Vạn Ninh: Người dân nuôi sò mai tự phát

Với giá trị kinh tế khá cao của sò mai (còn gọi là sò biên mai, thuổng), hàng chục hộ ở các xã ven biển huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã mua giống về nuôi. Do tự phát nên người nuôi gặp nhiều khó khăn, nhất là về kỹ thuật, nguồn giống và đầu ra.

Nuôi tự phát

Ông Trần Văn Bảy (xã Vạn Khánh) cho hay: “Sò mai là loại sò biển hình tam giác, to cỡ bàn tay người lớn, sống dưới lớp bùn đáy biển. Trước đây, tôi đi lặn biển, thấy sò mai thì bắt về ăn, có bán cũng không được bao nhiêu tiền. Mấy năm gần đây, sò mai được thương lái thu mua với giá cao nên nhiều người đổ xô khai thác. Một số hộ nuôi trồng thủy sản ở địa phương đặt mua sò mai loại nhỏ về làm giống để nuôi. Hiện nay, có rất nhiều hộ nuôi sò mai trên khắp các vùng biển: Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Thọ, Vạn Hưng…”.

Ông Đặng Trung Diễn (xã Vạn Khánh) kể: “Từ trước đến nay chưa có ai nuôi loại thủy sản này. Nghề nuôi sò mai chỉ mới xuất hiện ở địa phương từ tháng 2 năm nay, vụ nuôi đầu tiên đến nay vẫn chưa thu hoạch. Vào thời điểm ấy, người dân thấy sò mai được thương lái thu mua với giá gần 60.000 đồng/kg (loại khoảng 5 con/kg) nên đặt mua giống từ thợ lặn với giá 2.000 đồng/con (kích cỡ khoảng 50 con/kg)”. Trong lần nuôi thử nghiệm này, ông Diễn cũng đặt thợ lặn, mua… con giống với tổng số tiền 100 triệu đồng để nuôi. Đến nay, qua khoảng 6 tháng nuôi, tỷ lệ hao hụt còn 50%, sò mai đã có kích cỡ khoảng 8 – 9 con/kg, gần thu bán được.

Trong khi đó, ông Trần Phi (xã Vạn Long) cho biết: “Sò mai được nuôi theo kiểu tự nhiên, chỉ nhổ giống ở khu vực lạch Cổ Cò (vịnh Vân Phong) về rồi cắm xuống nuôi trong khu vực vùng nước của mình đánh dấu, hoàn toàn không cho ăn thức ăn gì. Về tỷ lệ hao hụt, từ khi cắm giống đến khi thu hoạch hơn 50%, có thể do người dân chưa biết cách nuôi; trong khi giống có con lớn, con bé, có thể có những con sức đề kháng yếu nên khi đưa về nuôi thì bị chết, chứ các loại bệnh trên đối tượng nuôi này chúng tôi cũng mù mờ”.

Do nghề nuôi này mới phát triển tự phát nên đến nay ở mỗi địa phương cũng chỉ có một vài hộ nuôi thử. Hiện nay các hộ vẫn chưa thu hoạch nên chưa có thông tin gì để đánh giá hiệu quả của sò mai.

Hiện nay, sò mai được thương lái thu mua ở Vạn Ninh với giá 75.000 đồng/kg

Nhiều thách thức

Theo các ngư dân, thịt thân sò mai nhão, không ngon bằng 2 lớp cơ thịt (to cỡ đồng xu, dày chừng nửa lóng tay) nối liền 2 mảnh vỏ gọi là “cồi sò mai”, đây là phần ngon nhất của loại sò này. Sò mai là đặc sản của một số vùng biển, trong đó có Vạn Ninh. Hiện nay, loại sò này được thương lái thu mua bán cho một số vựa hải sản và tiêu thụ ở các nhà hàng trong và ngoài huyện. Với nhiều cách chế biến khác nhau, sò mai đang trở thành món ăn ngon, hấp dẫn, là một trong những mặt hàng hải sản thu hút thực khách. Vì vậy, giá trị kinh tế mang lại cho ngư dân ngày càng cao. Nếu như thời điểm này năm trước, sò mai chỉ được thu mua với giá chưa đến 60.000 đồng/kg thì hiện nay, thương lái thu mua với giá 75.000 đồng/kg ngay tại các vùng biển Vạn Ninh. Theo tính toán của ông Diễn, nuôi sò mai không tốn chi phí, chỉ mất tiền giống, đến khi xuất bán dù tỷ lệ hao hụt đến 50% người dân vẫn có lãi cao.

Tuy nhiên, người nuôi sò mai ở Vạn Ninh không khỏi lo lắng khi đầu ra chưa ổn định. Nhiều người cũng chưa biết gì về kỹ thuật nuôi loại hải sản này. Con giống cũng bấp bênh, có năm sò mai sinh sản nhiều nhưng có năm không được bao nhiêu, trong khi chưa có ai nhân giống đối tượng này. Đây là những thách thức lớn đối với nghề nuôi sò mai.

