Người trồng điều thất thu, doanh nghiệp ‘đói’ nguyên liệu

Hiện nay, điều được giá (trên 40.000 đồng/kg), nhưng các nhà vườn lại không có để bán, kéo theo các cơ sở chế biến, sản xuất trên địa bàn tỉnh trong tình trạng “đói” nguyên liệu.

Năng suất cũng như chất lượng hạt điều giảm rõ rệt

Vườn điều của gia đình anh Phạm Văn Tuyển, ấp 5, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc năm nay chỉ có một số cây được trái, mà số lượng cũng rất ít. Theo anh, vườn điều của gia đình có diện tích 7 sào, nếu như vụ trước thu về 1,5 tấn thì sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 30 triệu đồng. Nhưng vụ điều năm nay có thể thiệt hại gần 70% do bông bị khô héo quắt khiến số trái đậu được rất ít. “Giá điều năm nay tăng cao hơn so với mọi năm khiến người trồng điều chúng tôi rất xót xa vì không có điều để bán”, anh chia sẻ.

Gia đình ông Nguyễn Đình Dự, ấp Nhân Đức, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc cũng trong hoàn cảnh tương tự. Vườn điều 1,5 ha của gia đình cũng chỉ có lác đác vài trái trên cây. Nếu như vụ điều năm ngoái ông thu hoạch được 3 tấn thì năm nay chỉ thu về được gần 1 tấn. Ông cho biết, mảnh đất của gia đình trồng điều là vùng đất cát, thiếu nước, không một loại cây trồng nào “trụ” được ngoài cây điều, nên đến giờ ông vẫn “chung thủy” với loại cây này. “Nếu có đủ nước tưới, tôi đã chuyển qua trồng thanh long rồi”, ông cho biết thêm.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến thời điểm này diện tích điều của tỉnh đang giảm mạnh. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 10.000 ha, trong đó gần 9.700 ha cho thu hoạch, số diện tích điều trồng mới rất ít, hầu như không có. Vụ điều năm nay do thời tiết mưa trái vụ cùng các loại sâu bệnh như: bọ xít muỗi, bệnh thán thư… khiến năng suất cũng như chất lượng hạt điều giảm rõ rệt.

Anh Lý Tú, trợ lý của doanh nghiệp tư nhân Tiến Lợi, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc cho biết: “Vụ này, điều đồng loạt mất mùa nên từ đầu vụ đến nay doanh nghiệp thu mua không được bao nhiêu. Năm nay, không chỉ nông dân mà thương lái cũng thất thu vì hạt điều giảm mạnh về sản lượng và chất lượng”.

Hiện nay, mỗi ngày doanh nghiệp cần khoảng 6 tấn điều để sản xuất, nhưng tìm mua khắp nơi trên địa bàn huyện cũng chỉ thu mua được từ 4 – 5 tấn. Giống như mọi năm doanh nghiệp tìm mua hạt điều tươi từ Bình Thuận, song năm nay vùng nguyên liệu này cũng bị thất thu, chất lượng hạt không đảm bảo. Trong khi đó, giá thành hạt điều nhập khẩu dù rẻ hơn hạt điều trong nước, nhưng chất lượng không đảm bảo.

Theo ông Cao Thúc Uy, Giám đốc Công ty TNHH Cao Phát, ấp Vĩnh Bình, xã Bình Giã, huyện Châu Đức, những năm qua do giá trị kinh tế từ cây điều không ổn định nên người dân đã ồ ạt chặt đi để đầu tư trồng tiêu mang lại hiệu quả cao hơn. Trong khi đó, ngành nông nghiệp địa phương chưa có định hướng phát triển lâu dài đối với loại cây này nên diện tích ngày càng giảm mạnh.

Mọi năm doanh nghiệp tìm mua hạt điều tươi từ Bình Thuận nhưng năm nay vùng nguyên liệu này cũng bị thất thu, chất lượng hạt không đảm bảo

Ông Uy cho biết, trung bình doanh thu của công ty đạt khoảng 20 triệu USD/năm nhờ xuất khẩu hạt điều, nhưng hầu hết nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài như: Ghana, Campuchia… do sản lượng ở địa phương quá ít. Cụ thể, diện tích điều trên địa bàn huyện Châu Đức là 2.140ha, năng suất 0,7 tấn/ha, tổng sản lượng khoảng 1.500 tấn, trong khi nhu cầu của công ty từ 400 – 500 tấn/tháng.

Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, nâng tỷ lệ nhân điều chế biến đạt tối thiểu 40%, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đặc biệt, chú trọng phát triển thị trường nội địa nhằm tránh những rủi ro và biến động của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây ăn trái miền Đông Nam bộ nhân giống điều mới để cung ứng cho bà con; triển khai mô hình thâm canh cây điều có năng suất tăng 40% và đạt 3,5 tấn/ha, lợi nhuận tăng từ 50 – 70 triệu đồng/ha so với giống điều cũ; tổ chức các lớp tập huấn về quản lý dịch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và bảo vệ thực vật trên cây điều…

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Giá xuất khẩu hạt Điều tăng mạnh

Theo Bộ NN&PTNT, tháng 8/2017 cả nước đã xuất khoảng 35 nghìn tấn hạt điều, trị giá 351 triệu USD. Lũy kế 8 tháng năm 2017, cả nước đã xuất khẩu 223 nghìn tấn hạt điều, đạt kim ngạch 2,2 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng nhưng tăng 24,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Hạt điều

Giá hạt điều xuất khẩu trung bình 8 tháng năm 2017 ước đạt 9.865,4 USD/Tấn, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước, tăng 20,3% so với năm 2016 (8195,5 USD/Tấn) và tăng 8,3% so với hồi đầu năm 2017 (9101,1 USD/Tấn).

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc tiếp tục duy trì là 3 thị trường chủ lực xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó Mỹ là thị trường chiếm thị phần lớn 36,7%, kế đến là Hà Lan chiếm 15,6% và Trung Quốc chiếm 11,7%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Nga (tăng 67,1%); Hà Lan (tăng 44,9%); Mỹ (tăng 38,2%); Israen (tăng 30%); Anh (tăng 22,1%); Thái Lan (tăng 17,9%); Úc (tăng 7%) và Trung Quốc (tăng 12,3%).

Mặc dù, giá điều xuất khẩu đang đứng ở mức cao và có xu hướng tăng, nhưng ngành điều vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Số liệu từ hải quan cho biết, tính đến 15/8, cả nước đã nhập khẩu 994.364 tấn điều thô nguyên liệu với tổng kim ngạch 1,923 tỷ USD, tăng gần 54% về lượng và tăng 98,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Cùng với lượng và kim ngạch tăng, giá nhập trung bình điều thô nguyên liệu những tháng vừa qua cũng tăng mạnh lên 1.934 USD/Tấn, tăng 28,9% so với cùng thời điểm này năm ngoái (1.500 USD/Tấn).

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội điều Việt Nam (Vicasa), việc nhập khẩu điều thô nguyên liệu tăng cao là không quá bất thường, do nguyên liệu nhập tăng mạnh đã được dự báo từ đầu năm, xuất phát từ việc các vùng nguyên liệu quan trọng ở cả trong nước và trên thế giới như Campuchia và khu vực Tây Phi bị mất mùa. Cụ thể, những tháng đầu năm, các vùng trồng điều trong nước, nông dân có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, năng suất ước cũng chỉ đạt 50% so với niên vụ 2016. Đáng chú ý, có những vườn điều thậm chí còn không có thu hoạch. Tổng sản lượng điều thô cả năm dự kiến đạt hơn 252.000 tấn, giảm gần 52.000 tấn so với năm 2016.

Điều này đã làm tâm lý các doanh nghiệp tăng nhập nguyên liệu để dự trữ phục vụ kế hoạch sản xuất cả năm. Cùng với đó, có cả doanh nghiệp Trung Quốc đặt cơ sở gia công tại Việt Nam cũng là nguyên nhân khiến nguyên liệu nhập của năm nay tăng mạnh, kéo theo đó giá thu mua tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, nguồn nguyên liệu điều thô chất lượng thấp cũng sẽ tăng giá hơn so với trước đây, đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2017 sẽ tác động đến giá nguyên liệu điều trong nước tăng cao.

Năm 2017 lượng nguyên liệu nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn, tăng hơn 200 nghìn tấn so với năm 2016

Hiện nay cơ bản vụ thu hoạch điều nguyên liệu ở trong nước và các khu vực quan trọng trên thế giới đã hoàn thành xong, dự báo những tháng cuối năm, việc nhập khẩu điều thô nguyên liệu sẽ không cao như thời gian vừa qua, ước tính cả năm 2017 lượng nguyên liệu nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn, tăng hơn 200 nghìn tấn so với năm 2016.

Trước đó, năm 2016, lượng điều thô nguyên liệu đưa vào chế biến 1,5 triệu tấn, trong đó nhập khẩu 1.025.000 tấn, mua trong nước 475.000 tấn, chỉ chiếm 31,67% nguyên liệu sản xuất của cả năm.

Năm 2017, tình hình sản xuất và kinh doanh của ngành Điều nói chung phải đối mặt với nhiều khó khăn, ngoài việc tăng sản lượng, mức giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, thì sản lượng xuất khẩu những tháng vừa qua cũng gần như không tăng so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, Vinacas khuyến cáo, doanh nghiệp cần từng bước chủ động hơn nguồn nguyên liệu. Bởi câu chuyện thiếu hụt nguyên liệu thực chất đã được đưa ra từ rất lâu, các giải pháp nhiệm vụ đưa ra cũng khá đầy đủ. Quan trọng lúc này là sự vào cuộc của toàn ngành. Cụ thể từ từng khâu, từng bước, như xây dựng bộ giống chất lượng tốt, năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần nâng cao đầu tư công nghệ chế biến, trên cơ sở đó tập trung truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó, hướng dẫn, hỗ trợ người nông dân thâm canh, ghép cải tạo các vườn điều lớn tuổi nhằm cải thiện chất lượng điều. Đặc biệt là thúc đẩy liên kết “bốn nhà” (Nhà nước-doanh nghiệp-nhà khoa học-nông dân) nhằm tạo ra vùng nguyên liệu vững chắc cho cây tỷ đô của Việt Nam.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Thời tiết xấu, sản lượng Điều giảm 50%

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết vụ điều năm 2017, không chỉ nông dân mất mùa mà doanh nghiệp (DN) cũng bị thiệt do tổn thất sau thu hoạch cao hơn mọi năm.

Tổng sản lượng điều thô niên vụ 2017 chỉ bằng 50% so với năm 2016

Nhiều DN lấy điều thô trữ 5-6 tháng để sản xuất, tỉ lệ thu hồi nhân điều đạt thấp, giảm khoảng 10% so với trước đây. Một số người trồng có điều kiện trữ lại điều thô cũng bị lỗ so với những người bán ngay sau khi thu hoạch.

Tổng sản lượng điều thô niên vụ 2017 chỉ bằng 50% so với năm 2016, chất lượng giảm do dịch bệnh và thời tiết xấu. Tuy nhiên, giá mua điều thô năm 2017 đạt kỷ lục, khoảng 50.000 đồng/kg hạt khô nhập kho, trong khi giá bình quân của năm 2016 là 38.000 đồng/kg.

Từ đầu năm 2017 đến ngày 15-10, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 273.000 tấn điều nhân, kim ngạch trên 2,7 tỉ USD, giảm 14% về khối lượng nhưng tăng 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong tổng giá trị xuất khẩu, 3 thị trường nhập khẩu lớn hạt điều của Việt Nam là Mỹ (35%), EU (25%) và Trung Quốc (15%).

Giá trị xuất khẩu điều của Việt Nam chiếm hơn 50% toàn thế giới nhưng ít người tiêu dùng biết đến. Hiện có một số DN xây dựng vùng nguyên liệu chủ yếu theo tiêu chuẩn hữu cơ để xây dựng thương hiệu.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phòng và trị một số bệnh phổ biến trên cây Bông vải

Cây bông là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Kỹ thuật trồng bông tương đối đơn giản. Khi trồng, ta cần chú ý để phòng trừ các loại bệnh sau đây:

1. Một số loại sâu hại chính trên cây bông:

Sâu xanh:

Sâu xanh là loại sâu đa thực, gây hại trên rất nhiều loại cây trồng. Trên cây bông nó được coi là loài sâu đục quả nguy hiểm nhất, làm giảm năng suất bông hạt.

Ngay từ khi sâu non mới nở đã nhanh chóng đục vào ngọn cây, nụ non, hoa, quả. Sức phá của chúng rất lớn, mỗi con có thể làm hại 15-20 nụ hoa trong đời của nó (13-15 ngày). Sâu tuổi nhỏ gây hại mạnh hơn sâu tuổi lớn, vì chúng di chuyển nhiều để tìm thức ăn.

Sâu xanh phát sinh quanh năm, thường mỗi tháng có 1 lứa. Những tháng không có bông chúng gây hại trên cây trồng khác như đậu đỏ, thuốc lá, cà chua, bắp cải,…

* Biện pháp phòng trừ :

Trong tự nhiên sâu xanh bị nhiều loại thiên định tấn công: ong mắt đỏ ký sinh trứng, ruồi ký sinh sâu non và nhộng, bọ rùa, bọ xít, bọ xít cổ ngỗng, bọ xít trắng vai nhọn,…

– Đa dạng hóa hệ thống cây trồng bằng cách trồng bông với các cây trồng khác.

– Bố trí thời vụ thích hợp tránh né giai đoạn bông ra nụ rộ trùng với thời điểm phát sinh của sâu.

– Trồng giống bông khánh sâu.

– Phun chế phẩm NPV – Ha với liều lượng 500 LE/ha hoặc Divicin – H, liều lượng 0,6-0,8 kg/ha.

– Phun thuốc hoá học: Chỉ nên phun thuốc ở giai đoạn 70-80 ngày sau gieo, khi mật độ sâu non 10-20 con/100 cây bằng các loại thuốc sau :

+ Karate 2,5 EC với liều lượng 0,8 – 1,0 lít / ha.

+ Lannate 40Wp với liều lượng 0,8 kg/ha

+ Sherpa 25EC liều lượng 0,3 – 0,4 lít /ha

+ Match 0,5 lít / ha

Sâu loang:

Sâu loang còn gọi là sâu gai. Trưởng thành đẻ trứng rải rác ở các bộ phận: búp non, kẽ nách nụ, hoa, quả non, cuống lá, mặt dưới lá non.

Sâu non gây hại nách cành, lá non, đục vào thân làm cho búp non, cành non bị héo rũ.

Khi bông lớn chúng đục vào nụ, hoa quả non làm nụ xòa, hoa rụng,… khi quả lớn chúng ăn hết quả này sang quả khác.

* Biện pháp phòng trừ:

– Sâu loang bị nhiều loại thiên định tấn công như ong mắt đỏ ký sinh trứng, ong kén nhỏ ký sinh sâu non.

– Tiêu hủy cây ký chủ sâu loang.

– Trồng giống bông kháng sâu.

– Phát hiện sớm và dùng thuốc Bt ngay khi sâu mới nở ,liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha .

– Dùng thuốc hóa học:

* Sherpa 25EC: 0,3 – 0,4 lít /ha

* Karate 2,5EC: 0,8 – 1,0 lít /ha

Sâu cuốn lá:

Sâu cuốn lá phát triển trong điều kiện ẩm ướt, âm u về thời tiết. Sâu non ở tuổi 1-3 thường tập trung, sau đó mới phân tán bằng cách nhả tơ để qua lá khác, chúng có tập tính cuốn lá, mỗi con có khả năng gây hại 2-3 lá.

* Biện pháp phòng trừ:

– Sử dụng giống kháng là biện pháp tốt nhất.

– Phun thuốc hóa học: Netoxin 95Wp, liều lượng 0,5 – 0,7kg/ha và một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Sâu hồng :

Sâu hồng là một trong những đối tượng kiểm dịch của thế giới và là một trong những loại sâu đục quả khó trị nhất. Sâu non không những phá hại trên đồng ruộng mà còn phá hại hạt trong kho.

Sâu non sau nở đục vào nụ, hoa, quả non. Sống kín đáo trọn đời trong đó. Khi đẫy sức sâu đục 1 lỗ chui ra khỏi quả, xuống đất hoá nhộng hoặc làm nhộng ngay trong quả.

Sâu làm cho hoa không nở được, đục quả, ăn hạt .

* Biện pháp phòng trừ:

– Thiên địch của sâu hồng là ong đa phôi ký sinh và vi khuẩn gây chết sâu non.

– Dọn sạch tàn dư cây trồng trước.

– Phun thuốc hóa học để phòng trừ các đối tượng khác gây hại bông cũng có tác dụng ngăn cản, diệt sâu hồng.

Sâu keo da láng:

Sâu non nở nằm tập trung dưới mặt lá, chúng ăn chất xanh để lại màng lá, sâu non ăn hết lá để lại phần gân lá. Chúng cũng ăn lá đài, nụ, hoa và quả non.

* Biện pháp phòng trừ:

– Sâu xanh da láng bị nhiều loại thiên định tấn công: ong ký sinh sâu non, bọ xít ăn thịt, virus gây bệnh ở giai đoạn sâu non.

– Phun chế phẩm NPV- Se với liều lượng 800-1000 LE /ha; Bt với liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha

– Phun thuốc hóa học: Atabron; mimic 20F; Match với liều lượng 0,5 – 0,8 lít/ha.

Rầy xanh:

Rầy xanh tập trung chích hút dịch cây, làm cho cây thiếu dinh dưỡng, còi cọc. Khi bị nhẹ mép lá có màu hơi vàng và cong lên, nặng chuyển màu nâu vàng, rồi đỏ, lá cong queo cháy từ mép lá vào trong. Lá, nụ và quả non bị rụng, làm quả chín ép, ảnh hưởng đến năng suất.

Ở nước ta rầy xanh gây hại quanh năm.

* Biện pháp phòng trừ:

– Thiên định của rầy không nhiều chủ yếu là các loại nhện bắt mồi và chuồn chuồn cỏ.

– Trồng giống bông có khả năng kháng rầy .

– Xử lý hạt giống bằng Gaucho 70WS liều lượng 5 – 7 g/1 kg hạt. Sau gieo 70-80 ngày, nếu rầy gây hại đến 30% số cây thì phun một trong các loại thuốc sau :

– Admire 25EC, liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha.

– Netoxin 95WP, liều lượng 0,7 kg/ha .

– Trebon 50EC, liều lượng 0,5 – 0,7 lít/ha .

– Karate 2,5EC, liều lượng 0,8 – 1,0 lít /ha .

Bọ trĩ :

Bọ trĩ thường tập trung gây hại dọc theo hai bên gân lá. Cả ấu trùng và trưởng thành đều trực tiếp gây hại bằng cách cứa, hút làm rách tế bào biểu bì lá, những lá bị hại chảy dịch tạo thành một lớp có màu nâu ánh bạc.

Cây bông bị hại sẽ cằn cõi với lá sù sì biến dạng; nụ, hoa, quả non bị rụng.

* Biện pháp phòng trừ :

– Trồng bông có màng phủ PE có tác dụng làm giảm bọ trĩ.

– Dùng thuốc hoá học: Dùng thuốc hoá học khi cây con có 1-2 con/lá và cây lớn có 5-10 con/lá.

– Confidor 100SL, liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha .

– Admire 50EC, liều lượng 0,6 – 0,8 lít/ha .

Rệp

Rệp có đặc tính đẻ con, cả rệp non và trưởng thành đều chích hút dịch cây làm cho lá co rút lại, cây sinh trưởng kém. Trong quá trình gây hại rệp thải ra chất mật dính tạo điều kiện cho nấm đen phát triển, làm ảnh hưởng quá trình quang hợp của cây. Gây hại vào giai đoạn cuối sẽ làm bẩn xơ bông.

Rệp là môi giới lây truyền bệnh xoắn lùn cho cây bông.

* Biện pháp phòng trừ :

– Rệp có khá nhiều thiên định : bọ rùa, chuồn chuồn cỏ, dòi ăn rệp và một số ong ký sinh.

– Trồng bông xen cây trồng khác như bắp, đậu nành,… tạo điều kiện cho thiên định của rệp cư trú.

– Xử lý hạt bằng Gauch 70WP, liều lượng 5g/1kg hạt.

– Phun thuốc hoá học

+ Admire 50 EC, liều lượng 0,6 lít/ha

+ Mospilan 3EC, liều lượng 0,3 lít/ha

2. Bệnh chủ yếu hại bông:

Bệnh xanh lùn:

– Xanh lùn là bệnh gây hại quan trọng cho cây bông. Tác nhân gây bệnh do virus và được lan truyền trong tự nhiên nhờ côn trùng môi giới là rệp bông.

– Cây bông có thể bị bệnh khi cây còn nhỏ đến khi cây già. Triệu chứng vết bệnh rìa lá cong xuống phía dười, lá giòn màu xanh đậm đồng nhất, các đốt thân, cành ngắn lại, cây lùn, khả năng ra hoa đậu quả kém, quả nhỏ, phẩm chất xơ giảm. Nếu cây bông bị bệnh trước 50 ngày sau khi gieo thì hầu như không cho thu hoạch.

– Bệnh này không lây truyền qua đất, hạt giống, cơ giới.

* Biện pháp phòng trừ :

– Kỹ thuật canh tác: Vệ sinh đồng ruộng tốt, luân canh cây trồng khác. Nhổ bỏ cây bệnh, chăm sóc bông kịp thời, luân xen canh, bón phân cân đối, gieo đúng thời vụ để cây khỏe mạnh,…

– Xử lý hạt giống bằng Gaucho 70WP với liều lượng 5g/1kg hạt bông.

– Phun trừ rệp cục bộ để tránh lây lan trong ruộng bông.

– Dùng giống ít bị nhiễm hay kháng rệp.

– Dùng các loại thuốc trừ rệp như đối với trừ rầy xanh.

Bệnh mốc trắng :

Tác nhân gây bệnh do nấm Ramulariopsis Gossypii gây ra.

Bệnh gây hại trên lá, tấn công từ lá già đến lá bánh tẻ. Cây bị bệnh nặng lá vàng và làm nụ, hoa, quả non bị rụng, quả chín ép, giảm năng suất.

Bệnh xâm nhiễm trong điều kiện lá có giọt nước, nhiệt độ từ 16-34oC, đặc biệt là vào cuối mùa mưa. Bệnh lây lan qua không khí, đất, nước tưới, giống,…

* Biện pháp phòng trừ:

– Biện pháp kỹ thuật canh tác: tiêu hủy tàn dư bông vụ trước, luân canh cây trồng khác, bón phân cân đối,…

– Dùng thuốc hóa học: nên phun phòng trước khi bệnh xuất hiện hay phun trừ bệnh khi xuất hiện đốm bệnh bằng một trong các loại thuốc sau :

+ Derosal 50SC (60WP) 1,0 – 1,5 lít kg/ha ( 1,2 kg/ha )

+ Topsin M70 WP 1,0 – 1,2 kg/ha .

+ Anvil 5 SC 1,0 – 1,5 lít/ha.

Bệnh đốm – cháy lá:

Bệnh xuất hiện trong mùa mưa, làm thối quả ở tầng dưới, làm giảm năng suất.
Tác nhân gây bệnh do nấm khi Rhizoctonia salani gây ra.

* Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng khác.

– Phun thuốc phòng bệnh

+ Thời kỳ cây con: Phun 1-2 lần vào lúc cây bông xòe hai lá mầm và khi cây bông được 10 ngày tuổi bằng các loại thuốc Monceren 250 SC liều lượng 0,4 – 0,6 lít/ha, Validacin 50EC liều lượng 0,5 lít/ha, Calidan 262.5 EW liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha.

+ Thời kỳ cây lớn: phun 1-2 lần khi bông bị hại bằng thuốc Moncerer 250 SC liều lượng 1-1,5 lít/ha; Anvil 5SC liều lượng 1-1,5 lít/ha.

Bệnh lở cổ rể:

Tác nhân gây bệnh do nấm và vi khuẩn như Rhizoctonia solani, pythium spp,…

Bệnh gây hại từ khi cây bông vừa nảy mầm đến giai đoạn 3-4 lá thật trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ đất cao.

Triệu chứng là cây héo, ngọn rũ xuống. Cây bị bệnh rất dễ nhổ, vết bệnh ăn vòng quanh thân gần sát mặt đất, vết bệnh có màu mốc trắng, nâu hoặc đen.

* Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước.

– Cày bừa kỹ, san mặt ruộng cho bằng phẳng để đất thoáng và không đọng nước.

– Chỉ dùng hạt giống không bị bệnh. Không gieo hạt quá sâu, những vùng có bệnh phổ biến cần phải tăng lượng hạt giống gieo.

– Xử lý hạt giống bằng Rovral 50WP, liều lượng 3-5g/kg hạt hoặc Monceren 70WP với liều lượng 3-5g/kg hạt.

– Có thể phun thuốc sau khi bông mọc từ 1 đến 2 lần bằng Monceren 250 SC, liều lượng 0,4 – 0,6 lít/ha hay Monceren 70WP liều lượng 0,2kg/ha.

Nguồn: Hội nông dân Cần Thơ được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Một số giống Bông vải đang trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay

Fman xin giới thiệu tới nhà nông một số giống bông vải đang trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay

1 – Giống L18:

– Thời gian sinh trưởng trung bình 100 – 115 ngày.

– Ra hoa , đậu quả tập trung, quả to 4,5 – 5 g, năng suất cao.

– Tỷ lệ xơ 38-39%, chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1.

– Thích nghi rộng, chịu thâm canh, kháng rầy xanh yếu, ít nhiễm bệnh giác ban và nấm trắng cuối vụ.

2- Giống VN20:

– Thời gian sinh trưởng trung bình 100 – 115 ngày.

– Ra hoa, đậu quả tập trung, quả to trung bình 3,8 – 4,2 g.

– Tỷ lệ xơ 37-38%, chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1.

– Giống ổn định, thích nghi rộng, thích hợp đầu tư thâm canh cao, kháng rầy trung bình. Ít nhiễm bệnh giác ban và nấm trắng cuối vụ.

3-Giống VN35:

– Thời gian sinh trưởng trung bình 100 – 115 ngày.

– Cây sinh trưởng khoẻ , có 2-3 cành đực.

– Là giống chín trung bình , dạng hình cân đối .

– Qủa nặng 5,0 – 5,5 g,năng suất cao 30 -35 tạ/ha .

– Tỷ lệ xơ 37-38%, chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1.

– Giống ổn định, thích nghi rộng, chịu hạn tốt, tái sinh phục hồi năng suất cao, kháng rầy cao, ít nhiễm bệnh giác ban, xanh lùn, nhưng nhiễm bệnh nấm trắng cuối vụ.

4- Giống NH38:

– Thời gian sinh trưởng trung bình 100 – 115 ngày .

– Dạng cây gọn, cành ngắn, quả to, ra hoa và đậu quả tập trung.

– Tỷ lệ xơ 36-37%, chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1.

– Giống ổn định, thích nghi rộng, có khả năng trồng dầy tăng mật độ, thích hợp với đầu tư thâm canh, kháng rầy trung bình, ít nhiễm bệnh giác ban, xanh lùn và nấm trắng cuối vụ.

5-Giống VN15:

– Thời gian sinh trưởng trung bình 100 –115 ngày.

– Là giống chín trung bình ,dạng hình cân đối , có 2 – 3 cành đực .

– Ra hoa và đậu quả tập trung, quả to trung bình 4,5 – 5,0 g.

– Năng suất cao 30 – 35 tạ/ha .

– Tỷ lệ xơ 36-37%, chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1.

– Giống ổn định, thích nghi rộng, kháng rầy trung bình, kháng sâu miệng nhai vì vậy rất thích hợp cho các vùng có áp lực sâu xanh cao.

6-Giống GL03:

– Thời gian sinh trưởng trung bình 100 – 115 ngày.

– Ra hoa, đậu qủa tập trung, qủa nặng 5,6 – 6,5 g.

– Tỉ lệ xơ 36 – 37 % ,chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1.

– Giống ổn định,thích nghi rộng, kháng rầy trung bình, kháng sâu miệng nhai, vì vậy rất thích hợp cho các vùng có áp lực sâu xanh cao .

7-Giống VN01-2:

– Thời gian sinh trưởng trung bình 100 – 115 ngày .

– Ra hoa và đậu qủa tập trung, qủa nặng trung bình 4 – 4,5 g .

– Tỷ lệ xơ 38 – 39 %,chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp 1 .

– Giống ổn định ,thích nghi rộng, kháng rầy tốt, kháng sâu miệng nhai, thích hợp cho các vùng thâm canh có áp lực sâu xanh cao

Nguồn: Hội nông dân Cần Thơ được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng Bông vải năng suất cao (P2)

Ở phần trước chúng tôi đã giới thiệu về kỹ thuật trồng bông. Ở phần này Fman xin giới thiệu tiếp cho nhà nông về phần chăm sóc và thu hoạch cây bông vải

9. Chăm sóc – làm cỏ – xới xáo:

9.1 Dặm tỉa:

– Sau khi gieo 5-7 ngày kiểm tra thấy hốc nào không mọc hay mọc yếu thì phải trồng dặm ngay, nhằm đảm bảo mật độ cây để cho năng suất cao nhất.
– Có thể cùng lúc với gieo đại trà, nên gieo dự phòng 5-10% số cây trong bầu nylon, khi kiểm tra thấy hốc nào không mọc thì lấy cây trong bầu nylon dặm vào.
– Khi cây có 2-3 lá thật, tức khoảng 14-15 ngày sau khi gieo cần phải tỉa định cậy, chỉ để 1 cây/hốc.

9.2 Làm cỏ – xới xào:

– Chăm sóc thời kỳ cây con là rất quan trọng, cây khỏe sẽ cho năng suất cao. Khi cây bông đạt 15 ngày sau gieo cần phải xới xáo nhẹ xung quanh gốc nhằm phá váng tạo độ thoáng cho bộ rễ phát triển và trừ cỏ dại lấn át khi cây bông còn nhỏ.

Thời kỳ ra nụ cần tiến hành xới sâu để xúc tiến bộ rễ ăn sâu, độ sâu xới từ 10-15cm. Đồng thời kết hợp vun đất vào gốc cây nhằm chống đổ.

– Khi bông đã ra hoa, bộ rễ đã phát triển khá mạnh, lúc này không nên xới sâu làm tổn thương rễ. Chỉ nên xới nhẹ sau mưa hoặc sau khi tưới, đồng thời vun cao vào gốc để tránh cây bị đổ ngã.

– Biện pháp trồng xen cây trồng khác trong vườn bông cũng có tác dụng làm đất tơi xốp, chống cỏ dại.

– Các động tác xới xáo, làm cỏ thường nên kết hợp vơi các đợt bón phân cho cây bông.

– Ở một số vùng trồng bông với diện tích lớn việc làm cỏ bằng thủ công rất tốn kém, vì vậy cần phải áp dụng biện pháp phòng trừ cỏ dại bằng thuốc hoá học. biện pháp này đã được người trồng bông ở Đồng Nai, Đắc Lắc và nhiều nơi khác áp dụng:

• Thuốc trừ cỏ hậu nảy nầm Ametrex 80 WP, với liều lượng 2,0kg/ha, phun trước khi gieo hạt khoảng 10 ngày, có hiệu lực trừ cỏ cao trong thời gian dài từ 4 đến 6 tuần.

• Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như Dual 720 EC, Ronstar 25 EC với liều lượng 1,5 lít/ha hoặc Mizin 80 WP liều lượng 4,0 kg/ha, sau khi gieo bông.Vào giai đoạn 40 – 45 ngày sau gieo có thể dùng Round-up 480 ND liều lượng 1,5 lít/ha.

• Lượng nước phun từ 400 – 600 lít/ha, phun cách gốc 15 – 20 cm, không để thuốc dính vào lá bông.

Hầu hết các loại thuốc trừ cỏ được khuyến cáo hiện nay cho cây bông không ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây bông cũng như cây trồng xen.

10. Bấm ngọn, đánh cành, ngắt nụ sớm:

10.1 Bấm ngọn thân chính:

Bấm ngọn thân chính là kỹ thuật quan trọng trong toàn bộ kỹ chỉnh cành. Bấm ngọn đúng lúc sẽ hạn chế ưu thế phát triển về phía ngọn, làm cho nụ nhiều, quả nặng hơn, hạn chế chiều cao cây, và chín sớm.

Bấm ngọn bông phụ thuộc độ phì đất, chế độ chăm sóc, khí hậu, giống,… Bấm ngọn rút ngắn thời gian sinh trưởng và cho năng suất cao hơn không bấm ngọn. Nên bấm ngọn vào thời kỳ cây bông đã có khoảng 14-15 cành quả. Sau bấm ngọn thường xuyên đánh cành vượt.

10.2 Đánh cành gốc hoặc ngắt nụ sớm:

Đây là một kỹ thuật chỉnh cành sau khi đánh cành đực hoặc ngắt nụ sớm, cây bông có thể điều tiết ra quả tốt hơn, kỹ thuật này có ưu điểm:

• Giảm bớt số quả nở sớm và nhờ đó giảm quả thối, số múi bị đét (múi cau) khi gặp mưa, đồng thời giảm bớt hiện tượng suy nhược sớm.

• Tăng số quả nở vào giai đoạn khô hạn, tăng đậu quả ở cành sát thân chính.

• Xúc tiến bộ rễ phát dục và hoạt động, kéo dài thời kỳ hoạt động hữu hiệu của bộ lá, làm cho cây bông sinh trưởng khỏe mạnh.

Phương pháp này chỉ tiến hành ở ruộng bông tốt, có điều kiện thâm canh cao.

11. Tưới nước và tiêu nước :

– Bông là cây chịu hạn, nhưng không phải vì thế mà không cần nước, trái lại để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt cần phải cung cấp đầu đủ để cây sinh trưởng và phát triển.

– Về mùa khô, nếu có điều kiện thì tưới định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Về mùa mưa, phải chủ động tiêu nước, bông vải rất sợ bị úng nước dù chỉ trong thời gian ngắn. Chú ý đào nương để nước thoát hoàn toàn, không được để cây bị úng hay đọng nước.

IV. Thu hoạch – Phân loại bông hạt:

1. Đặc điểm nở quả và tình hình thời tiết lúc thu hoạch:

Cây bông từ lúc gieo đến khi quả đầu tiên nở thường mất 100 – 115 ngày. Giống như trình tự nở hoa, đậu quả, quả bông chín từ cành dưới lên và từ trong ra ngoài. Thời kỳ đầu do đặc tính của cây và khí hậu còn ẩm do mưa, tốc độ nở quả thường chậm hơn một chút. Đợt thu hái đầu tiên khi cây có 2-3 quả nở và cách quả đầu tiên nở từ 10-15 ngày, những đợt sau chỉ cách đợt tr`ước khoảng 7-8 ngày.

Khi hết mưa, nắng chiều, nhiệt độ cao, gió lớn bông chín nhanh hơn.

2. Những sai sót thường gặp khi thu hoạch bông hạt:

– Thu bông chưa nở đầy đủ: Bông nở đầy đủ là những quả bông có các múi bông bung, xốp, toàn bộ bông phủ kín quả. Quả chưa chín đủ múi bông chưa bung, còn ở dạng múi cau, vỏ quả đang còn tươi, màu xanh. Những quả bông chưa nở hết thường xơ, hạt có độ ẩm cao, nếu không phơi kịp thì dễ bị mốc, làm giảm chất lượng.

– Thu lẫn bông múi cau, bông vàng ố, bông đen: Khi quả chín gặp mưa, bông sẽ bị thối dẫn đến múi bông không thu được, hạt bị thối lép, hoặc do ẩm nên bông bị mốc. Những loại bông này không được thu để chung với loại bông tốt vì nó sẽ làm giảm phẩm cấp bông hạt, nên để riêng.

– Để lẫn lá, tai quả, đất: Khi thu hái không cẩn thận, dễ bị dính đất, lá khô, tai quả vào bông hạt, nhất là thu hái về buổi trưa nắng, chiều, tai lá khô và giòn.

– Để lẫn vật lạ, nhất là sợi nylon: Khi để lẫn sợi nylon vào bông sẽ gây khó khăn lớn cho công đoạn nhộm màu công nghiệp, đây là vấn đề hết sức cẩn trọng vì ảnh hưởng rất lớn đến phẩm cấp.

3. Dụng cụ thu hoạch – cách thu và phân loại khi thu hoạch:

Dụng cụ thu bông tốt nhất là bằng sọt tre, bao bố, bao vải. Thu bông tốt trước, bông múi cau, sâu bệnh thu đợt sau. Hoặc có thể mang 2 túi, một túi đựng bông tốt, một túi đựng bông xấu.

Nhất thiết phải phân loại ngay trong lúc thu hái bởi như vậy sẽ đỡ tốn công về nhà phân loại lại.

Thời gian thu tốt nhất là 8-11 giờ sáng và 3-6 giờ chiều.

Nếu thực hiện tốt nhất thì có đến 90% là bông loại 1 còn nếu để lẫn thì ngược lại có đến 90% là bông loại 2 và loại 3.

Bông thu hái về phải phơi ngay, chỉ cần phơi 2-3 nắng là khô (cắn hạt bông kêu là được).
Không nên để bông ở nhà nhiều vì bông công kềnh, chiếm diện tích trong nhà, vì vây bông khô nên đem đi bán ngay.

Nguồn: Hội nông dân Cần Thơ được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng bông vải năng suất cao (P1)

Hiện nay, giống bông vải đang được trồng phổ biến trong sản xuất đều là giống có dạng cành vô hạn, tức là cây bông ra nụ, hoa, quả từ cành dưới lên cành trên và từ trong ra ngoài .

I. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bông:

Quá trình sinh trưởng và phát triển từ khi gieo hạt đến bắt đầu có quả nở khoảng 95 – 125 ngày và đến tận thu khoảng 140 – 170 ngày, được chia thành năm giai đoạn:

1. Giai đoạn nẩy mầm (từ khi nẩy mầm đến xòe hai lá mầm):

Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày và cần có đủ nước, nhiệt độ và oxy thích hợp để mầm mọc khỏe.

2. Giai đoạn cây con (từ khi xòe hai lá mầm đến khi có nụ):

Giai đoạn này thường kéo dài 24 – 36 ngày tùy từng giống, điều kiện thời tiết khí hậu và chăm sóc. Giai đoạn này rễ cây được ưu tiên phát triển. Cây bông còn nhỏ nên rất mẫn cảm với tác động của mọi điều kiện ngoại cảnh, nếu bất lợi sẽ làm cho cây bông sinh trưởng không bình thường, năng suất thấp và phẩm chất xơ kém. Để cây sinh trưởng tốt cần phải đủ nước, oxy và dinh dưỡng trong đất.

Các biện pháp cần chú ý trong giai đoạn này là:

– Tỉa định cây sớm.

– Làm cỏ, xới xáo, bón phân cân đối.

– Đủ nước nhưng không để cây bông bị úng.

3.Giai đoạn nụ (từ khi nụ đầu tiến đến nở hoa đầu tiên):

Khi cây có 4 – 8 lá thật thì xuất hiện nụ đầu tiên. Nụ bông do mầm hoa phân hóa từ mầm hỗn hợp mà thành. Giai đoạn này kéo dài khoảng 20-25 ngày.

Cây bông cùng một lúc vừa ra cành lá, vừa ra hoa, quả và luôn được tiếp diễn. Khi cây còn non, ra rễ, thân, lá được gọi là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Khi có nụ đến khi nở quả vừa sinh trưởng dinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực chồng chéo lên nhau.

Quan hệ giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là quan hệ thúc đẩy lẫn nhau. Sinh trưởng dinh dưỡng cung cấp cơ sở vật chất cần thiết cho sinh trưởng sinh thực, nếu sinh trưởng dinh dưỡng kém sẽ làm cây còi cọc, cho năng suất thấp. Ngược lại, nếu sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh, dinh dưỡng được tiêu phí cho phát triển thân, lá, cành quá nhiều, cây bông bị “bốc lá” dẫn đến nụ, hoa, quả non rụng nhiều. Vì vậy đối với cây bông trong giai đoạn này rất quan trọng, phải điều khiển kỹ thuật canh tác thật tốt để cây sinh trưởng cân đối, cho hoa, quản nhiều đạt năng suất cao, phẩm chất tốt.

4 .Giai đoạn hoa nở (từ hoa nở đầu tiên đến quả đầu tiên chín):

Giai đoạn này khoảng 42 – 55 ngày ,từ nở hoa đến hình thành qủa.

– Nở hoa và thụ phấn: Hoa bông thường nở từ 7-9 giờ sáng. Tràng hoa bung ra, bao phấn nứt vãi hạt phấn ra xung quanh và bắt đầu có sự thụ phấn. Nhiệt độ cao hoa nở sớm, nhiệt độ thấp hoa nở muộn.

– Trình tự nở hoa: Hoa nở theo trình tự từ dưới lên trên mất khoảng 2-3 ngày và từ trong ra ngoài mất khoảng 5-7 ngày.

– Hình thành quả: Thụ phấn tốt thì đậu quả tốt, không đậu quả thì hoa rụng. Đến ngày thứ 10 từ khi hoa nở nếu quả non không rụng thì được coi là quả đã đậu.

5 .Giai đoạn quả nở:

Khi quả già thành thục hoàn toàn, vỏ quả mất nước co lại và tách ra thành 4-5 mảnh. Múi bông bị phơi ra nhưng còn dính vào vỏ quả, xơ bông khô đi và nở bồng lên, lúc này ta có thể thu hái phơi 1-2 nắng và đóng bao.

II. Những yêu cầu về ngoại cảnh của cây bông

1. Nhiệt độ:

Cây bông có nguồn gốc nhiệt đới, nên đòi hỏi cao về nhiệt. Nhiệt độ tối ưu cho bông nẩy mầm, sinh trưởng và phát triển là 25-30oC , nhiệt độ dưới 25oC sự phát triển của cây bị chậm lại và nhiệt độ 37-40oC cây ngừng phát triển. Để hoàn thành quá trình sinh trưởng, phát triển từ khi mọc đến khi có quả nở cây bông cần một lượng nhiệt hữu hiệu khoảng 1450 – 1650ºC.

2. Ánh sáng:

Bông vải là cây trồng ưa ánh sáng, lá bông luôn thay đổi góc độ để phiến lá luôn nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Trời âm u, nhiều mây, mưa làm cho bông phát triển chậm, yếu, rụng nụ, quả non.

Thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng đến phát triển, cây bông đòi hỏi đêm dài ngày ngắn. Trong điều kiện dài ngày cây phát triển chậm, chậm hình thành nụ hoa, ngược lại thời gian chiếu sáng nhiều, cây bông phát triển nhanh hơn và sớm ra nụ, nở hoa. Đặc tính này giúp cho chúng ta bố trí thời vụ cho từng vụ, từng nơi một cách hợp lý.

3. Nước:

Cây bông có bộ rễ khá phát triển nên chịu hạn rất tốt, nhưng để đảm bảo năng suất cao, phẩm chất xơ tốt thì còn có chế độ nước thích hợp.

Giai đoạn nảy mầm độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80 %.

Giai đoạn cây con cần ít nước: 10 – 12m3/ha, độ ẩm đất thích hợp là 55 – 65 % .

Giai đoạn nụ : 30 – 35m3/ha ,độ ẩm đất thích hợp là 60 – 70 % .

Giai đoạn hoa nở: 90 – 150m3/ha ,độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80 % .

Giai đoạn quả lại cần rất ít: 30 – 35m3/ha ,độ ẩm đất thích hợp là 65 % .

Cả vụ cây bông cần khoảng 4.000 – 5000 m3/ha. Những vùng có lượng mưa trên 1.000 mm và đều có thể trồng bông không cần tưới.

Đối với cây bông tỉ lệ rụng nụ, đài thường cao, làm giảm năng suất, vì vậy phải tìm cách hạn chế, chú ý cung cấp đủ nước, phân bón cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật.

III. Kỹ thuật trồng bông vải năng suất cao

1. Chọn đất trồng bông:

Hầu hết các loại đất thích hợp cho cây trồng cạn đều có thể trồng bông vải, tuy nhiên để đạt năng suất cao, hiệu qủa kinh tế lớn cần chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm, ít chua ( pH > 5 ) và có độ mặn thấp < 0,4% .

Đối với vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Duyên Hải Miền Trung cần chọn các loại đất Bazan nâu đỏ, Bazan nâu đen, đất đen, đất xám và đất phù sa không được bồi hàng năm. Bông vải là cây chịu hạn, rất sợ bị úng vì vậy khi trồng cần chọn đất cao ráo, dễ tiêu nước khi bị úng.

Đồng bằng sông Cửu Long nên chọn đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, vùng đất thịt pha cát gò cao. Những vùng trũng, thấp cần phải lên liếp cao hơn mực nước ngập hàng năm ít nhất từ 30-50cm.

2. Thời vụ trồng bông:

Thông thường bông vải ở nước ta có hai thời vụ trồng đó là vụ khô (còn gọi là vụ Đông xuân) và vụ mưa (còn gọi là vụ mùa). Tuy nhiên mỗi vùng có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau, nên thời vụ trồng cũng khác nhau.

Đồng bằng sông Cửu Long:

-Vụ khô: Gieo trong tháng 10 đến 11 dương lịch.

-Vụ mưa: Gieo trong tháng 8 dương lịch trên vùng đất gò cao.

3. Làm đất trước khi gieo:

– Đất trồng bông trước khi cày, bừa làm đất cần phải dọn sạch cỏ dại. Dùng cày máy hoặc trâu bò cày sâu, bừa kỹ đảm bảo 50% cục đất nhỏ hơn 3-6cm. Sau đó rạch hàng sâu 7 – 10 cm theo khoảng cách quy định để bón phân lót và gieo hạt bông.

– Vùng đất trũng dễ bị ngập khi mưa thì phải lên luống, lên líp.

– Với những chân đất cây trồng trước chưa thu hoạch mà đã đến thời vụ gieo bông thì cần tổ chức gieo gối vụ vào cây trồng trước, có thể rạch hàng hoặc bổ hốc theo khoảng cách qui định.

– Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đất lúa sau khi cắt bỏ gốc rạ, đào rãnh để thoát nước theo băng 3 – 5 m. Không cần làm đất, chỉ cần chọc lỗ gieo hàng ngang theo khoảng cách quy định. Lỗ chọc sâu 2 – 3 cm, gieo hạt và lấp đất nhỏ hoặc phân hữu cơ vi sinh .

– Để diệt cỏ một cách hữu hiệu có thể phun thuốc diệt cỏ Ametrex 80 WP, liu lượng 1,0 – 1,5 kg/ha trước khi gieo từ 7 – 10 ngày.

4. Mật độ và khoảng cách:

Mật độ là yếu tố cấu thành năng suất quan trọng, việc xác định mật độ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, giống, thời vụ, trình độ thâm canh,…

* Vụ khô:

– Đất tốt, thâm canh cao, gieo đúng thời vụ: Mật độ: 4,0 – 5,0 vạn cây/ha . Khoảng cách: 70 – 80 cm x 30 cm x 1 cây. Lượng hạt gieo: 4,5 – 5,5 kg/ha .

– Đất trung bình, xấu, thâm canh kém và gieo muộn: Mật độ: 5,5 – 6,5 vạn cây/ha. Khoảng cách: 50 – 60 cm x 30 cm x 1 cây hoặc 60 – 70 cm x 25 cm x 1 cây/ha. Lượng hạt gieo: 6,0 – 6,5 kg/ha.

* Vụ mưa :

– Đất tốt ,thâm canh cao , gieo đúng thời vụ: Mật độ: 3,0 – 4,0 vạn cây/ha. Khoảng cách: 90 – 100 cm x 30 cm x 1 cây hoặc 80 – 90 cm x 30 cm x 1 cây. Lượng hạt gieo: 4,0 – 4,5 kg/ha.

– Đất trung bình, xấu, thâm canh kém và gieo muộn: Mật độ: 4,0 – 5,0 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70 – 80 cm x 30 cm x 1 cây . Lượng hạt gieo : 4,5 – 5,5 kg/ha.

5. Cách gieo hạt bông:

– Đất sau khi làm cỏ, cày bừa, người ta tiến hành rạch hàng để bón phân lót và gieo hạt bông. Vùng nào đất tơi xốp hoặc tranh thủ thời vụ thì chỉ cần cắt bỏ cây trồng trước sau đó cuốc hốc hoặc chọc lỗ bỏ hạt. Chú ý gieo thẳng hàng để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch sau này.

– Tiến hành gieo khi đất đang còn ẩm.

– Gieo mỗi hốc 1-2 hạt, tốt nhất là gieo xen kẽ 2 hạt – 1 hạt – 2 hạt,…/hốc, khi cây bông có 2-3 lá thật nhổ tỉa chỉ để 1 cây/hốc.

– Lấp đất nhỏ, mịn, dày 3-4cm, nơi khô hạn thì lấp dày 5-7cm.

– Sau khi gieo xong có thể phun thuốc trừ cỏ Dual 720 EC với liều lượng 1,5-2 lít/ha.

6. Cây trồng xen – gối vụ:

Xen canh cây trồng khác với bông vải có nhiều ý nghĩa rất quan trọng, nó làm tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích, đồng thời làm cho người nông dân ít bị thiệt hại hơn khi bị rủi ro. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây bông và cây có sợi cho thấy sản lượng cây trồng xen có thể trang trải tất cả chi phí cho đến trước khi thu hoạch bông. Mặt khác trồng xen sẽ tạo ra môi trường sinh thái thích hợp cho ký sinh, thiên địch sâu hại bông phát triển tốt, do đó hạn chế được sâu bệnh hại cho cây bông.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các phương thức xen thì xen kiểu 1/ 1 là thích hợp, tức một hàng bông, một hàng cây xen.

Nên gieo cây xen sau khi cây bông đã gieo 15-20 ngày, nhằm tránh cây xen che phủ bông khi còn nhỏ

* Cây trồng xen: Cây trồng xen trong ruộng bông tùy thuộc vào điều kiện, tập quán canh tác cũng như hiệu quả kinh tế của cây trồng xen. Nhưng phải đảm bảo nguyên tắc :

– Cây trồng xen là cây ngắn ngày.

– Không che phủ hoặc tranh chấp ánh sáng của cây bông.

– Không lây nhiễm sâu bệnh sang cây bông

* Một số cây trồng thường được khuyến cáo trồng xen trong ruộng bông thâm canh như : Đậu xanh, đậu nành, bắp ăn tươi, hành, tỏi, các loại rau,…

* Gối vụ: Để tranh thủ thời vụ có thể trồng gối bông vải vào chân đất cây trồng trước .cách trồng gối như sau: Cắt bỏ bớt lá (cây trồng trước giống như cây ngô), dùng sào ép ngả (cây trồng trước giống như cây đậu) về hai phía, tạo khoảng trống để rạch hàng trồng bông. Thời gian trồng gối khoảng 15 – 20 ngày là tốt nhất, không nên trồng gối quá 20 ngày.

7. Phân bón cho cây bông:

7.1. Thời kỳ bón phân:

– Bón lót: Việc bón phân trước khi gieo bông là rất cần thiết và là một tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt có hiệu quả đối với vùng đất xấu và cây trồng trước không phải là cây họ đậu.

– Bón thúc:

• Bón thúc lần 1: Bón vào giai đoạn cây bông được 20-25 ngày sau gieo.

• Bón thúc lần 2: Bón vào giai đoạn cây bông được 40-45 ngày sau gieo.

• Bón thúc lần 3: Bón vào giai đoạn cây bông được 60-65 ngày sau gieo.

7.2 .Liều lượng phân bón và số lần bón phân:

7.2.1 .Khu vực Tây nguyên – ĐBSCL và vùng đất tốt:

Các vùng đất tốt: Đất bazan, đất đen, đất phù sa,… bón với lượng phân như sau:

– Tổng lượng phân bón (tính cho 1 ha):

90 kg N + 45 kg P2O¬¬5 + 45 kg K2O
– Loại phân và lượng phân bón cho mỗi lần cho như sau:

Số lần bón

          

Lượng phân bón cho 1 ha ( Kg ) Lượng phân bón cho 1000 m2 (Kg)
Lân Đạm SA Urea Kali Lân ĐạmSA Urea Kali
1.Bón lót 300 100 0 25 30 10 0 2,5
2.Thúc lần 1 0 0 50 25 0 0 5 2,5
3.Thúc lần 2 0 0 50 25 0 0 5 2,5
4.Thúc lần 3 0 0 50 0 0 0 5 0
5.Tổng số 300 100 150 75 30 10 15 7,5

7.3. Sử dụng phân bón lá:

Cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây bông bằng các loại phân bón qua lá là rất cần thiết nhằm tăng khả năng đậu qủa, sức chống chịu sâu bệnh, năng suất và phẩm chất sợi. Các loại phân thường dùng hiện nay là: K-HUMATE, VCC, KN03,…

Cách sử dụng K-HUMATE loại 100 ml như sau: Phun 3 lần / vụ.

Lần 1: Khi cây bông được 30 – 35 ngày sau gieo, pha 15 ml (3 nắp chai) cho 1 bình phun 8 – 10 lít nước.

Lần 2: Khi cây bông được 45 – 50 ngày sau gieo , pha 15 ml (3 nắp chai) cho 1 bình phun 8 – 10 lít nước.

Lần 3: Khi cây bông được 60 – 65 ngày sau gieo, pha 15 ml (3 nắp chai) cho 1 bình phun 8 – 10 lít nước.

Chú ý: Không nên sử dụng một số loại phân bón chứa chất kích thích sinh trưởng có tác dụng tương tự như 2,4D sẽ làm lá bị xoăn lại ,ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây bông.

8. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng PIX:

Để cây bông sinh trưởng cân đối, năng suất cao cần phải sử dụng PIX. Điều kiện sử dụng PIX có hiệu qủa là:

– Đúng liều lượng .

– Đúng thời kỳ .

Đối với ruộng bông tốt , trình độ thâm canh cao ,trồng dày và phun vào 3 thời kỳ :

– Lần 1: 35 – 40 ngày sau gieo, liều lượng 5 ml / 1000 m2 hay 50 ml cho 1 ha.

– Lần 2: 50 – 55 ngày sau gieo, liều lượng 10 ml / 1000 m2 hay 100 ml cho 1 ha.

– Lần 3: 65 – 70 ngày sau gieo, liều lượng 10 – 15 ml / 1000 m2 hay 100 – 150 ml cho 1 ha.

Đối với ruộng bông sinh trưởng bình thường nên phun như sau:

– Lần 1: 35 – 40 ngày sau gieo,liều lượng 2,5 ml / 1000 m2 hay 25 ml cho 1 ha.

– Lần 2: 50 – 55 ngày sau gieo liều lượng 5 ml / 1000 m2 hay 50 ml cho 1 ha .

– Lần 3: 65 – 70 ngày sau gieo liều lượng 10 ml / 1000 m2 hay 100 ml cho 1 ha.

Nguồn: Hội nông dân Cần Thơ được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng bông vải xen đậu phộng

Một hai năm trở lại đây mô hình trồng bông xen đậu phộng đã và đang được thực hiện trên vùng đất cát nội đồng, bước đầu đem lại hiệu kinh tế cao. Sau đây là quy trình kỹ thuật trồng bông xen đậu phộng.

1. Chọn đất và làm đất:

Chọn vùng đất có điều kiện thoát nước, tưới nước một cách chủ động. Đất được cày bừa, sau đó lên luống để dễ tưới và tiêu nước.

2. Thời vụ gieo:

Bông được trồng từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 3 (dương lịch) năm sau, tùy thuộc vào thời vụ của đậu phộng. Gieo sớm sẽ tránh được hạn, tiết kiệm nước tưới và năng suất bông cao hơn.

3. Phương thức gieo:

Gieo theo phương thức bông hàng kép: Mật độ và khoảng cách gieo bông: (160cm + 60cm) x 20 – 25cm x 1 cây, giữa xen 4 – 5 hàng đậu phộng. Mật độ bông khoảng 2.000 – 2.250 cây/sào. Sử dụng 250g hạt giống để gieo cho một sào (500m2).

Tùy chân đất, lên luống cao vừa phải (khoảng 15 – 20cm), bề rộng mặt líp 180 – 200cm, mặt rãnh 20 – 30cm. Gieo hàng bông cách mép rãnh 20cm. Trên hàng bông, gieo các hốc bông cách nhau 20 – 25cm, mỗi hốc gieo một hạt, gieo hạt bông thật cạn (khoảng 1,5cm). Gieo 4 – 5 hàng lạc trên mặt luống. Hàng đậu phộng phải cách hàng bông ít nhất 30cm. Phương thức gieo bông hàng kép xen lạc, với việc lên luống giúp thoát nước khi mưa nhiều ở đầu vụ và giúp tưới được nước cho bông vào lúc gặp hạn, hay lúc đậu phộng đã già phải bỏ nước, vẫn tưới được cho bông mà không gây ảnh hưởng đến lạc. Làm bông bầu trước 10 – 15 ngày, để trồng cùng lúc gieo đậu phộng là biện pháp thâm canh tốt nhất. Sau khi gieo bông xong, nên làm thêm khoảng 10% bầu dùng để dặm.

4. Giống bông và giống đậu phộng:

Cây bông vải giống VN01 – 2, VN15, VN01 – 4, GL03 (kháng sâu). Nên sử dụng giống đậu phộng MĐ7, L14 (kháng bệnh chết ẻo)

5. Chăm sóc – bón phân – tưới nước:

Bón lót phân chuồng + 7 – 8kg NPK tỷ lệ 16:16:8 hoặc DAP + 20 – 25kg vôi cho mỗi sào trước khi gieo bông. Nếu ruộng có nhiều sâu đất phải rải Basudin 10H hoặc Furadan 3H (1kg/sào). Không để phân dính vào hạt bông để tránh thối hạt. Đối với đậu phộng cũng nên bón lót trước khi gieo với lượng phân: 8 – 10kg NPK + 20 – 25kg vôi/sào.

Phun thuốc trừ cỏ tiền mọc mầm sau khi gieo xong. Sử dụng Ronstar 25 EC 1,5 lít/ ha hoặc Alachlor 3,0 lít/ha phun đều lên mặt đất.

Phải phun Moceren hoặc Luster 1 – 2 lần (10ml/sào/lần) vào gốc cây bông con, ngay sau khi bông mới mọc để phòng trừ bệnh chết cây con.

Dặm: Tiến hành dặm bông sớm, khoảng 5 – 7 ngày sau khi gieo. Dặm bằng hạt hay dặm bằng bầu.

Bón thúc lần 1: 8 – 10kg NPK/sào, khi bông có 6 – 7 lá thật (khoảng 30 – 35 ngày sau khi gieo). Đối với đậu phộng bón 5 – 7kg NPK/sào. Phun PIX lần 1 (pha một gói 5g PIX phun cho 2 sào, phun cả cho bông và đậu phộng).

Khi bông được 60 ngày thì phun PIX lần 2 (pha một gói PIX, kết hợp trộn với 1 gói KNO3 (200g) phun cho một sào, phun cho cả bông và đậu phộng.

Sau khi nhổ lạc: Bón 5kg Ure + 7 – 8 kg SA + 3kg Kali/sào. Nên phơi héo thân cây đậu phộng vùi vào giữa hai hàng kép, sau đó vun luống thật cao, tưới nước thật đẫm. Phun PIX lần 3 (pha 1 gói PIX và một gói KNO3 (200g) phun cho một sào.

Tưới nước: Nếu trời không mưa, khi thấy bông héo lá ngọn vào giữa trưa, thì phải tưới nước, nhất là lúc cây đang ra hoa, ra quả.

Khi cây bông đã có 15 – 16 cành quả (cành mọc ngang), bấm ngọn cây bông để cây ra nhiều quả tầng ngọn.

6. Phòng trừ sâu bệnh (hạn chế phun thuốc trừ sâu)

Chỉ nên phun phòng trừ bệnh và rầy, rệp, bọ trĩ. Ngay sau khi bông mọc, phun 1 – 2 lần Monceren hoặc Luster vào gốc cây với liều lượng 10ml/sào/lần, phun thật đúng kỹ thuật (nén hơi và mở bét bình phun vừa phải để hạt thuốc không quá tơi, phun gần như tưới vào gốc cây bông con). Nếu có sâu đất phải rải thuốc Basudin 10H hoặc Furadan 3H với liều lượng 1kg/sào khi gieo hạt. Sau 80 ngày, khi thấy rầy xanh, rệp hoặc bọ trĩ xuất hiện với mật độ cao có khả năng gây hại thì phun Admire 0,4 lít/ha. Các trường hợp khác, chỉ được phun thuốc khi có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

7. Thu hoạch:

Khoảng 115 – 120 ngày, bông bắt đầu nở quả. Từ ngày 125 có thể hái bông. Để 5 – 7 ngày thu 1 lần. Hái bông về phải phơi khô, khi cắn thử thấy hạt kêu giòn là được. Vụ bông chính thu hoạch 3 lần, bông tái sinh thu thêm 1 – 2 lần nữa.
Khi hái bông, phơi và tồn trữ phải để riêng bông loại 1(nở tốt, trắng) và bông loại hai 2 (nở kém, hơi ố vàng). Không được để lẫn dây ny lông và bông hư thối.

8. Bông tái sinh:

Ngay sau khi hái bông xong, cắt bỏ 1/2 hoặc 1/3 thân cây bông và cành bông. Bón phân, xới xáo, vun gốc và tưới nước thì cây bông tái sinh mạnh. Nên bón thêm 5kg NPK + 5kg Urea + 2kg Kali/sào. Nếu chăm sóc tốt sẽ cho 1 – 2 đợt thu hoạch.

9. Các lưu ý đặc biệt:

a. Không để bông bị chết cây con, ruộng bông đồng đều và có đủ cây (2000 – 2500 cây/sào). Bón phân, tưới nước đầy đủ. Không dừng tưới nước cho bông khi thu hoạch đậu phộng. Bông đang thu hoạch, vẫn cần được tưới nước khi gặp khô hạn.

b. Khi phun PIX, phải phun ướt đều cây bông và không được phun lặp lại (phun xong còn thừa thuốc không được phun trở lại). Sau khi phun PIX khoảng 3 ngày, lá bông sẽ chuyển màu xanh đậm, dễ nhầm lẫn là bông đủ phân, no nước. Thật ra, không phải như vậy. Khi phun PIX, cần phải tăng cường bón phân, tưới nước thì mới có hiệu quả cao.

Nguồn: Hội nông dân Cần Thơ được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Khởi nghiệp từ nuôi chồn hương đến làm cà phê chồn,

Khởi nghiệp với đủ thứ nghề như bỏ mối hải sản, nuôi rắn, môi giới thị trường chứng khoán, cuối cùng anh Nguyễn Văn Cừ (37 tuổi) ở thôn Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú (Bình Phước) đã tìm cho mình được hướng đi mới.

Năm 2014, anh Cừ bắt đầu nuôi dưỡng, phát triển đàn chồn hương và cho ra “lò” một loại thương phẩm, dân gian quen gọi là cà phê Chồn.

Từ chồn thương phẩm

Chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Bá Cừ vào một buổi trưa tháng Mười. Nắng ngoài trời đang lên giữa đỉnh đầu. Anh Cừ đang nhanh tay đảo đều các phên cà phê phơi ngay trước thềm, cười bảo: “Tranh thủ những ngày nắng đẹp, mình hong cà phê. Nắng đẹp thế này, chất lượng cà sẽ rất tốt, hương thơm, vị đậm đà hơn.”

Chồn hương giúp anh Cừ có thu nhập ổn định kinh tế hộ

Anh Cừ bắt đầu câu chuyện về trại chồn và hương và hướng đi của mình bằng một ly cà phê đặc biệt mời khách. Ly cà phê này được anh lấy máy xay và pha trực tiếp tại bàn. Bột cà phê có màu nâu cánh dán mịn màng, tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ. Khi nhấp chút cà phê vô miệng, nghe vị chát nơi đầu lưỡi. Một chút sau vị hậu ngọt kéo dài, đậm đà tới tận trong cuống họng. Anh Cừ cho biết, cà phê Robota khi được thải ra từ chồn sẽ có vị chát mạnh. Sau đó, vị hậu ngọt sẽ kéo dài rất dễ chịu. Đây chính là một trong những giá trị làm lên thương hiệu cà phê Chồn từ trước đến nay.

Để nuôi chồn hương thành công, anh Cừ đã phải quan sát rất kỹ, hiểu được tập quán, tính cách của từng con. Nhất là mùa sinh sản, chồn cái rất chảnh. Khi không chấp nhận chồn đực, anh Cừ phải đổi bạn tình cho chúng. Cừ quan tâm bầy chồn hương như chính con mọn của mình. Với 30 con chồn sinh trưởng hiện tại, mỗi năm trại chồn của anh có có ít nhất 50 lứa chồn non. Mỗi lần chồn cái đẻ được 2-4 chồn con. Giá chồn con khoảng 6 triệu động/cặp. Chồn thương phẩm từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/kg. Mỗi năm từ chồn con và chồn thương phẩm gia đình anh thu lời ít nhất 100 triệu đồng.

Thức ăn của chồn rất đa dạng. Chồn là thứ ăn tạp, vừa chay vừa thịt. Ngoài các loại trái cây như chuối, mít, chôm chôm…chồn còn ăn thịt heo luộc, cháo thịt bằm. Chính vì vậy, việc nuôi chồn được anh Cừ ví như nuôi con mọn. Đặc biệt chồn rất khoái ăn cà phê. Khứu giác lại đặc biệt thính nên nếu cà phê hay trái cây có thuốc, nó sẽ không ăn. Để bảo vệ sức khỏe đàn chồn, anh Cừ đã tiêm thuốc phòng trừ các dịch cúm, vi rút cho chúng. Nhờ vậy đàn chồn của anh Cừ luôn phát triển khỏe mạnh, giúp anh tạo nên một thương hiệu của riêng mình.

Đến cà phê Chồn

Trước đây, anh Cừ từng nuôi rắn ráo trâu. Một đêm, khi đang đi kiếm nhái làm mồi cho rắn, anh Cừ thấy một con chồn chạy trong lô cao su. Trong đầu anh khởi lên ý định sẽ nuôi chồn, kinh doanh chồn thay cho rắn. Thế rồi, anh tìm mua một cặp chồn giống. Chẳng bao lâu, anh đã có bầy chồn hương với 30 chuồng. Bầy chồn này cho anh 100kg cà phê thành phẩm. Số lượng còn hạn chế, nhưng đó là sự khởi đầu đầy hân hoan với anh Cừ và gia đình.

Sản phẩm chê Chồn được hong phơi trong nắng

Hiện đang vào đầu mùa cà phê, anh Cừ liên hệ với các nông dân ở các vùng lân cận để tìm nguồn cà phê sạch làm thức ăn cho bầy chồn. Chồn rất thích ăn trái cà phê, đặc biệt là những trái chín mọng, thơm ngon. Sau khi tiêu hóa xong phần cùi, chồn sẽ thải ra những hạt cà phê còn lại. Người nuôi lấy những hạt này đem phơi nắng. Nếu được nắng đẹp, cà phê có vị rất đặc trưng, ít vị đắng, vị hậu ngọt khéo dài. Hiện tại anh Cừ đã tìm được một số nguồn mua cà phê nguyên liệu. Điều ấp ủ nhất của anh lúc này là tạo ra được thương hiệu của chính mình.

Chia sẻ về bước đi sắp tới, anh Cừ cho biết mình sẽ xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền thương hiệu. Từ đây, anh Cừ hy vọng cà phê chồn Bình Phước sẽ có hướng đi mới, trở thành món quà kỷ niệm của quê hương Bình Phước cho du khách tới công tác, du lịch.

Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập gần cho gia đình với trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Ông Hoàng Phú Quốc, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Phú nhận xét: Mô hình nuôi chồn hương, sản xuất cà phê Chồn của anh Cừ là là một trong những điển hình sản xuất ít đất mà hiệu quả kinh tế cao nhất ở xã Thuận Phú hiện nay.

Anh Cừ tự tay xay, chế và giời thiệu về loại đặc biệt của gia đình mình

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nhân giống chè bằng giâm cành

Sau khi chọn được giống tốt hoặc những cây đầu dòng ưu tú, cần phải tiến hành nhân giống với số lượng lớn để phục vụ sản xuất. Hiện nay trong sản xuất áp dụng phương nhân giống chè vô tính (giâm cành).

1. Đặc điểm phương pháp nhân giống chè bằng cành.

Giâm cành là biện pháp nhân giống vô tính, từ một đoạn cành chè bao gồm 1 – 2 lá cùng với chồi nách đem giâm trên một nền vật liệu (đất, cát) để tạo thành cây mới.

Phương pháp giâm cành có ưu và nhược điểm sau:

1.1. Ưu điểm:

– Quần thể đồng đều, giữ nguyên đặc tính cây mẹ.

– Năng suất cao, chất lượng và tính chống chịu ổn định.

– Hệ số nhân giống cao hơn nhân giống bằng hạt từ 15 – 20 lần.

1.2. Nhược điểm:

– Đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật công phu.

– Giá thành cao hơn nhân giống bằng hạt (thông thường chi phí trồng cành gấp 6 – 8 lần so với trồng bằng hạt).

2. Kỹ thuật giâm cành

2.1. Chọn địa điểm làm vườn giâm.

– Chọn nơi đất bằng hoặc hơi thoải dưới 5 độ, thoáng, gần nguồn nước tưới.

– Mực nước ngầm nhỏ hơn 1 mét, tiện lợi giao thông đi lại.

– Gần khu vực trồng chè.

2.2. Chọn thời vụ giâm

* Ở phía Bắc có 2 thời vụ giâm cành tốt nhất là vụ đông xuân và vụ hè thu.

– Vụ đông xuân có thể giâm cành từ 15 tháng 11 năm trước đến trung tuần tháng 2 năm sau.

– Vụ hè thu có thể giâm từ trung tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 8. Vụ hè thu tỷ lệ sống thấp hơn vụ đông xuân do nhiệt độ không khí cao, mưa nhiều rất khó điều chỉnh ánh sáng và độ ẩm hợp lý. Nếu không thiếu giống nghiêm trọng thì miền Bắc chỉ nên giâm cành vào vụ đông xuân để vừa có hiệu quả trong sản xuất cây giống, vừa để vườn giống gốc có thời gian phục hồi sức sống.

* Ở miền Nam (vùng Tây Nguyên và Bảo Lộc): Thời vụ giâm từ tháng 4 đến tháng 8.

2.3. Thiết kế luống, chọn đất và đóng bầu

Sau khi chọn địa điểm tiến hành san bằng, đóng cọc căng dây phân luống. Những nơi sản xuất nhiều cần phân nhỏ thành từng vườn, mỗi vườn khoảng 500m2, vườn nọ cách vườn kia 2 m để cho thông thoáng.

Trong vườn cần xác định vị trí để đào giếng lấy nước tưới. Luống chè là nơi đặt các bầu chè giâm.

Luống có chiều dài 15 – 20 m, chiều rộng 1,0 – 1,2 m, giữa 2 luống chừa lại 1 rãnh rộng 40 – 50 cm để đi lại chăm sóc.

Xung quanh vườn đào hệ thống rãnh tiêu nước để đảm bảo vườn không bị úng khi mưa nhiều. Để đóng bầu cần chọn đất tơi xốp, đất có thành phần cơ giới trung bình.

Ở miền Bắc đất thường có màu đỏ nâu, ở miền Nam (Bảo Lộc) đất có màu xám.Trước khi lấy đất cần gạt tầng đất mặt từ 10 – 20 cm. Đất được đập nhỏ qua sàng (đường kính viên đất nhỏ hơn 0,5 cm), nếu có điều kiện đất có thể được phơi khô trước khi cho vào bầu càng tốt.

Túi đóng bầu là túi PE thường có kích thước 10 cm (nửa chu vi) x 16 cm (chiều cao) hàn đáy và đục 6 lỗ ở phần 1/3 đáy, đường kính lỗ đục 0,8 -1,0cm (nên dùng túi có màu tối, có độ dai, bền).

Khi đưa đất vào túi bầu phải nhồi chặt, xếp bầu vào luống thật đứng và sít vào nhau, dùng che nứa nẹp xung quanh luống, giữ bầu đứng không nghiêng, không đổ.

2.4. Làm giàn che

* Tác dụng của giàn che:

– Giàn che có tác dụng che nắng, che mưa, gió.

– Giữ độ ẩm không khí và nhiệt độ thích hợp cho vườn. * Nguyên liệu làm giàn che bao gồm:

– Khung giàn thường làm bằng tre, những nơi có kế hoạch sản xuất bầu chè lâu dài, cột giàn có thể đổ bằng bê tông.

– Cọc giàn không được chôn vào rãnh luống sẽ rất khó khăn khi đi lại chăm sóc, khoảng cách 2,5 – 3m có 1 cọc.

– Mái và che xung quanh che nhiều lớp bằng lưới nilon màu đen (có thể che bằng phên nứa, cỏ tế, lá mía), nhưng tốt nhất là phên nứa, vì thuận lợi điều chỉnh ánh sáng và ẩm độ, nhiệt độ tốt hơn cho cây.

– Độ cao che giàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng để đảm bảo cho đi lại chăm sóc tiện lợi dễ dàng ở Việt Nam nên làm cao từ 1,7m – 1,8m.

– Kiểu giàn che hiện nay rất phong phú tuỳ theo từng nơi.

Ví dụ:

– Ở Gruzia làm giàn vòm phủ kín bằng vải trắng để có ánh sáng yếu nhưng giữ ẩm tốt, bên trong có vòi tưới phun tự động.

– Srilan ka làm giàn thấp sát đất đỡ tốn vật liệu nhưng đi lại chăm sóc khó khăn.

– Trước đây Việt Nam làm nhiều kiểu giàn khác nhau, ở Tây Nguyên có kiểu giàn bể giâm cành, xây bằng gạch nửa chìm trên dậy nylon để giữ ẩm, loại giàn này thích hợp với vùng khô Tây Nguyên.

– Ở Bảo Lộc làm giàn che cao 1,8 – 1,9 m, trên che bằng lưới thưa màu đen.

Vườn giâm cành chè

2.5. Chọn cành, cắt hom và cắm hom

* Chọn cành:

– Chọn cành khỏe không sâu bệnh, cành bánh tẻ, độ dài và đường kính hom tùy theo giống.

– Đường kính hom từ 4 – 6mm, chiều dài hom từ 4 – 6cm (giống PH1), đường kính hom từ 2 – 3,5 mm, dài hom từ 3 – 5cm (các giống chè LDP1, LDP2).

– Màu sắc hom tùy theo giống, giống PH1 yêu cầu màu xanh. Giống TRI777 và các giống LDP1, LDP2 có màu nâu sáng.

– Cành chè khi cắt cần nguyên vẹn, tránh giập lá, gãy cành.

* Cắt hom:

– Khi cắt cành về cần cắt ra hom ngay, dụng cụ cắt hom bằng kéo sắc, vết cắt yêu cầu gọn, nhẵn không được dập xước.

– Mỗi hom có một mầm nách còn nguyên vẹn. Cắt mỗi hom 1 lá nguyên (giống lá nhỏ), cắt bớt 1/3 lá để giảm thoát hơi nước (giống lá to). Vết cắt trên và dưới theo mặt chiếu bên của hom có dạng hình thang cân. Tiêu chuẩn hom như bảng sau:

Tiêu chuẩn hom Tiêu chuẩn hom Tiêu chuẩn hom
Hom loại 1 Hom loại 1 Hom loại 1
Hom loại 2 Hom loại 2 Hom loại 2
Chiều dài hom (cm) Chiều dài hom (cm) Chiều dài hom (cm)
3,5 – 5,0 3,5 – 5,0 3,5 – 5,0
3,5 – 4,5 3,5 – 4,5 3,5 – 4,5

Cắt hom chè

* Cắm hom:

– Trước khi cắm hom, bầu đất cần được tưới ẩm 80 – 85% bằng ô doa, hom chè được cắm thẳng đứng, lá xuôi theo chiều gió, cuống lá gần sát đất.

– Không cắm sâu quá mầm dễ bị thối, sau khi cắm xong phải tưới ẩm ngay, tốt nhất là tưới dưới dạng sương mù.

Cắm hom chè

2.6. Bảo quản, vận chuyển hom

– Trường hợp cần vận chuyển hom đi xa thì nhất thiết phải bảo quản hom

trong túi PE dày 0,5 mm, kích thước túi 100 x 80 cm, đựng 300 – 4000 hom/túi, buộc kín phun ẩm, bảo quản được 5 – 7 ngày.

– Khi vận chuyển hom bằng ô tô cần phải làm giá đỡ nhiều tầng, để mỗi tầng chỉ xếp một lượt túi, tránh chống lên nhau làm cho hom giập nát. Xe vận chuyển phải có mui bạt che phủ.

– Trước khi cắm hom chè có thể xử lý bằng sunfat đồng (CuSO4) 0,1% để xử lý nấm bệnh.

2.7. Quản lý chăm sóc vườn giâm cành

Chăm sóc vườn ươm là khâu rất quan trọng quyết định trực tiếp đến tỷ lệ xuất vườn, chất lượng cây giống của vườn ươm.

2.7.1. Tưới giữ ẩm

Vườn ươm phải luôn luôn được duy trì độ ẩm thích hợp tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của hom chè mà yêu cầu tưới nước khác nhau.

– Giai đoạn 1:

Từ khi cắm cành đến 15 – 20 ngày đầu, hom chè vừa tách khỏi cây mẹ sống tự lập, chưa ổn định, lá từ trạng thái tươi đến héo rũ, cần tưới đủ ẩm, giảm bớt sự thoát hơi nước qua mặt lá. Yêu cầu độ ẩm không khí 80 – 90%, độ ẩm đất 80%, vườn ươm cần che kín cả xung quanh. Thông thường nếu trời không mưa mỗi tưới 1 – 2 lần, lượng nước 1 – 2 lít cho 1 m2, tốt nhất dùng bình bơm tay để tưới.

– Giai đoạn 2:

Giai đoạn từ 15 – 30 ngày lúc này vết cắt của hom liền, hom chè hút nước mạnh, mặt lá có sức căng lớn, mô sẹo bắt đầu hình thành. Lượng nước tưới lúc này vừa phải 2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần 1,5 lít nước cho 1 m2. Độ ẩm đất yêu cầu 70 – 80% (dùng bơm tay, ô doa hoặc vòi phun mưa).

– Giai đoạn 3:

Giai đoạn từ 30 – 60 ngày. Rễ bắt đầu hình thành và phát triển, lượng nước cần phải tưới thường xuyên, 2 – 3 ngày tưới 1 lần, mỗ i lần tưới 1,5 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất yêu cầu 75 – 80% (dùng ô doa hoặc vòi phun mưa).

– Giai đoạn 4:

Giai đoạn từ 60 – 90 ngày. Bộ rễ hom giâm phát triển mạnh, đặc biệt là rễ hút, cây bắt đầu sử dụng dinh dưỡng trực tiếp từ bầu đất. Giai đoạn này kết hợp với việc bón phân cần duy trì lượng nước thường xuyên đầy đủ để cây phát triển tốt, 3 ngày tưới 1 lần, mỗi lần từ 1,5 – 2 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất yêu cầu 75-80% (dùng ô doa tưới hoặc vòi phun mưa).

– Giai đoạn 5:

Giai đoạn từ 90 – 120 ngày đây là giai đoạn sinh trưởng của mầm chè, do vậy nhu cầu nước tưới tăng, độ ẩm đất yêu cầu 70 – 80%, 5 – 6 ngày tưới một lần, lượng nước tưới 2 lít cho 1 m2 bầu, nếu quá khô tăng số lần tưới.

– Giai đoạn 6:

Giai đoạn từ 120 – 180 ngày sau giâm. Bộ rễ lúc này bắt đầu phát triển mạnh, chiều cao cây đạt khoảng 20 – 30cm, rễ phát triển dài 10 – 20cm, cây con đã hoàn chỉnh và nhiều cây đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Độ ẩm đất yêu cầu thấp hơn 70 – 75% vì vậy số lần tưới có thể thưa hơn khoảng 5 – 6 ngày tưới 1 lần, lượng nước 3 lít cho 1 m2 bầu (tưới bằng ô doa hoặc vòi phun).

Tưới nước

2.7.2. Điều chỉnh ánh sáng

Hom chè giâm mỗ i giai đoạn cần có lượng ánh sáng khác nhau, đòi hỏi điều chỉnh ánh sáng phù hợp.

– Vụ Đông Xuân:

Trong thời gian 60 ngày sau cắm chỉ để 15 – 20 % ánh sáng trực xạ, vì vậy lúc này cần che kín cả trên mái và xung quanh chỉ mở xung quanh khi trời râm mát.

Từ 60 – 90 ngày mở xung quanh để tăng lượng ánh sáng vì lúc này là thời gian mầm bắt đầu phát triển và mở phần rãnh khi trời râm mát (nếu che bằng lưới thì mở bớt lớp).

Từ 90 – 120 ngày mở giàn che mái 30% (phên ở rãnh), để tăng cường độ ánh sáng cho cây chè có thể quang hợp tốt.

Từ 150 – 180 ngày mở giàn che 50%. Sau 180 ngày mở toàn bộ giàn che và xung quanh để cây thích nghi với điều kiện tự nhiên.

– Vụ Hè Thu:

Sau khi cắm hom 1 – 30 ngày che xung quanh từ 7 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Từ 60 ngày che xung quanh từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều.

Từ 60 ngày – 90 ngày che xung quanh từ 10 giờ đến 13 giờ chiều. Sau 120 – 150 ngày mở phên che giãnh để đảm bảo cho cây chè có thể quang hợp (mở 50%) những ngày nắng to nhiệt độ cao phải che lại.

Từ 150 ngày trở đi có thể mở dần toàn bộ giàn che, để cây thích nghi với điều kiện ánh sáng tự nhiên.

2.7.3. Bón phân thúc cho vườn ươm

Hom chè sau khi giâm trong vòng 2 tháng đầu tuyệt đối không được bón bất kỳ loại phân gì, vì lúc này là giai đoạn hình thành mô sẹo và rễ. Trong suốt giai đoạn vườn ươm cần được cung cấp phân đạm, lân, kali ngày một tăng, theo bảng sau:

Thời gian cắm hom Đạm Sun phát Đạm Ure Supe lân Kali Sunphat hoặc Kali Clorua
Sau 2 tháng 9 5 4 10
Sau 4 tháng 13 7 6 10
Sau 6 tháng 17 9 8 11
Sau 8 tháng 21 10 12 19

Cách bón:

Hoà tan phân vào ô doa tưới rải đều trên mặt luống (nồng độ 1%), sau đó tưới rửa lại bằng nước lã, khi mầm chè mọc cao đã có 2 – 3 lá hoàn chỉnh có thể tiến hành phun ure 2% (1 lít phun cho 5 m2 bầu) kết hợp với phun thuốc bảo vệ thực vật.

Có thể tăng lượng phân bón lên 1,5 – 2 lần so với lượng trên nhưng phải thêm 2 – 4 lần bón nữa (tăng số lần và lượng bón, không được tăng nồng độ mỗi lần bón, rút ngắn khoảng cách giữa hai lần bón) trong thời gian từ 2 – 8 tháng sẽ làm tăng tỷ lệ xuất vườn của vườn ươm.

Bón phân thúc

2.7.4. Dặm cây, phá váng, vê nụ và bấm ngọn.

Bầu chè phải thường xuyên được xăm xỉa bằng dụng cụ chuyên dùng có đầu nhọn để tạo sự thông thoáng cho cây chè sinh trưởng, phát triển. Thường khi quan sát thấy bề mặt bầu đất bị váng chặt là chúng ta cần xăm xỉa ngay. Cần chú ý trước lúc tưới phân 1 – 2 tuần bầu chè được xăm xỉa cho đất trong bầu thông thoáng.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra vườn ươm và tiến hành giặm ngay những hom chết, hom bị sâu bệnh (cắm dự phòng 10% số hom để dặm).

Ngắt hết nụ và hoa trên hom chè để tập trung dinh dưỡng vào cho hom giâm phát triển rễ và mầm, một tháng trước khi đem trồng tiến hành bấm ngọn những cây cao khống chế cây ở độ cao 25 – 30 cm.

Xới phá vàng, dặm cây

2.7.5. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại

Sau khi cắm hom 7 ngày ta nên phun kép 2 lần cách nhau 10 ngày các thuốc sau: Comite 73EC 10ml +Manage 5WP 10 gam + Atonik 3ml cho 1 bình 10 lít phun cho 3 vạn bầu. Mục đích phun Comite để trừ nhện đỏ còn lại trên lá chè từ vườn giống gốc, thuốc manage 5WP có tác dụng làm cho nấm không xâm nhập vào các vết cắt và diệt các nấm ký sinh còn trong đất, Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng khi phun lên đất có tác dụng làm hom chè nhanh hình thành mô sẹo và ra rễ.

Sau hai tháng hom chè đã bắt đầu nảy mầm đồng thời cũng là thời kỳ phát sinh của rầy xanh nên dùng thuốc Actara 25WG pha 1 gói 1 gam cho 10 lít nước phun cho 3 vạn bầu hoặc dùng Admire 50EC pha 10 ml cho bình 10 lít nước; Butyl 10WP pha 25 gam cho bình 10 lít nước; Padan 20 gam cho bình 10 lít nước.

Sau 5 – 7 tháng trong vườn ươm xuất hiện bọ cánh tơ ta dùng thuốc Confidoe 100 SL pha 10ml cho bình 10 lít nước. Đồng thời trong thời gian này thường có bọ xít muỗi gây h ại có thể dùng các loại thuốc sau: Bulldok 25 EC pha 15 ml cho 1 bình 10 lít nước hoặc Bestox 5EC.

Trong vườn ươm thường có nhện trắng hại lá và búp non cần phát hiện sớm phun Comite 73EC hoặc Nissorun 5EC, chú ý khi phun thuốc phải ngửa vòi phun cho ướt đều mặt dưới của lá, búp non hoặc thuốc Dandy 15EC pha 20 ml cho bình 10 lít.

Ngoài ra, trong vườn ươm còn xuất hiện một số bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp, rụng lá… cần vệ sinh vườn ươm thường xuyên, khi thấy bệnh xu ất hiện từng chòm nhỏ nên phun thuốc ngay, tốt nhất là dùng Manage 15WP một gói 10 gam pha cho 10 lít nước đồng thời có thể kết hợp 3-5 ml Atonik để cây chè phát triển nhanh và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra có thể dùng Daconil 500 SC, Til-supe và Boocđô để trừ các bệnh này.

Thường xuyên vệ sinh vườn ươm, nhặt những hom chết, que, cọc, lá rụng và nh ổ cỏ xung quanh vườn và trong bầu đất để tránh tranh chấp dinh dưỡng và giảm tác hại của sâu bệnh.

2.7.6. Luyện cây, phân loại

Luyện cây là một biện pháp kỹ thuật tổng hợp bao gồm các khâu: Điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm đất cho cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên, điều chỉnh lượng phân bón để tạo điều kiện cho cây phát triển cân đối. Luyện cây tiến hành theo các nguyên tắc sau:

– Điều chỉnh ánh sáng: Khi cây đã đủ chiều cao cần cho ánh sáng trực xạ chiếu vào 100%, có thể đưa ra cạnh luống hoặc đưa hẳn ra ngoài vườn (không để tấm che) thời gian này trước khi trồng 1-2 tháng.

– Điều chỉnh độ ẩm: Trước khi đưa trồng 1 – 2 tháng không nên tưới quá ẩm mà chỉ tưới giữ ẩm 70%.

– Phân bón: Trước khi xuất bầu trồng 2 tháng không được bón phân và phun thuốc kích thích.

– Đảo bầu cây: Cây cần được nhấc ra khỏi vị trí để làm đứt những rễ bám sâu vào đất trước khi trồng 1 – 2 tháng, (có thể kết hợp tiến hành phân loại bầu).

Khi vườn ươm có 60% số cây cao > 20cm thì phân loại những cây cao chuyển sang một bên, những cây nhỏ để riêng một bên tiếp tục được chăm sóc theo chế độ riêng.

2.8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn và vận chuyển bầu

Cây quá non khi trồng dễ bị chết, còn cây quá già thì bộ rễ thường đâm sâu xuống đất khi nhấc lên dễ bị chột. Cây con khi đem trồng yêu cầu về:

– Cao cây: ≥ 22 cm, có 6 lá trở lên, lá cứng cáp, dày, xanh hơi vàng.

– Đường kính gốc: ≥ 3mm tùy giống

– Thân hoá nâu ≥ 1/2(nửa thân phần gốc đã chuyển mầu nâu)

– Cây không còn nụ, hoa.

– Sạch sâu bệnh

– Bầu túi nilon còn nguyên vẹn

– Những cây cao > 30cm, bấm ngọn.

– Bầu đất còn nguyên vẹn

– Khi vận chuyển bầu có thể bằng xe thô sơ (khoảng cách gần), xe ô tô (nếu ở xa)

Chú ý:

Khi xếp bầu không được xếp quá nhiều lớp, khi xếp không được làm vỡ bầu, rơi đất hoặc làm dập nát thân cây.

Cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây chè – Bộ NN&PT NT được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.