thực trạng và giải pháp:

Cầy hương có giá trị kinh tế cao nên nguy cơ bị tận diệt là rất lớn. Số lượng trong tự nhiên đang giảm mạnh, cần được bảo vệ nghiêm ngặt và tổ chức chăn nuôi để phát triển vững bền loài cầy hương. Lưu ý: Cầy hương là loại động vật hoang dã thuộc Phụ lục III của Cites. Cần phải có giấy phép khi nuôi và vận chuyển.

II/. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

Cầy hương rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản.

                                                   Cầy hương sinh sản

II/.1. Chuồng trại:

Chuồng nuôi cầy hương được thiết kế đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn…

Chuồng nuôi cầy hương làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói, cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng mở thuận lợi, có lắp đặt quạt thông gió, đảm bảo đông ấm, hè mát.

Bên trong chuồng cầy hương sinh sản, được thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích khoảng 5-10m2, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng… Mỗi ngăn được thả nuôi hai con cầy hương đực và cái.

Trong chuồng có thể thiết kế giàn nhiều tầng (2-3 tầng) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa cũi nhốt cầy, mỗi tầng cao 0,7-0,8 m, các cũi để trên một tầng phải được ngăn kín bằng tấm các tông màu để cầy hương trong hai cũi không trông thấy nhau, nhằm phòng chống hiện tượng stress. Nền từng tầng được làm bằng bê tông hơi dốc (khoảng 5-60) về phía có rãnh thoát nước thải của nền chuồng. Thông thường cũi nhốt cầy được làm kiên cố bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc chắn, để cầy không chui ra được.

Mỗi cũi hình hộp chữ nhật có thể tích 1 m3 (rộng 1 m, dài 2 m, cao 0,5 m, có 4-6 chân cao 0,2 m), có thể nuôi được 2-3 con. Đáy cũi bằng lưới sắt hay tre, gỗ chắc chắn và thưa (cách nhau 7-10 cm) để phân lọt xuống nền tầng, khi vệ sinh dọn phân được dễ dàng.

II/.2. Chọn giống và thời vụ nuôi thịt:

II/.2.1. Chọn giống nuôi:

Chọn những con khỏe mạnh, không bị thương tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn, tinh tường… Cầy hương giống có khối lượng từ 1,0-1,5 kg/con thì dễ nuôi.

II/.2.2. Thời vụ nuôi:

Thông thường thả cầy hương vào tháng 2-3. Thu, bán vào tháng 6-8. Cầy hương nếu được chăm sóc tốt, tăng trọng lượng rất nhanh có thể đạt 0,7-1,0 kg/con/tháng. Khi cầy đạt khối lượng khoảng 4-6 kg thì xuất bán theo nhu cầu của khách hàng.

II/.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng:

II/.3.1. Thuần dưỡng cầy hương:

Trong tự nhiên, bản tính tự nhiên của cầy hương thường hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu, thức ăn chính của cầy hương là côn trùng, chuột, chim, rắn, nhông, kiến, mối, trứng chim và nhiều loại củ, quả và rễ cây… Vì vậy, khi nuôi cầy hương ta nên cho cầy ăn bữa tối là chính, bữa sáng là phụ và tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo do con người cung cấp.

Tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo:

Muốn nuôi cầy ta phải mất thời gian tập cho chúng ăn thức ăn hoàn toàn mới lạ đối với bản năng tự nhiên của chúng, việc này phải tiến hành từ từ, kiên trì trong 5-10 ngày, cầy mới chịu ăn uống bình thường.

Trước tiên, ta để cầy nhịn đói trong 1-2 ngày, sau đó cho chúng ăn chuối chín bóc vỏ để cả quả (1-2 quả/con/bữa) trộn lẫn với cháo đường (cho tương đối ngọt như nấu chè) nấu nhuyễn. Ban đầu cầy chỉ ăn chuối và liếm cháo đường bám xung quanh, cho ăn như vậy khoảng 4-5 bữa. Sau đó, nghiền nhuyễn chuối chín với cháo đường cho ăn trong 1-2 ngày. Khi cầy chịu ăn, cho ăn cháo đường trước, hoa quả ăn bổ sung sau.

Để tăng khối lượng nhanh cần tập cho cầy ăn cháo đường ninh nhừ với các loại động vật như: Heo, chó, mèo, tôm, cá… và bổ sung thêm B.Complex, vitamin tổng hợp, cám gà đậm đặc (Concentrat)…

II/.3.2. Vệ sinh chuồng trại:

Ngoài việc cho ăn vừa đủ, tránh thức ăn thừa ôi thiu, hàng ngày cần phải dọn vệ sinh và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường. Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống cống rãnh được bố trí khi thiết kế. Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, giúp cầy hương phát triển nhanh, sinh sản nhiều và không bị bệnh tật.

Có lẽ mang trong mình mùi thơm ngào ngạt nên cầy hương rất kỵ với những chuồng nuôi mất vệ sinh. Chuồng nuôi nào không quét dọn sạch sẽ chúng hay bị bệnh và bỏ đi chuồng khác.

II/.3.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng:

Cầy hương đã được thuần dưỡng, thường quanh quẩn gần chuồng nuôi và ngoan hiền như mèo, nhưng cần lưu ý, khi đẻ thì chúng rất dữ.