Cần quy hoạch và quản lý tốt để phát triển nghề nuôi sò mai bền vững

Ông Đặng Tri Thông – chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết: “Qua thống kê sơ bộ, trên địa bàn huyện Vạn Ninh hiện nay có khoảng 20 hộ nuôi sò mai theo kiểu tự phát. Nghề này mới rộ lên trong năm nay và đang đối diện với nhiều yếu tố không bền vững, trong đó lớn nhất là vấn đề tiêu thụ và con giống. Để định hướng cho nghề nuôi sò mai, địa phương đã đề xuất đề tài nghiên cứu, nhân giống sò mai. Nếu nhân giống thành công và thị trường đầu ra ổn định, địa phương sẽ có định hướng cho người dân phát triển nghề nuôi này”.

Nguồn : Internet, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao Biosipec

Dự án nuôi tôm thẻ siêu thâm canh kết hợp công nghệ cao (Biosipec) không chỉ giúp làm tăng mạnh sản lượng tôm thẻ trong một vụ nuôi, làm tăng số vụ trong năm, mà còn giảm đáng kể tác động tới môi trường.

 Ao ương giai đoạn 2 trong hệ thống Biosipec

Theo ông Thomas Raynaud, GĐ Kỹ thuật và Marketing thủy sản của Neovia Việt Nam, Biosipec áp dụng rất nhiều công nghệ cải tiến, tiêu biểu như: Hệ thống xử lý nước để tăng cường an toàn sinh học (ATSH) và ngăn ngừa dịch bệnh; hệ thống sục khí đặc biệt để giảm chi phí năng lượng nhưng tối ưu hóa lượng oxy cung cấp; hệ thống cho ăn tự động với cảm biến âm thanh giúp cung cấp thức ăn theo nhu cầu của tôm, qua đó làm giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn.

Khác với việc nuôi tôm thẻ theo cách thông thường chỉ có 1 giai đoạn (con giống mua về được thả thẳng xuống ao nuôi), Biosipec gồm 3 giai đoạn nuôi: 2 giai đoạn ương và 1 giai đoạn nuôi thương phẩm. Theo đó, hệ thống Biosipec được thiết kế tới 3 ao, gồm 1 ao ương giai đoạn 1, 1 ao ương giai đoạn 2 và 1 ao nuôi thương phẩm.

Ngoài ra còn có 1 ao chứa và 1 hệ thống xử lý nước. Các ao ương giai đoạn 1 và 2 được đặt trong nhà màng, trong đó, ao ương giai đoạn 1 là bể xi măng, ao ương giai đoạn 2 là dạng ao đất. Còn ao nuôi thương phẩm là ao ngoài trời.

Khi tôm giống mới đưa từ trại giống về, sẽ được thả vào ao ương giai đoạn 1. Do ở giai đoạn này, tôm rất nhạy cảm với môi trường, nên nước trong ao được xử lý tiệt trùng toàn bộ, không còn mầm bệnh. Nhờ đó, dù thả với mật độ tôm giống cao từ 5.000 – 12.000 con/m2, những sau khi kết thúc ương giai đoạn 1 (4 tuần ương), tỷ lệ tôm sống vẫn rất cao đạt tới trên 80%, kích cỡ tôm từ 250 – 500 mg/con.

Kết thúc ương giai đoạn 1, tôm sẽ theo dòng chảy tự nhiên sang ao ương giai đoạn 2. Với cách di chuyển này, tôm sẽ không bị stress, tránh bị lây nhiễm mầm bệnh… Ở giai đoạn ương này, mật độ tôm giống từ 300 – 500 con/m2, thời gian nuôi 6 tuần. Kết thúc ương giai đoạn 2, tôm đạt kích cỡ 5 – 6g/con, tỷ lệ sống cũng rất cao trên 80%.

Với việc ương 2 giai đoạn như trên, khi được đưa tới ao nuôi thương phẩm, tôm đã đạt kích cỡ của tôm giống lớn, có sức đề kháng tốt nhất, tỷ lệ sống cao nhất. Tạo ao nuôi thương phẩm, tôm được nuôi với mật độ 180 – 250 con/m2, thời gian nuôi 6 tuần, khi thu hoạch đạt 12 – 16 g/con, tỷ lệ sống 85%. Đặc biệt trong giai đoạn nuôi thương phẩm, Biosipec áp dụng hệ thống cho ăn tự động với cảm biến âm thanh giúp cung cấp thức ăn theo nhu cầu thực tế của tôm dưới ao nuôi.

Với 3 giai đoạn ương và nuôi như trên, cộng với việc áp dụng các công nghệ cao, Biosipec giúp cho tôm nuôi đạt tỷ lệ sống chung cho cả quá trình sản xuất đạt mức cao là trên 80%, trong khi nuôi thông thường chỉ đạt tỷ lệ sống bình quân 30 – 50%.

