Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Biện pháp bảo vệ vật nuôi mùa mưa bão

Thứ 2, ngày 06/11/2017 2577

Ở tỉnh ta mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa tập trung vào tháng 9,10,11, tổng lượng mưa trong 3 tháng chiếm gần 70% lượng mưa cả năm. Vũ lượng lớn, lại thường kèm theo bão mạnh, tạo ra các trận lũ quét ở vùng đồi núi và úng lụt thường xuyên ở vùng đồng bằng, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau có rét và mưa phùn kéo dài.

Bão, lũ là thời điểm đàn gia súc, gia cầm dễ bị dịch bệnh phát sinh và lây lan. Thời tiết khắc nghiệt đã làm thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi ở các địa phương trên toàn tỉnh. Bài viết hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh, bổ sung thức ăn để tăng cường sức đề kháng, vệ sinh chuồng trại cho gia súc, gia cầm mùa bão lũ.

Để chủ động bảo vệ đàn gia súc, gia cầm có hiệu quả người chăn nuôi cần lưu ý  thực hiện những nội dung sau:

Trước mưa bão, lũ lụt

– Thực hiện việc kiểm tra và chằng chống chuồng trại để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể dằn lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có bão.

– Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần chủ động tôn cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ,  làm sàn kê cao và dự trữ thức ăn đầy đủ, làm rèm che chắn, tránh mưa tạt, gió lùa.

– Đối với những vùng bị ngập lụt, bằng mọi cách phải di dời gia súc, gia cầm lên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ thức ăn đầy đủ và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, nhất là không cho gia súc, gia cầm uống nước lũ đã nhiễm bẩn.

Che chắn cẩn thận để bảo vệ vật nuôi

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh cho gia súc như bệnh tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng… ở trâu, bò, lợn,dê;  bệnh tiêu chảy ở lợn con; bệnh Gumboro, tụ huyết trùng, cầu trùng… ở gia cầm. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và  khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng, dự trữ nước uống cho vật nuôi để vật nuôi có đủ nước sạch để uống.

– Đối với những gia đình có đàn gia súc, gia cầmlớn thì nên xuất bán vì trong thời kỳ này khan hiếm thức ăn và hạn chế khả năng rủi ro do lũ cuốn trôi, chết cũng như dịch bệnh có thể xảy ra.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt

Khi lũ lụt, mầm bệnh theo nước lũ sẽ lan đi khắp nơi, mặt khác, trong khi có sự di chuyển đàn gia súc, gia cầm tránh lũ sẽ đem theo các mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác. Các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tẩy uế chuồng trại không được thực hiện tốt làm suy giảm đáng kể sức chống chịu bệnh tật ở vậtnuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn… dễ lây lan và bùng phát, do vậy người chăn nuôi cần:

– Vệ sinh chuồng trại, môi trường và dụng cụ chăn nuôi thật tốt, thường xuyên quét dọn, tẩy rửa, vệ sinh dụng cụ, chuồng trại, và môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi  để vật nuôi được ở sạch. Định kỳ 1 tuần 1 – 2 lần phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng. Khi nước rút đến đâu thì dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh đến đó.

Vệ sinh chuồng trại để triệt mầm bệnh

– Sau lũ lụt, nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm khan hiếm do rau màu bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm. Bùn đất và khí hậu ẩm ướt đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Do vậy vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói hoặc ăn những loại thức ăn thiếu dinh dưỡng, bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác để gia súc già mau chóng hồi phục sức khỏe và gia súc non tăng trưởng bình thường. Hạn chế không cho vật nuôi uống nước bẩn, ao, bùn.

– Đối với xác vật nuôi chết: Phương pháp hiệu quả nhất là đốt xác vật chết, phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác vật chết để chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút thì đem chôn lấp.

– Rà soát lại kết quả tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng trước mưa, bão. Những nơi tiêm chưa đạt yêu cầu thì tổ chức tiêm phòng bổ sung, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Văn Cường Thành Tôn Thành Tôn Quang Anh Chánh Thoan Bình Quang Khải Quang Khải