Cầy hương đã được thuần dưỡng, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-5 con. Cầy hương con rất khỏe, ít bệnh tật…

Lưu ý, khi cầy hương tìm ổ đẻ, ta có thể dùng bồn sành sứ (loại bồn rửa mặt…) đặt vào chuồng rồi bắt cầy hương mang thai bỏ vào bồn cho chúng đẻ… trong điều kiện nuôi thuần hóa, nếu làm chuồng dưới đất hay đào hang sẵn cho cầy đẻ chúng chỉ nằm ì ở đó. Cầy hương chỉ đẻ khi chủ nuôi đưa chúng đặt vào bồn để đẻ. Lúc vừa mới đẻ xong, nếu bắt chúng đi, cầy mẹ sẽ xù lông cắn. Khi nào cầy con cứng cáp tìm cách ra khỏi bồn chúng mới ngoan ngoãn cho chúng ta bắt nhốt vào chuồng.

Bình quân, cứ đầu tư vài trăm ngàn đồng thức ăn, sau một năm nuôi, con cầy hương sẽ đạt trọng lượng trên dưới 5kg. Cầy hương vài ba tháng tuổi đã có thể xuất bán với giá 10 triệu đồng/cặp.

III/. Phòng và trị bệnh:

Cầy hương trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ. Khi thay đổi thức ăn chúng thường hay bị bệnh tiêu chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiều nước. Nên phòng bệnh tiêu chảy bằng cách, cho cầy hương uống thuốc kháng sinh phòng bệnh hoặc trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn mới cho cầy hương ăn (liều phòng chỉ bằng 1/2-1/3 liều điều trị)…

Cầy hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng) như các loại gia súc gia cầm khác. Ta có thể điều trị bằng các loại thuốc thú y phòng chữa cho gia súc, gia cầm của các hãng sản xuất thuốc thú y có uy tín (trộn lẫn với thức ăn)… Liều lượng tính lượng thuốc/kg thể trọng, tương tự như liều dùng đối với gia cầm. Với thuốc uống theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cầy lâu năm, nên tăng gấp 3 lần so với hướng dẫn trên bao bì thì mới nhanh khỏi bệnh…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vịt mốc, giống thủy cầm quý hiếm

Vịt mốc có nguồn gốc xuất xứ từ Bình Định, đây là loài gia cầm đặc hữu được Bộ NN-PTNT đưa vào danh mục gia cầm quý hiếm cần được nuôi bảo tồn.

Những năm trước đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền Trung (Viện Chăn nuôi Quốc gia) đã thực hiện nhiệm vụ nuôi bảo tồn giống vịt truyền thống này. Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng giống vịt mốc vẫn bị các loại vịt khác “cạnh tranh” khốc liệt…

Hàng chục năm bảo tồn

Về thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước), hỏi ông “Anh vịt mốc” không ai là không biết. Bởi, ông là người gắn cả cuộc đời của mình vào nghề nuôi vịt và là một trong những người đầu tiên ở Bình Định đồng hành cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền Trung trong công tác nuôi bảo tồn giống vịt truyền thống này. Ông là Lê Kim Anh (60 tuổi) ở thôn Vân Hội 1 (thị trấn Diêu Trì).

Theo cho biết của ông Dương Trí Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền Trung, từ năm 2001, Trung tâm nhận nhiệm vụ nuôi bảo tồn loài vịt mốc, giống gia cầm đặc hữu của Bình Định ngay trên đất Bình Định. Phương thức thực hiện là Trung tâm hợp đồng với những trang trại chăn nuôi gia cầm nhỏ để nuôi bảo tồn giống vịt mốc. Ông Lê Kim Anh là một trong những người tham gia đầy nhiệt huyết.

Ông Anh cho biết, đến nay, ông đã có hơn 40 năm trong nghề nuôi vịt đẻ. Từ năm 1981 ông đã nuôi đàn vịt 200 con giống vịt mốc thuần chủng Bình Định. Đến năm 2001, ông tăng đàn lên 2.000 con và bắt đầu tham gia công tác nuôi bảo tồn giống vịt này.
Ông Anh ký hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền Trung (đóng ở TP Quy Nhơn, Bình Định) nuôi bảo tồn 100 con vịt mốc sinh sản, những con vịt trong đàn của ông đều được mang số. Ngoài ra, ông Anh còn phải liên tục nuôi thêm 150 vịt mái con, đến khi chúng trưởng thành, chọn ra 100 con cho mang số để nuôi bảo tồn thay thế khi 100 nuôi trước đó bán xả xác. 

    giống vịt mốc được nuôi

“Trong thời gian tham gia nuôi bảo tồn giống vịt mốc, tui tuân thủ nghiêm ngặt việc ghi nhật ký mỗi ngày gồm có bao nhiêu con đẻ, thức ăn các loại tiêu tốn bao nhiêu. Đối với vịt con hậu bị từ 1 ngày tuổi đến 7 ngày tuổi tăng trưởng được bao nhiêu lạng, đến 14 ngày tuổi tăng thêm được bao nhiêu lạng, đúng 21 ngày cân lại để xem chúng tăng trọng được bao nhiêu để báo cáo với đơn vị hợp đồng. Định kỳ, tui phải lựa chọn kỹ càng ra 1.000 quả trứng, đóng thùng, gửi theo đường tàu hỏa ra Viện Chăn nuôi để làm thí nghiệm. Mặc dù tiền hỗ trợ không nhiều, nhưng vì “mê” giống vịt này lắm nên tui vẫn vui vẻ làm”, ông Anh nhớ lại.

Theo ông Dương Trí Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền Trung, từ năm 2001 đến năm 2013, dự án Bảo tồn quỹ gen vật nuôi quốc gia, do PGS.TS Hoàng Văn Tiệu làm chủ nhiệm đã chọn hộ chăn nuôi gia cầm của ông Lê Kim Anh làm nơi bảo tồn giống vịt mốc. Ngoài ra, công tác bảo tồn giống vịt này còn được thực hiện tại huyện Phù Cát.

Nhiều ưu điểm vẫn khó phát triển

Theo đánh giá của ông Dương Trí Tuấn, vịt mốc là giống bản địa có nhiều ưu điểm, dễ thích ứng với điều kiện khí hậu tại địa phương. Tuy nhiên, do nó không chấp nhận kiểu nuôi “ăn xổi ở thì”, mà phải được chăn dắt, chăm sóc kỹ lưỡng, nên vịt mốc đang bị giống vịt Triết Giang nhập về từ Trung Quốc, còn gọi là vịt siêu trứng “lấn sân” dữ dội.

Ông Lê Kim Anh, người trực tiếp nuôi bảo tồn giống vịt mốc, phân tích: So với vịt siêu trứng, vịt mốc đẻ ít hơn. Nếu 1 năm 365 ngày vịt mốc đẻ được từ 250 – 270 trứng với điều kiện nước đầy đủ và chăm sóc tốt, thì vịt siêu trứng đẻ được từ 290 – 320 trứng. Vịt siêu trứng đẻ liên tục 10 tháng/năm, 2 tháng còn lại nếu ai không muốn “xả xác” để chúng đẻ tiếp vẫn đạt từ 40 – 60%, còn vịt mốc khi đã “xả xác” là bỏ luôn, vì chúng làm lông rất chậm không đẻ thêm được. Vịt siêu trứng có thể nuôi khô, chỉ cần ít nước cho chúng tắm là nuôi tốt, còn muốn vịt mốc phát triển tốt thì điều kiện nuôi phải “giàu” nước, nước càng nhiều càng tốt; nước phải chảy, trong, sạch sẽ, nếu sống trong nước đục chúng sẽ “trụ” không được.

Bù lại, trong điều kiện mưa lạnh kéo dài, vịt mốc chịu đựng rất tốt nhờ bộ lông dày, đầu tháng 9 âm lịch hàng năm là chúng làm lông và bắt đầu đẻ, thì vịt siêu trứng sẽ “co ro” vì bộ lông của chúng rất thưa không chịu nổi giá rét. Nếu như trọng lượng trung bình của vịt siêu trứng chỉ từ 9 lạng đến 1,2kg/con thì vịt mốc nặng từ 1,2 – 1,5kg/con; do đó, khi bán xác, vịt mốc luôn có giá cao hơn vịt siêu trứng 1 nửa tiền. Nuôi vịt siêu trứng chỉ 1 năm là phải thay đàn, còn nuôi vịt mốc phải đến 3 năm mới thay đàn.

“Khi bán xác, nếu vịt mốc được 100.000đ/con thì vịt siêu trứng chỉ 50.000đ/con, vì vịt siêu trứng ít thịt, thịt lại dở hơn vịt mốc đến người tiêu dùng không ưng mua. Đặc biệt hơn hết là trứng vịt mốc to hơn nhiều so với trứng vịt siêu trứng; do đó, trứng vịt mốc trên thị trường luôn cao hơn trứng vị siêu trứng 300đ/trứng”, ông Anh chia sẻ.

Bây giờ, người nuôi gia cầm thích “mì ăn liền” nên chọn nuôi vịt siêu trứng, bởi giống vịt này chấp nhận kiểu nuôi “ăn xổi ở thì”. Theo tôi, vịt mốc đẻ có ít hơn, nhưng giá trứng luôn cao và được thị trường ưa mua hơn, bù qua chế lại hiệu quả như nhau. Thêm vào đó, thời gian sinh sản của vịt mốc kéo dài đến 3 năm, trong khi vịt siêu trứng đẻ 1 năm là phải thay đàn, và đến khi bán xác giá vịt mốc cũng cao hơn một nửa. Tính toán chi li thì nuôi vịt mốc ổn định hơn”, ông Lê Kim Anh bộc bạch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giống gà lương phượng

Gà Lương Phượng (Lương Phượng hoa) là một phẩm giống mới, nuôi chăn thả lấy thịt đã nhà được các nhà tạo giống gà tại Nam Ninh (Quảng Tây-Trung Quốc) nghiên cứu và chọn lọc trong thời gian trên 10 năm.

Gà Lương Phượng yêu cầu thức ăn không cao, quản lý nuôi dưỡng đơn giản

Về đặc điểm ngoại hình, Gà Lương Phượng rất giống với thể hình gà đia phương: mào, tích, tai đều màu đỏ. Gà trống có mào cờ đứng, ngực rộng dài, lưng phẳng, chân cao trung bình, lông đuôi vểnh lên. Gà mái đầu thanh tú, thể hình chắc, rắn, chân thẳng, nhỏ. Màu lông đa phần ma hoàng, lông cú sẫm, số ít màu sẫm điểm lông đen rất hấp dẫn với người chăn nuôi và tiêu dùng. Gà giết mổ, da vàng, thịt ngon, đậm đà như thịt gà địa phương.
Gà Lương Phượng yêu cầu thức ăn không cao, quản lý nuôi dưỡng đơn giản. Do được chọn lọc theo hướng tăng sức đề kháng, chống đỡ bệnh tật nên gà dễ thích nghi nuôi trong điều kiện sinh thái nóng ẩm. Tỷ lệ gà thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95% trở lên. Tốc độ sinh trưởng nhanh, khối lượng cơ thể lúc 70 tuần tuổi đạt 1,5-1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng là 2,4-2,6 kg.
Khả năng sinh sản của gà Lương Phượng rất tốt. Tuổi vào đẻ là 24 tuần, khối lượng cơ thể gà mái đạt 2.100 g, gà trống đạt 2.700 g. Sản lượng trứng/66 tuần đẻ đạt khoảng 171 quả, tỷ lệ phôi đạt 92%.
Với phẩm chất ưu việt như trên, gà Lương Phượng hiện nay đang là giống chủ đạo được ưa chuộng và phát triển nuôi rộng rãi khắp mọi vùng ở nước ta.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Một số lưu ý khi nuôi vịt đẻ

Về chuồng nuôi:

Chuồng nuôi vịt cần chắc chắn, xây ở nền đất cao, bên trong chuồng đảm bảo đông ấm, hè mát. Có thể xây gạch hoặc làm bằng tre, gỗ. Mái chuồng lợp ngói, fibroximăng, lá cọ, rạ đều được. Nền chuồng phải cao, không gồ gề được lát bằng gạch hoặc xi măng nhám, chất độn chuồng phải khô sạch. Nuôi chăn thả cần chuẩn bị ao cho vịt bơi lội, ao cần lưu thông  nước tốt tránh bị ô nhiễm.  Trước khi nhập  giống về cần phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, có thể rắc thêm vôi bột xung quanh các chân tường, các góc trong và ngoài chuồng nuôi. Sau đó để trống chuồng hai tuần mới bắt đầu nuôi.

Về con giống

Giống tốt là bước đầu vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Bà con nên chọn mua con giống ở các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.

Về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý

Có hai dạng thức ăn cho vịt đẻ là thức ăn công nghiệp hoàn toàn và thức ăn bán công nghiệp (dùng thức ăn công nghiệp trộn cùng thức ăn sẵn có). Sử dụng thức ăn công nghiệp hoàn toàn sẽ thuận tiện, dễ sử dụng, mỗi giai đoạn của vịt đã có sẵn các loại cám phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Đi đôi với sự tiện lợi, chi phí thức ăn sẽ cao hơn và đòi hỏi đầu tư vốn lớn. Nếu có sẵn điều kiện về các loại thức ăn tự nhiên như: thóc, rau xanh, bèo, ốc…thì bà con có thể kết hợp bổ sung vào khẩu phần ăn cho vịt, giảm lượng thức ăn công nghiệp xuống. Trộn với tỷ lệ 70% thức ăn công nghiệp, 30% thức ăn tự nhiên là phù hợp. Lưu ý không nên thay toàn bộ thức ăn công nghiệp bằng thức ăn tự nhiên vì  như vậy sẽ không đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho vịt đẻ. Tùy vào điều kiện kinh tế và tính toán giá cả thị trường, bà con chọn cách đầu tư phù hợp.

Úm vịt con: đúng kỹ thuật và đủ nhiệt độ (3 ngày đầu, nhiệt độ 32 – 33OC, sau đó mỗi ngày giảm dần 3OC đến nhiệt độ phòng).Vịt càng nhỏ càng cho ăn nhiều lần trong ngày, ít nhất 4 – 6 lần/ngày.

Vịt hậu bị 9 – 19 tuần tuổi: lượng thức ăn hàng ngày cung cấp đủ theo tiêu chuẩn của giống, đảm bảo trọng lượng vịt đúng theo tiêu chuẩn không quá béo hay quá gầy. Người nuôi nên cân vịt hàng tuần 5% đàn để cân đối thức ăn phù hợp, đến 8 tuần cân 100% để phân loại.

Điều khiển ánh sáng: giai đoạn úm vịt nên thắp sáng đèn suốt đêm để vịt được ăn uống tốt nhất, đến giai đoạn vịt 4 tuần trở lên không cần mở đèn ban đêm. Đến khi vịt được 20 tuần tuổi bắt đầu vào đẻ cần tăng thêm ánh sáng vào ban đêm cho vịt.

                                              Mô hình nuôi vịt đẻ có ao nuôi

Thu nhặt trứng

Vịt thường đẻ vào ban đêm, thu nhặt trứng vào lúc 6-7 giờ sáng để trứng không bị vịt làm bẩn hoặc bị vỡ.Trứng xếp vào khay, để nơi cao ráo, thoáng mát sẽ làm cho trứng tươi lâu hơn. Nếu trứng để ấp thì phải chuyển vào lò trước 5 ngày kể từ sau khi vịt đẻ.

Phương pháp phòng bệnh

Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ vacxin theo lịch. Quan trọng nhất là tiêm phòng dịch tả vịt khi vịt được 15 và 45 ngày tuổi, viêm gan vịt khi vịt được 21 và 60 ngày tuổi, cúm gia cầm ở 70 và 100 ngày tuổi. Ngoài ra, bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất điện giải, B- complex, một sô loại kháng sinh giúp tăng cường sức khỏe đồng thời phòng bệnh cho đàn vịt.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng nuôi, hạn chế tối đa mầm bệnh.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Kinh nghiệm nuôi gà quý phi

Gà Quý phi có sức đề kháng tốt, hình thái đẹp, thịt ngon, giá bán cao nên giống này đang trở nên “thịnh” ở Hải Phòng”.

“Gà Quý phi có sức đề kháng tốt, hình thái đẹp, thịt ngon, giá bán cao nên giống này đang trở nên “thịnh” ở Hải Phòng”, ông Nguyễn Quốc Nhật, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tràng Cát (quận Hải An, TP Hải Phòng) nói như vậy khi giới thiệu về mô hình nuôi gà Quý phi của gia đình ông Đặng Lợi Quang (đội 2, phường Tràng Cát).

Gia đình ông Quang có thâm niên mấy chục năm nuôi và bán gà cảnh. Vài năm trước đây, ông nhờ người quen là thuyền viên trên tàu biển mua giống gà Quý phi ở Hồng Kông mang về nuôi làm cảnh, với giá 1 triệu đồng một con gà hơn nửa tháng tuổi.

                                                   Gà Quý phi trưởng thành.

Gà Quý phi có bộ lông mượt mà màu đen – trắng hoặc biếc, mắt đỏ, chân hồng trông rất đẹp mắt. Đặc biệt chúng có nhúm lông trên đầu nhô lên như vương miện (nên được gọi là gà “Quý phi”).

Ông Quang cho biết, ông rất thích giống gà này vì hình thái đẹp, lạ. Mới đầu nhập giống về chỉ định nuôi gà cảnh, về sau thấy thịt gà rất ngon, bán được giá cao nên mới phát triển đàn lên. Lúc đầu con gà chưa quen môi trường mới nên nuôi rất vất vả, vừa “rón rén” chăm sóc vừa theo dõi sát sao quá trình chúng sinh trưởng để rút kinh nghiệm. Trang trại của ông Quang cũng là nơi đầu tiên nuôi gà Quý phi tại Hải Phòng.

Đến nay, ông Quang đã có đàn gà Quý phi thuần thục với khí hậu địa phương. Hiện ông duy trì đàn khoảng 200 con gà bố mẹ, 200 gà thịt. Ông có lò ấp để sản xuất gà giống, mỗi tháng cung cấp cho thị trường Hải Phòng và một số địa phương lân cận khoảng 500 con gà giống. Gà giống trong vòng 1 tuần tuổi là ông tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đến 2 tuần tuổi là xuất bán, giá 50 nghìn đồng, lúc cao điểm là 80 nghìn đồng/con.

Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, đàn gà thịt của ông cũng bán hết veo với giá 400 – 500 nghìn đồng/kg. Trong đó, hầu hết khách hàng phải đăng ký trước mới mua được. Hiện ông đang gây đàn mới.

Ông Quang chia sẻ, ông nuôi giống này cũng tương tự như gà thường. Lúc gà 1 – 2 tuần tuổi, chỉ ăn thức ăn công nghiệp, có thể trộn thêm chút rau, bèo. Gà lớn hơn thì ăn cám ngô, thóc. Khi gà 6 tháng tuổi, con trống nặng khoảng 2kg, con mái chừng 1,3 – 1,4kg là có thể bán thịt. Về mùa lạnh cần chú ý che chắn kỹ chuồng nuôi, thắp đèn cho gà ấm.

Được hỏi về chi phí, ông Quang nói: “Chi phí nuôi gà Quý phi chủ yếu là mua con giống và thức ăn, thực sự không đáng kể, tính cao nhất là 20%”.

Chủ tịch Hội Nông dân phường Tràng Cát đánh giá, trong bối cảnh chăn nuôi hiện nay khó khăn, đầu ra đầu vào không ổn định, mô hình nuôi gà Quý phi của ông Quang là việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi đúng hướng, từ loại con giống thường sang con giống chất lượng cao. Phường cũng tạo điều kiện về mặt bằng, vắc xin tiêm phòng, thuốc khử trùng… cho trang trại tiếp tục phát triển mô hình này. Ngoài ra, Hội Nông dân phường cũng bố trí cho một số hộ dân tham quan, học tập mô hình.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật nuôi đà điểu

Nuôi đà điểu con:Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến kết quả nuôi tốt hay xấu ở các tháng trôi sau:

Chuồng nuôi. nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Chuồng nuôi thông thoáng nhưng phải giữ được âm và có sân chơi có diện tích rộng, chiều dài ít nhất là 50m để đà điểu chạy múa không bị cản trở. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ hoặc đất nện được nhặt sạch không có các dị vật 1 -2 tuần đầu chuồng nuôi úm được lót bằng rơm hoặc trải thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm phần bụng. Sang tuần 3 trở đi dùng trấu, phải bào, cát khô. Vì chức năng chạy cua đà điểu rất quan trọng, nếu nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến hao hụt cao.

                                                   nuôi đà điểu

Nhiệt độ, ánh sáng: 24 giờ sau nở, đà điểu được đưa vào quây úm, lúc này bộ lông chưa đầy đủ, điều hoả thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho đà điểu con. Lúc này trong bụng đà điểu con còn tích khôi noãn hoàng lớn, dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến xơ cứng không tiêu hóa được, nên chúng dễ bị viêm nhiễm – đây là  nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu. Từ 1tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh. Khi úm, phải luôn quan sát phản ứng của đà điểu với nhiệt độ. Nêu nhiều con cùng tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở, cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại có nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt (những con ngoài rìa run run) đó là nhiệt độ bị thấp, cần phải tăng nhiệt lên. Đế dễ quan sát và chăm sóc đà điểu con được đồng đều thì từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi nên bố trí 20-25con/quây úm ánh sáng, cùng với sự vận động phải phù hợp để kích thích đà điêu con ăn nhiều, tiêu hóa tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh. Nếu khí hậu tốt, ánh sáng đầy đủ thì 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra sân chơi để vận động và tắm nắng. Thời gian thả tăng theo từng ngày. 1 tháng tuổi trở ra thả tự do cho chúng vận động, nhưng phải đưa vào chuồng ngay khi thời tiết xấu, trời mưa. Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3W/m2 để chúng dễ dàng ăn uống.

Chăm sóc: đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mô thức ăn, nếu không để sãn thức ăn, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột chết. Từ 1-30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày. Từ 31 -60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày. Từ 61-90 ngày tuổi cho ăn 2-3 lần/ngày.

Cách cho ăn: có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau qủa xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để đà điều ăn.

 Nuôi đà điểu thịt: Sau 3 tháng tuôi, chuyển điểu sang nuôi thịt.

Chuồng nuôi: đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện  tích rộng (dài 80-100M), nền sân phải có thảm cỏ và có chỗ rải cát, vì đà điểu sống ở sa mạc, thường xuyên tắm cát làm sạch cơ thế và loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da. Giai đoạn này đà điểu hầu như ngoài , vì vậy sân chơi với chú rất quan trọng. .

Chế độ ăn: đà điểu có hệ sinh vật ở màng tràng phát triển giúp tiêu hóa thức ăn khô, xơ thô tới 60%, nên thường xuyên bổ sung rau, cỏ xanh tự do hoặc băm 3-4cm để dễ ăn cho máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh. Đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi.

Khẩu phần ăn cho đà thịt tăng theo tháng tuổi và trọng lượng cơ thể. Từ 2-6-9 tháng tuổi, cơ thể đạt 12-60-90kg, thức ăn từ 500 – 1.655 – 2.000 g//ngày. Thành phần dinh dưỡng: tăng lượng cỏ., ngũ cốc theo tháng tuổi và giảm lượng đạm, protein, Ca, P, Lizin… đạt 1 0 tháng tuổi. Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần thời kỳ này dễ làm giảm chuyển hoá thức ăn, làm chế việc hấp thụ thức ăn tinh các chất dinh dưỡng, dẫn  tăng trọng thấp.

Máng ăn, uổng: đà điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gô với kích thước 0,3 x 0,25 x 0,1m. Máng ăn. cố định ở độ cạo 0,7-0,8m để đà điểu không giẫm đạp lên và ăn uống dễ dàng. Đảm bảo 4-5 con/máng ăn. Dùng bồn cao su đựng nước uống và dùng nước sạch, lượng đủ để đà điểu uống tự do. Mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì nước mát, tránh dùng nước dưới ánh mặt trời.

Nuôi đà điểu sinh sản:

Giai đoạn hậu bị: Giai đoạn nuôi dò từ 4-12 tháng tuổi chăm sóc như nuôi thịt. Giai đoạn nuôi hậu bị từ 13-20 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều, lượng thức ăn giảm, từ tháng 11 -14, lượng thức ăn tinh 1,2-1,5kg/con/ngày, thức ăn xanh 1,5kg/con/ngày; từ 15-24 tháng tuổi cho ăn 1,2 -1,5kg/con/ngày lượng thức ăn tinh, tự do chăn thả ăn thức ăn xanh.

Nuôi đà điểu phải cân định kỳ trọng lượng đế kiểm soát sự tăng trưởng. Đối với những con phát triển chậm hay tăng trưởng quá nhanh thì có biên pháp tăng cường hay hạn chế, bằng cách điều chỉnh khẩu phần và định mức cho ăn. Khi đà điểu còn nhỏ, tuyệt đối không được cầm vào cổ mà phải đưa tay luồn xuống bụng nâng lên. Đà điểu trưởng thành khi bắt cân 2-3 người, một người dùng móc sắt choàng vào cổ ấn xuống, những người khác nhanh chóng giữ chặt cánh và lông đuôi hai bên. Khi kiểm tra hoặc di chuyển phải có vải che mặt đà điểu để chúng không hoảng loạn. Lưu ý những người bắt phải đi ủng cao su để đà điểu tránh giẫm phải. Từ 4-24 tháng tuổi cần chú ý tạo môi trường cho đà điểu vận động, thường xuyên kiểm soát mức độ tăng trưởng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Đà điểu khoẻ mạnh có đôi chân vững chắc, lông óng mượt và óng ả. Từ 1 2 tháng tuổi trở đi màu sắc lông con trống và con mái sẽ khác biệt. Con trống lông đen mượt, chân và mỏ chuyển màu đỏ tươi là biểu hiện sức khoẻ tốt. Con mái lông mượt, nhìn săn chắc, gờ lưng có rãnh là có thể trạng béo tốt.

Giai đoạn sinh sản: đà điểu thành thục lúc 25 tháng tuổi. Con mái thành thục sớm hơn con trống nửa năm. Nên ghép trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi ở lứa đầu. Trước 12 tháng tuổi, đà điểu khó phân biệt trống mái. Từ 12 tháng tuổi, con trống có dáng cao lớn, lông đuôi đen và 2 bên cánh có lông vũ màu trắng chân và mỏ chuyển màu đỏ. Con mái kích thước nhỏ hơn, lông màu xám, tính hiền lành hơn.

Chuồng nuôi: chuồng cho đà điểu đẻ gốm chuồng có mái che kích thước 3x5m, trong đổ cát để đà điểu có thể vào đẻ; sân chơi có chiều rông 8m, dài 80-100M. Mỗi ô chuồng ghép 1 trống với 2 mái haặc 2 trống 5 mái.

Chọn đực giống: chọn hình thể cân đổi, cường tráng, tính ôn hoà, hoạt bát; đầu thanh tú; cổ thẳng; mắt lớn và linh hoạt; thể trạng không béo quá hoặc gầy quái hai ngón chân khoẻ mạnh, ngay ngắm cơ quan sinh dục phải lớn, dài, cong vé bên trái, chiều dài trung bình 25cm.

Ghép và phối giống: từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với cái để chúng quen nhau. Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6-9 giờ và chiều từ 14-16 giờ, ít khi diễn ra vào buổi tối. Con trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày.

Dinh dưỡng: đóng vai trò quan trọng đôi với năng suất trứng, tỉ lệ phôi và ấp nở Khẩu phần: protein 1 6-1 6,5%; năng lượng ME: 2.600-2.650kcal; Lizin 1 ,1%; Methionin 0,4-0,45%; Canxi 2,8-3%; Photpho 0,45-0,48%; Vitamin A:16.000UI; Vitamin D 3.700UI; Vitamin E 58,5UI. Định lượng cho ăn 1,6-1,8kg/con/ngày, tùy thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Thức ăn xanh gôm cỏ Ghinê, cỏ voi, các loại rau khác. Nên thả đà điểu ở bãi cỏ xanh để chúng tự nhặt cỏ tươi. Đà điểu sinh sản cần uống nhiều nước, nước phải mát, phải sạch, mỗi ngày thay nước 1 lần.

Mùa sinh sản: đà điểu đẻ từ tháng 11 năm trước đến tháng 8-9 năm sau và thường đẻ từ 2- 7 giờ tối, vì vậy phải theo dõi nhặt trứng, tránh để chúng giẫm vỡ. Đà điêu đẻ từng đợt từ 8-10 ngày thì nghỉ 7-1 0 ngày sau đó tiếp tục đẻ lại. Trứng có khối lượng từ 900-1.600g, chiều dài 16,5cm, chiều rộng 13cm, hình dạng trong, màu trắng ngà, vỏ bóng, dày 2mm. Sản lượng trứng từ 30-80quả/năm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các biện pháp phòng trị bệnh đầu đen trên gà nuôi

Bệnh đầu đen hay bệnh kén ruột, bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.

                                                    bệnh đầu đen trên gà

Bệnh có tỷ lệ chết cao và ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi, và xảy ra chủ yếu trên gà, gà tây nuôi chăn thả, bán chăn thả và một số loài chim.

Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh có 4 dạng tồn tại: Dạng xâm nhiễm ở manh tràng (ruột thừa) có thể phân lập. Dạng sinh dưỡng ở các tổn thương ruột, gan (có thể phân lập và giao tử). Dạng lưới thường dính với nhau tạo ra các thể lưới và hợp bào ở gan. Dạng hình thoi trong lòng ruột thừa và nga ba hồi manh tràng.

Vì là bệnh do Histomonas gây ra nên có tên khoa học là Histomonosis, cũng vì các biến đổi đặc trưng tập trung song hành ở gan và ruột và bệnh lại có tính lây lan nhanh, nên bệnh còn có tên là bệnh viêm hoại tử ruột gan (Infectious Enterohepatitis).

Ở Việt Nam do các biến đổi đặc trưng tạo kén ở ruột thừa nên người chăn nuôi thường gọi là bệnh kén ruột.

Phương thức lây truyền

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng, ăn uống phải trứng giun kim (Heterakis Gallinae) có chứa Histomonas.

– Bệnh lây truyền qua đường ăn uống bởi thức ăn, nước uống, chất độn, môi trường bị nhiễm trứng giun kim Heterakis Gallinae đã chứa mầm bệnh, sau khi gà bị nhiễm và qua quá trình phát triển gà lại thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài qua 2 cách: Qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân.

– Ra môi trường bên ngoài trứng giun kim lại bị giun đất ăn và căn nguyên được bảo tồn trong giun đất rất lâu, gà lại ăn giun đất và lại tái nhiễm. Đây là nguyên do sâu xa để bệnh đầu đen lưu cữu trong thời gian rất dài tại cơ sở chăn nuôi, là lý do cơ bản để gà bị tái nhiễm và bệnh cứ lặp đi lặp lại sau khi đã được điều trị khỏi.

Đặc điểm dịch tễ

– Gà từ 2 – 3 tuần tuổi đến 3 – 4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.

– Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông.

– Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, gà tây mẫn cảm nhất.

Triệu chứng

– Gà đột nhiên sốt rất cao 43 – 44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng rộng chân, mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Nhiều gà giấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi.

– Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím.

– Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.

– Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 – 38 độ C.

– Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 – 95%.

Bệnh tích

Bệnh tích tập trung ở gan và manh tràng

– Gan sưng to gấp 2 – 3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của Marek.

– Ruột thừa (manh tràng) bị viêm sưng, thành ruột thừa bị dày lên gấp nhiều lần. Trong chất chứa có thấy lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc tạo thành kén rắn chắc màu trắng. Từ đấy người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột.

Nhiều trường hợp thấy ruột thừa phình rất to dính chặt vào cá cơ quan nội tạng khác, đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng gây nên viêm phúc mạc nặng khiến gà chết nhanh.

Bệnh đầu đen dễ bị bội nhiễm với bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử và bệnh ký sinh trùng máu do Leucocytozoone.

Phòng bệnh

Không nuôi chung gà tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở chăn nuôi. Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to. Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng hoặc uống thuốc tím.

* Cách làm:

– Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1gr thuốc tím, hoặc 2 gr sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2 giờ, sau đó nếu thừa thì đổ đi.

– Hằng tuần cần phu thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột.

Điều trị

Bệnh đầu đen dễ dàng được điều trị khỏi bằng một trong các phác đồ sau:

Phác đồ 1: Phải tiến hành đồng thời hai việc sau đây cùng một lúc:

– Tiêm bắp vào nách cánh T.Avibrasin 1 ml/5 kg gà/lần/ngày x 3 ngày.

– Cho uống T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc T. Flox.C 20 gr, bổ gan TA.Sorbitol + B12 là 40 gr, Gluco.K.C.B2 là 100 gr.

Các loại thuốc trên pha vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

Bước 2: Cho uống T. cúm gia súc 2 gr, T. Coryzin 1,5 – 2 gr, Super Vitamin 2g. Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3 – 4 ngày đêm là khỏi.

Phác đồ 2: Làm 2 việc sau đây cùng một lúc:

– Tiêm bắp Macavet hoặc Flodovet 1 ml/7 kg P/lần/ngày x 3 ngày.

– Cho uống: T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc Anti-protozon hoặc Anti-CRD.LA 20 gr, bổ gan – thận – lách. TA 40 gr, Gluco.C 100 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg gà uống trong 1 ngày, dùng 4 ngày là khỏi.

Phác đồ 3: Dành cho những đàn gà có số lượng quá ít.

– Hepaton hoặc Anti – CRD.LA 15 gr.

– T. Flox.C 15 gr.

– T. cúm gia súc hoặc Anti-Gum 20 gr.

– Bổ gan – lách – thận TA 40 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 – 20 lít nước hoặc cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn cách điều trị bệnh phó thương hàn trên vịt

Bệnh phó thương hàn vịt (Salmonellosis) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Sallmonella gây ra, vịt mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm với bệnh; tuy nhiên triệu chứng lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con dưới 3 tuần tuổi, vịt lớn mắc bệnh thường ở thể mãn tính.

1.Đặc điểm bệnh

Bệnh thường xảy ra ở vịt con giai đọan 3 đến 15 ngày tuổi cả vịt lớn và vịt đẻ. Vịt đẻ nhiễm bệnh, vi khuẩn nhiễm vào trong trứng, khi vịt nở đã bị nhiễm trùng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống và khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho vịt yếu và bệnh phát ra.

  1. Triệu chứng cơ bản:

– Vịt ủ rũ, mắt bị nhem, xệ cánh, ít vận động.

– Tiêu chảy phân loãng xanh lá cây, lẫn bọt khí.

   bệnh phó thương hàn

– Một số con bị bại chân, viêm phổi thở khò khè.

  1. Bệnh tích:

– Gan sưng, lấm tấm những nốt vàng trắng.

– Túi mật sưng, niêm mạc dạ dày tuyến (cuống mề) sưng, phủ lớp chất nhầy.

– Ruột sưng, xuất huyết, đôi khi bị loét.

– Vịt đẻ thường ở thể mãn tính, xác gầy ốm, buồng trứng xuất huyết đỏ, trứng non biến dạng.

  1. Phòng và trị bệnh:

– Chuồng trại khô, sạch, ấm, thoáng.

– Vịt con trên 7 ngày mới tập cho ăn mồi.

– Điều trị:

+ Trộn một số loại kháng sinh cho vịt ăn hoặc uống từ 3 – 5 ngày liên tục sau khi mua về và lập lại sau 7 ngày. Các thuốc kháng sinh dùng phòng và trị bệnh có chứa NEOMYCIN, COLISTIN; FLUMEQUINE ;…và kèm theo thuốc bồi dưỡng VITAMINE, ELECTROLYTE, men tiêu hóa.

+ Sử dụng thuốc cần tuân thủ theo thời gian và khối lượng vịt qui định. Thí dụ khi điều trị chích đối với vịt lớn hoặc cho uống đối với vịt con bị bệnh phó thương hàn tham khảo thực hiện phương pháp sử dụng: MD ANTIBIOTIC 1ml + MD BETA 1ml + MD DOC SONE MOST 1ml / 10kg vịt hoặc 20-30 vịt con.. Đồng thời pha nước cho uống, ngày 2 lần x 3-5 ngày: MD BIOVET 1ml + MD ELECTROLYTES 3g + MD FLUM 20 % 1 ml / 5 – 10 kg vịt.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam