Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Bệnh nội ký sinh trùng trên bò

Thứ 6, ngày 27/10/2017 3048

Trâu bò dễ bị những bệnh ký sinh trùng và nguy cơ nhiễm càng cao khi trâu, bò ăn cỏ cắt từ ngoài đồng ruộng hoặc những nơi ngập nước. Trâu, bò mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm các ký sinh trùng này. Tỷ lệ nhiễm ở Việt Nam khá cao: sán lá gan 13,7 – 50,2%; sán lá dạ cỏ hơn 70%.

Trâu, bò bị nhiễm những ký sinh trùng này sẽ bị thiếu máu, từ đó giảm sản lượng sữa (0,7 kg sữa/con/ngày), giảm tăng trọng (đối với bò tơ và bò thịt), dễ mắc các bệnh khác và giảm năng suất sinh sản (chậm lên giống lại sau khi sinh và chậm đậu thai).

Triệu chứng:

Trâu, bò bị nhiễm thường ít có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Triệu chứng chung và dễ nhận biết nhất là thiếu máu nên niêm mạc mắt, miệng và âm hộ nhợt nhạt. Ngoài ra, bò thường gầy ốm, suy nhược, giảm ăn và có thể có tiêu chảy hoặc không. Đối với bò bị nhiễm sán lá gan còn có thêm triệu chứng lông xù, rất dễ nhổ và dễ rụng.

Điều trị:

Tùy thuộc loại thú (bò thịt hay sữa), quy mô đàn và cách chăn nuôi, bà con có thể chọn một trong các loại thuốc ở bảng bên để trị nội ký sinh trùng.

Phòng bệnh:

Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng: BIO-ALBEN (phòng giun tròn, sán dây và liều cao phòng cả sán lá gan), BIOXINIL (phòng sán lá và một số giun tròn) và BIO-FENBENDAZOL (phòng giun tròn và sán dây). Liều lượng, loại thú, thời gian ngưng thuốc đối với thịt và sữa giống như phần điều trị. Đối với bò lớn 6 tháng xổ 1 lần, bò tơ và bê khoảng 4 tháng xổ 1 lần.

BIO-FENBENDAZOL là thuốc bột trộn thức ăn, vì thế phù hợp cho đàn bò thịt hoặc bò sữa quy mô lớn nuôi thả rong trong chuồng. Liều dùng: 1 g thuốc/5 kg thể trọng.

Nguồn: Nhanong.com.vn được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Văn Cường Thành Tôn Thành Tôn Quang Anh Chánh Thoan Bình Quang Khải Quang Khải