Nhờ nuôi mật độ cao và đạt tỷ lệ sống như trên, năng suất tôm nuôi theo hệ thống Biosipec có thể đạt tới 30 tấn/ha (nuôi thông thường 5 tấn/ha). Với thiết kế chia thành 3 ao với 3 giai đoạn ương, nuôi, hệ thống Biosipec giúp người nuôi tôm quay vòng vụ nhanh và có thể nuôi tới 5/vụ năm (tổng sản lượng 150 tấn/ha/năm). Còn nuôi thông thường vì chỉ có 1 giai đoạn nên chỉ được khoảng 2-3 vụ/năm.

Đó là hiệu quà kinh tế? Còn môi trường? Hệ thống Biosipec giúp tiết kiệm đáng kể lượng nước sử dụng trong quá trình nuôi tôm, vì không cần thay nước trong cả 2 giai đoạn ương và giai đoạn nuôi thương phẩm; giảm chi phí năng lượng nhờ hệ thống sục khí đặc biệt…

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Dịch bệnh ở Phúc Kiến và Quảng Đông ngập tràn thị trường tôm hạ giá

Theo nguồn tin của Seafoodnews cho biết tôm ở Phúc Kiến và Quảng Đông của Trung Quốc xảy ra dịch bệnh và tôm giá rẻ tràn ngập thị trường.

Dịch bệnh ở Phúc Kiến và Quảng Đông ngập tràn thị trường tôm hạ giá

Tôm bị dịch bệnh do thời tiết thay đổi thất thường nhất là ở Phúc Kiến, tôm bệnh đã tràn ngập thị trường với số lượng lớn, làm giảm giá trong nước xuống từ 2 đến 3 Nhân dân tệ / tuần (0,60 – 0,90 USD / kg Mỹ) trong tuần này.

Một lượng lớn ao tôm ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc bị nhiễm phân trắng. Do dịch bệnh phân trắng diễn ra gây thiệt hại nặng nề nên người dân tiến hành rút ngắn thời gian nuôi bằng cách thu tôm sớm.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Khai thác gắn với bảo vệ rong mơ

Tỉnh Khánh Hòa đã và đang nhân rộng mô hình khai thác gắn với bảo vệ rong mơ – nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao và đóng vai trò quan trọng bảo vệ hệ sinh thái vùng ven biển, nhưng đang bị suy giảm do khai thác quá mức.

Ngư dân chuẩn bị đưa rong mơ từ tàu lên bờ

Từ tháng 6/2017, Tổ hợp tác “Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản rong mơ” phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang đi vào hoạt động. Mô hình này có 21 thành viên là ngư dân hành nghề khai thác rong mơ ở vịnh Nha Trang tham gia.

Ông Nguyễn Văn Tính, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang cho biết, trước đây, ngư dân thường khai thác rong mơ trước thời vụ, không đúng kỹ thuật, giá rong mơ cũng không ổn định. Tổ hợp tác thành lập đã hỗ trợ ngư dân kỹ thuật về khai thác, biện pháp bảo vệ rong mơ, đồng thời liên kết với nhau để bán sản phẩm từ rong mơ cho doanh nghiệp nên giá ổn định.

Mô hình khai thác gắn với bảo vệ rong mơ dựa vào cộng đồng đang được nhiều địa phương, đoàn thể ở Khánh Hòa nhân rộng. Điển hình như Hội Phụ nữ phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang thành lập “Tổ sinh kế rong mơ” với 40 thành viên làm nghề khai thác rong mơ. Tham gia mô hình này, các thành viên được tập huấn kỹ thuật khai thác rong mơ để nâng cao sản lượng, chất lượng rong mơ, nhưng vẫn bảo vệ được nguồn lợi lâu dài.

Ngư dân phơi rong mơ

Theo Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, vùng ven biển Khánh Hòa có 21 loài rong mơ phổ biến. Các thảm rong mơ có diện tích trên 1.160 ha với trữ lượng khoảng 7.300 tấn khô/năm, tập trung ở 3 vịnh biển: Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và đầm Nha Phu.

Các thảm rong mơ có vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái vùng ven biển Khánh Hòa, đồng thời làm bãi đẻ, nơi trú ngụ cho sinh vật biển. Những năm gần đây, rong mơ cho giá trị kinh tế cao do phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm, y học… nên loài này bị khai thác quá mức dẫn đến suy giảm.

Đơn cử như vụ khai thác rong mơ diễn ra từ tháng 5-8 hàng năm, nhưng ngư dân thường khai thác ngay từ tháng 2, khi rong mơ đang còn non nên khó tái sinh. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thủy sản cùng nhiều tác động khác ở vùng ven biển cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của rong mơ.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành chỉ thị về việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi rong mơ như thời gian thu hoạch cho từng vùng, khai thác phải để lại gốc và thân 10cm để rong tái sinh trưởng, chừa lại 20% trữ lượng của bãi rong để làm nơi cư trú và sinh sản cho các loài động vật biển…

Nguồn: Baomoi được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Khánh Hòa: rau câu chỉ được mùa, được giá.

Khánh Hòa: rau câu chỉ được mùa, được giá
Năm nay, rau câu chỉ được mùa, được giá đã giúp nhiều gia đình ở một số xã của huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) tăng thu nhập.

Được mùa rau câu chỉ

Phơi rau câu chỉ ở Cam Hải Tây.

Hiện nay, tuy là thời điểm cuối vụ thu hoạch rau câu chỉ nhưng đi dọc bờ đầm Thủy Triều, không khó bắt gặp cảnh người dân đang khai thác rau câu. 11 giờ trưa, trời nắng gắt, nhiều hộ vẫn miệt mài phơi rau câu. Ông Hoàng Tuấn Phương (thôn Bắc Vĩnh, xã Cam Hải Tây) phấn khởi nói: “Trước đây, tôi làm phụ hồ cho các công trình nhưng thu nhập khá bấp bênh. Mấy tháng nay, thấy nhiều người khai thác rau câu chỉ mang lại thu nhập khá nên tôi chuyển sang nghề này. Rau câu chỉ xuất hiện tự nhiên ở đầm Thủy Triều. Tôi chỉ bỏ ra khoảng 1 triệu đồng làm bè, mua vợt… để vớt. Mỗi ngày, vợ chồng tôi khai thác được 10 tạ rau câu tươi, phơi khô còn được 2 tạ. Với giá bán 4.800 đồng/kg, trừ chi phí, tôi kiếm được gần 1 triệu đồng. Điều đáng mừng là thu hoạch tới đâu, người ta mua hết tới đó”.

Có thâm niên hơn 20 năm khai thác rau câu, vợ chồng ông Trần Văn Khương (thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa) xem nghề này là nghề chính để mưu sinh. Ông Khương cho biết: “Vợ chồng tôi khai thác ngày nhiều nhất được 4 tạ rau câu khô, ngày ít khoảng 1,8 tạ, tăng khoảng 30% so với năm ngoái. Rau câu chỉ dễ nuôi nên sau mỗi mùa thu hoạch tôm (khoảng tháng 10 âm lịch), tôi bắt đầu thả xen canh rau câu trong đìa, vài tháng có thể thu hoạch. Với diện tích 5ha, tôi đã thu 9 tấn rau câu khô”.

Theo ông Nguyễn Minh Tâm – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Hải Tây, toàn xã có hơn 30 hộ khai thác rau câu chỉ ở đầm. Trong đó, tập trung ở thôn Bắc Vĩnh và Tân Hải. Đa số những người làm nghề này thường đánh bắt cá trên đầm hoặc không có việc làm ổn định. Năm nay, mưa nhiều nên rau câu phát triển nhiều hơn năm ngoái. Với giá bán 4.800 – 5.000 đồng/kg khô (cao hơn 1.500 đồng/kg so với năm trước), một người khai thác rau câu chỉ có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng/ngày. Tuy nhiên, nghề này chỉ khai thác được 5 – 6 tháng, trong đó tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch…

Rau câu chỉ khô

Được biết, các hộ khai thác rau câu chỉ tập trung chủ yếu ở các xã: Cam Hải Tây, Cam Hòa, Cam Thành Bắc và ven đầm Thủy Triều. Rau câu chỉ có sợi mảnh như sợi chỉ, vớt lên phải phơi từ 1 đến 2 nắng cho khô rồi mới bán. Mặt hàng này tiêu thụ ở Bình Định, Hải Phòng và một số tỉnh khác. Bà Nguyễn Thị Nga – người chuyên thu mua rau câu hơn 10 năm ở xã Cam Hòa cho biết, rau câu chỉ dùng làm thạch rau câu, nước giải khát… Thời gian qua, nhiều người đến các điểm thu mua để đặt hàng với số lượng lớn. Từ tháng Giêng đến nay, bà thu mua hơn 5 – 6 tấn rau câu khô/ngày. Số lượng người đi khai thác rau câu chỉ cũng nhiều hơn gấp đôi so với năm trước. Mặt khác, năm nay, do các tỉnh khác mất mùa rau câu chỉ nên giá bán cao hơn so với năm ngoái.

Theo khuyến cáo của lãnh đạo Trạm Khuyến công – nông – lâm – ngư huyện Cam Lâm, người dân không nên khai thác rau câu chỉ quá mức, chỉ nên khai thác đúng thời điểm nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, người dân nên nuôi xen canh rau câu chỉ trong các đìa để đảm bảo ổn định môi trường sinh thái vùng nuôi.

 

 

Nguồn: đã kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Săn cua biển giống

Cua biển khai thác tự nhiên được nhiều hộ chọn để thả nuôi nên giá khá cao. Điều này đã kích thích hàng chục hộ dân sống ven các cánh rừng ngập mặn đầm Nha Phu (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) xuyên đêm săn cua biển giống.

Theo chân ông Nguyễn Văn Phai (thôn Tân Đảo, xã Ninh Ích) đi săn cua biển giống, chúng tôi được ông cho biết: “Nghề săn cua biển giống gần như hoạt động quanh năm, chỉ trừ thời điểm mưa bão. Cua giống xuất hiện dày nhất vào khoảng tháng Chạp năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau. Các tháng khác, tùy theo điều kiện thời tiết mà cua giống có ít hay nhiều”. Nghề săn cua biển gắn liền với những cánh rừng ngập mặn ven đầm. Tuy nhiên, sau “cơn lốc” đìa tôm, rừng ngập mặn mất dần, nghề săn cua biển cũng biến mất. Mấy năm gần đây, khi rừng ngập mặn được phục hồi một phần, các loài thủy sản về trú ngụ, sinh sản, nghề săn cua biển dần phục hồi. Ban đầu chỉ có 5 – 7 người, hiện nay mỗi đêm có đến 30 – 40 người dân các địa phương: Ninh Ích, Ninh Hà, Ninh Lộc đi bắt cua biển giống.

Gặp chúng tôi trên bãi triều ngập nước, ông Nguyễn Văn Tuấn, một người săn cua chia sẻ: “Dụng cụ của người đi săn cua chỉ có chiếc xuồng nhỏ, bình ắc quy, đèn pha, vợt… Việc bắt cua giống diễn ra khi thủy triều rút hoặc vừa chớm lên, độ sâu mực nước chừng 0,3 – 0,4m, còn sâu hơn rất khó phát hiện bởi cua nằm lẫn trong đám rong, bùn đất. Chúng tôi thường bơi xuồng ra đầm lúc chập tối đến 1 – 2 giờ sáng mới quay về”.

Sau 6 giờ lướt ghe trên bãi triều ven rừng ngập mặn, căng mắt theo ánh đèn soi đến tận đáy đầm, ông Phai bắt được 120 con cua giống. “Tùy theo ngày và con nước mà lượng cua bắt được khác nhau, ít thì mỗi người bắt được từ 70 đến 100 con/đêm, may mắn gặp hôm cua nhiều thì bắt được 200 – 300 con/đêm. Cách đây vài ngày, tôi bắt được gần 300 con. Nhiều đêm tôi còn bắt được cua thịt kích cỡ chừng 0,3 – 0,4kg/con”, ông Phai cho hay.

Nghề săn cua biển giống

Cua giống bắt được, người dân bán cho các chủ đìa nuôi, trung bình 1 con giá 4.000 đồng. Với mức giá này, nhiều người dân ven đầm Nha Phu có một khoản thu hấp dẫn, thậm chí có người kiếm tiền triệu mỗi đêm.

Lý giải về nguyên nhân cua giống được bán với giá cao như hiện nay, ông Trần Văn Thừa (phường Ninh Hà), một người săn cua giống cho hay: “Khoảng 5 năm trở lại đây, khi cua biển ngày càng được giá, phong trào nuôi cua biển, nhất là nuôi cua biển kết hợp nuôi tôm được nhiều hộ dân triển khai. Điều này dẫn đến nhu cầu mua cua giống ngày càng cao. Nhiều hộ nuôi không mua cua giống từ các cơ sở sản xuất giống (giá 600 đồng/con) mà đặt mua cua giống từ chúng tôi. Nguyên nhân chủ yếu là cua giống tự nhiên, săn trên đầm Nha Phu có kích cỡ lớn hơn, thích nghi tốt, tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi thấp”.

Ông Phạm Ngọc Khánh – Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích cho biết, nghề săn cua biển giống mang lại thu nhập khá cao cho một số hộ dân địa phương. Nghề này gắn liền với sự phục hồi của những cánh rừng ngập mặn ven đầm Nha Phu. Những năm gần đây, người dân thấy được lợi ích từ rừng ngập mặn nên đã tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng, nhờ đó, diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn xã đã phát triển lên hơn 50ha.

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, hiện nay, nghề nuôi cua biển trên địa bàn thị xã đang phát triển nhanh, diện tích hiện có hơn 145ha. Nguồn giống chủ yếu là cua giống khai thác từ đầm Nha Phu, một phần được người nuôi mua từ các trung tâm sản xuất giống cua. Nghề săn cua giống đã giúp các hộ nuôi cua trên địa bàn chủ động được phần lớn nguồn giống thả nuôi.

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Làm giàu ở nông thôn: Trang trại tổng hợp, nuôi con, trồng cây gì cũng lãi khá

Hơn 2 năm triển khai mô hình trồng cây ăn quả, kết hợp với chăn nuôi gia đình anh Ngô Tùng Lam (thôn Tân Lâm, xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Mô hình này đang được địa phương khuyến khích nhân rộng.

Bỏ nghề chăn vịt… chuyển sang làm trang trại

Trên 22 năm gắn bó với nghề nuôi vịt, anh Ngô Tùng Lam nhận thấy nghề này rất vất vả phải chạy đồng khắp nơi. Cứ nghe thông tin cánh đồng nào có gặt lúa là anh tìm đến để hỏi cho đàn vịt trú chân, mỗi khi đến mùa hạn là anh lại càng lo lắng hơn vì không có nước cho đàn vịt ăn, vịt tắm. Khắc nghiệt hơn giá cả trứng bán ra bấp bênh, chính vì đó mà nhiều năm lam lũ với đàn vịt gia đình anh cũng chẳng “đút túi” được đồng nào. Thời gian này anh muốn từ bỏ nghề nuôi vịt để tìm sang một nghề khác có thu nhập ổn định hơn.

Anh Lam phát triển kinh tế từ mô hình tổng hợp

Trong một lần tình cờ, anh Lam xem trên tivi thấy giới thiệu nhiều mô hình trang trại vừa hay, lại có hiệu quả. Kể từ đây anh nắm bắt thông tin và tìm đến các nơi như Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh để học tập. Sau khi bán đi đàn vịt anh quyết định chuyển sang trồng xoài, vườn xoài đang phát triển tốt thì gặp những đợt hạn hán kéo dài làm cho vườn xoài chết gần hết. Phá bỏ vườn xoài, anh tiếp tục nghiên cứu đầu tư trồng cây mít, bưởi, chuối và đu đủ.

Năm đầu tiên cho mang lại doanh thu 100 triệu đồng

Dẫn chúng tôi đi quanh khu vực trồng cây ăn quả và kết hợp với chăn nuôi lợn rừng lai, gà, bồ câu, anh Ngô Tùng Lam cho biết, trang trại của anh năm vừa rồi mang lại doanh thu 100 triệu đồng, nguồn vốn này giúp anh có thêm nghị lực để phát triển và nhân rộng mô hình.

Với 2ha diện tích của mình, anh đã trồng 200 gốc mít, 200 gốc chuối mốc, 400 gốc đu đủ và trên 250 gốc bưởi da xanh. Anh Lam khoe, đu đủ là loại cây đang cho thu nhập cao nhất, vụ vừa rồi đu đủ chăm sóc bài bản nên cho ra từ 50 – 60 quả/cây, mỗi quả nặng từ 1- 2,5kg.

Cây mít cho ra trĩu quả

Cứ 7- 10 ngày cho thu hoạch một đợt, năng suất đạt 1 tạ/lần, giá bán dao động từ 7.000 – 10.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm bán 15.000 đồng/kg. Chỉ tay vào vườn mít anh cho hay, mít mới vừa cho thu hoạch vụ đầu tiên nhưng năng suất rất cao  đạt 4 tấn, giá bán tại vườn 10.000 – 15.000 đồng/kg. Còn riêng vườn bưởi anh dự định khoảng 2 năm nữa sẽ cho thu hoạch.

Tại phiên chợ nông sản Ninh Hòa 2017 vừa rồi, anh đã xuất bán trên 6 tạ đu đủ và chuối mốc. Những sản phẩm nông sản của anh được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ mạnh.

Ngoài phát triển cây ăn quả, anh nuôi trên 35 con lợn rừng lai, cách đây khoảng 1,5 tháng anh xuất bán 1 đợt 20 con, giá bán thịt bình quân 100.000 đồng/kg, thu nhập trên 16 triệu đồng.

Tận dụng không gian trong vườn anh tiếp tục thả nuôi 40 con bồ câu lai, hơn 50 con gà để tăng thêm thu nhập. Theo anh, chỉ vài năm nữa  trang trại sẽ cho thu nhập tăng thêm gấp 3- 4 lần so với hiện tại.

Vườn cây của anh đã đào ao dự trữ nước tưới cho mùa hạn nên không còn lo lắng về nước tưới nữa. Thành công nhưng không giữ bí quyết cho riêng mình, mà anh sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm quý báu đã tích lũy được cho bà con sản xuất trong thôn để phát triển kinh tế.

Ông Trương Thanh Hòa – Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Ninh Hòa cho biết, mô hình của hộ anh Lam có rất nhiều triển vọng, sản phẩm được các thương lái bao tiêu ngay tại chỗ nên đầu ra rất yên tâm. Cá nhân anh Lam rất chịu khó làm ăn, tích cực công tác hội và đặc biệt chịu khó học hỏi về kỹ thuật làm cây ăn quả và chăn nuôi. Hội đang khuyến khích các hội viên, nông dân tham gia tìm hiểu học tập mô hình vườn đồi này.

Nguồn: Danviet được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Khánh Hòa: Phấn đấu hoàn thiện đúng lộ trình chương trình Nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới (NTM) tại Khánh Hòa đang gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực từ nhiều phía, 9 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2017 đang hoàn thiện nốt những phần việc cuối cùng để về đích theo đúng lộ trình vào tháng 11/ 2017.

Thu hoạch lúa ở Cam Lâm – Khánh Hòa.

Theo kế hoạch, 9 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2017 gồm: Vạn Phú, Xuân Sơn (huyện Vạn Ninh), Ninh Bình, Ninh Đông, Ninh Hưng (thị xã Ninh Hòa), Diên Toàn, Diên Hòa (huyện Diên Khánh), Cam Hiệp Bắc, Cam Hòa (huyện Cam Lâm). Tính đến tháng 8/2017, hầu hết các hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản đã được 9 xã này hoàn thành hoặc sắp hoàn thành. Tất cả các xã đã đạt những tiêu chí quan trọng và khó như thu nhập, hộ nghèo, tạo nền móng cho mục tiêu nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân NTM.

Ở các hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản, hay còn gọi là các tiêu chí “cứng”, xã Vạn Phú dự kiến đến cuối tháng 9, công trình trường học và cơ sở vật chất văn hóa của xã sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, hoàn tất 19/19 tiêu chí. Tương tự ở xã Xuân Sơn, công trình trường học cũng đang được gấp rút hoàn thiện để có thể đưa vào sử dụng vào đầu tháng 10. Còn tại Ninh Đông, công trình hạ tầng thương mại nông thôn (chợ) và công trình thuộc lĩnh vực cơ sở vật chất văn hóa cũng đang được thi công và hoàn thành trong năm 2017.

Tại xã Cam Hòa, các hạng mục công trình thuộc lĩnh vực giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa đều đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, quyết tâm hoàn thành sớm. Riêng 2 xã Ninh Hưng và Cam Hiệp Bắc, ngoài các công trình đang thi công, 2 xã này đang chờ kinh phí tỉnh cấp hỗ trợ khoảng 3,37 tỷ đồng để đầu tư cứng hóa 3 tuyến đường nội đồng. Về vấn đề này, trong cuộc họp Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh ngày 6/9 vừa qua, đồng chí Lê Đức Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư khẩn trương phân bổ kinh phí cho 2 xã này hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến giao thông đạt chuẩn.

Như vậy, đến thời điểm này các hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản của 9 xã đăng ký đạt chuẩn trong năm 2017 đã cơ bản hoàn tất. Hiện nay, chính quyền các cấp và các sở, ngành đang tập trung hoàn thiện các tiêu chí như: y tế, hệ thống chính trị. Đây là những chỉ tiêu “mềm” trong chương trình xây dựng NTM, không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư.

Theo ông Huỳnh Quang Thành – Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình NTM tỉnh, so với trước đây, các tiêu chí xây dựng NTM hiện nay có mức độ cao hơn, khó hơn. Chẳng hạn, ở chỉ tiêu tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trong tiêu chí y tế, trước đây yêu cầu từ 70% trở lên, bước sang năm 2017 đòi hỏi phải đạt từ 85% trở lên. Đặc biệt, các xã đang gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu phải có ít nhất 1 nữ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã trong tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

Trong số 9 xã đặt mục tiêu đạt chuẩn trong năm 2017, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của Xuân Sơn mới đạt 81%, Ninh Đông 82,2% và Ninh Hưng 81,4%. Từ nay đến cuối năm, 3 xã này sẽ tập trung tuyên truyền, vận động để nâng cao tỷ lệ này lên ít nhất 85%. Có 3 xã chưa có cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt theo quy định gồm: Ninh Bình, Ninh Đông và Diên Hòa. Ngoài ra, còn một số xã có cán bộ chưa đạt chuẩn chuyên môn. Theo các xã này, việc quy hoạch cán bộ cần có thời gian, trong khi quy định chuẩn NTM trước đây và bây giờ thay đổi đột ngột, khiến các xã trở tay không kịp. Một số xã đã quy hoạch nữ cán bộ vào chức vụ chủ chốt cấp xã, nhưng trong quá trình bầu cử các vị trí này không trúng cử, nên rất khó hoàn thành tiêu chí số 18.

Như vậy có thể thấy, 9 xã đăng ký đạt chuẩn NTM trong năm 2017 đều đã hoàn thành hầu hết các tiêu chí theo quy định. Chỉ còn một số chỉ tiêu cũng đã được UBND tỉnh, các sở, ngành và chính quyền địa phương tập trung hoàn thiện, quyết tâm đến tháng 11 năm nay, 9 xã này sẽ được UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt chuẩn NTM.

Nguồn: baomoi được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Khánh Hòa: Nguy cơ lây lan dịch bệnh do vứt bỏ thủy sản chết ra môi trường

Bảo vệ môi trường trong quá trình nuôi trồng thủy sản, chống dịch bệnh lây lan luôn được ngành thủy sản quan tâm, khuyến cáo. Tuy nhiên, tại tỉnh Khánh Hòa thời gia gần đây xuất hiện ở nhiều địa phương nuôi trồng thủy sản người dân thải ra môi trường thủy sản chết, không xử lý đúng quy định khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

Khánh Hòa nguy cơ lây lan dịch bệnh do vứt bỏ thủy sản chết ra môi trường

Thời gian gần đây tại xã Ninh Thọ (thị xã Ninh Hòa) xảy ra tình trạng ốc hương nuôi chết hàng loạt; khi đó không khó để bắt gặp những bao tải chứa ốc vứt bên vệ đường, cạnh mương nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Hỏi chuyện các hộ nuôi ốc gần đó mới biết, khi xảy ra hiện tượng ốc chết, người nuôi chỉ lo tìm cách cứu chữa cho ốc mà không quan tâm đến việc xử lý ốc chết, họ cứ tìm chỗ nào trống là vứt ốc, không đưa đi xử lý đúng quy định.

Hay tại vùng nuôi cá bớp ở Hòn Lăng (xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa) xuất hiện tình trạng cá bớp chết liên tục. Hỏi người dân về cách xử lý cá chết, ông P.T.T. – người nuôi cá tại đây cho biết: “Trong vòng 1 tháng qua, cá bớp của gia đình tôi chết hơn 1.500 con. Khi phát hiện cá chết, tôi vớt lên và vứt luôn xuống biển ngay cạnh bè chứ không biết xử lý cách gì”. Theo ông T., cả vùng nuôi này bè nào cũng vậy. Bởi cá chết cả tấn, có mang vào bờ cũng không biết chôn ở đâu. Còn ngoài biển rộng lớn, việc vứt vài ba tấn cá chắc cũng không ảnh hưởng gì. Bởi vậy, có hộ khi cá chết trắng lồng thì xả tất cả ra biển, kéo lồng lên rồi về bờ.

Được biết những năm qua, ngành Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều lớp tập huấn, thông tin về Thông tư 04 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản cho người dân. Các yêu cầu về khu cách ly và hố xử lý động vật thủy sản; quy trình xử lý, vận chuyển động vật thủy sản chết đến hố xử lý; tiêu hủy bằng hóa chất cũng đã được hướng dẫn đến người dân ở các vùng nuôi. Qua đó, nhằm giúp người nuôi trồng thủy sản chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, có các biện pháp kỹ thuật tiêu hủy động vật thủy sản khi mắc bệnh, chết nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vùng nuôi. Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng của người dân còn nhiều hạn chế.

Theo ông Phạm Duy Trường – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, một trong những khó khăn lớn trong nuôi trồng thủy sản hiện nay là ý thức cộng đồng của người nuôi. Một khi có dịch bệnh xảy ra, người dân không thu gom xử lý, xả ra môi trường sẽ rất dễ lây lan ra toàn vùng nuôi, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Để phòng, chống dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, người dân cần có ý thức cộng đồng, từ khâu cải tạo ao đìa, thả giống, xử lý dịch bệnh… Hiện nay, ngành Thủy sản tỉnh đang vận động người dân thành lập các tổ cộng đồng vùng nuôi, cùng thả giống, cùng tổ chức sản xuất đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tình hình dịch bệnh trên động vật thủy sản trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 diễn biến khá phức tạp; các đối tượng nuôi như: cá bớp, tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương… chết ở nhiều vùng nuôi trên địa bàn tỉnh. Một số vùng nuôi có nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao do nguồn nước bị ô nhiễm. Chi cục đã tích cực khuyến cáo đến người nuôi các biện pháp bảo vệ môi trường vùng nuôi và phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi. Chỉ tính riêng đối tượng tôm nước lợ, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, chi cục đã dập 41 ổ dịch trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Nguồn: bao Khanhhoa được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Khánh Hòa : Ốc móng tay được sản xuất giống nhân tạo thành công

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa vừa nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm móng tay dày” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III chủ trì thực hiện.
Móng tay dày (hay còn gọi ốc móng tay) là động vật thân mềm, hai mảnh vỏ, có giá trị kinh tế cao.
Kết quả này đã bổ sung thêm một loài thủy sản có thể nuôi trồng cho người dân Khánh Hòa nói riêng và mở rộng ra các vùng nuôi có điều kiện thích hợp trong cả nước.
Móng tay dày (hay còn gọi ốc móng tay) là động vật thân mềm, hai mảnh vỏ, có giá trị kinh tế cao do thịt thơm ngon, giá bán hiện nay khoảng 450.000 đồng/kg. Loài này sử dụng thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ nên có tác dụng làm sạch môi trường sinh thái biển.
Với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng, đề tài được thực hiện từ tháng 7/2015 và kéo dài 2 năm, bao gồm các nội dung: Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo móng tay dày; chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống móng tay dày cho ngư dân và thử nghiệm các mô hình nuôi thương phẩm tại đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều.
Nhóm nghiên cứu đã sản xuất được 50.000 con giống cỡ 2 – 3mm và 5.000 con giống cỡ 10 – 15mm; đưa vào nuôi thương phẩm đạt 20kg/mô hình, sau đó chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân để đi vào sản xuất.
Ốc móng tay là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam