Kinh nghiệm thiến trâu, bò
Thiến bò nhằm phá hủy hoàn toàn chức năng sinh lý của dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ của gia súc đực. Gia súc đực sau khi bị thiến sẽ bớt hung hăng, thuần tính, việc chăn dắt và sử dụng gia súc sẽ dễ dàng hơn. Gia súc nuôi lấy thịt thì sau thiến sẽ nhanh béo, thịt mềm, không có mùi hôi… Là 1 phương pháp chọn giống, giúp loại bỏ những con đực không đạt yêu cầu về phẩm chất.
Phương pháp cố định
Đứng nằm đều được. Đứng là tốt nhất: cố định trong giá 4 trụ. Hai chân sau cố định hình số 8. Phần ngực và bụng có dây thừng buộc đỡ để tránh khi thiến mà gia súc nằm xuống ( tránh gây nhiễm trùng vết mổ)
Chuẩn bị gia súc và vệ sinh
Dùng xà phòng rửa 2 bên bẹn, dịch hoàn 2-3 lần sau đó lau khô lại bằng khăn. Tiến hành sát trùng bằng cồn Iốt 5 % thật kỹ toàn bộ dịch hoàn
Vị trí mổ và Phương pháp gây tê
Vị trí mổ: Kẻ đường thẳng chia dịch hoàn làm 3 phần, tiến hành cắt 1/3 phía dưới rạch vòng sang bên cạnh 100% để dịch rỉ viêm chảy hết, vết thương khô ( sau mổ)
Gây tê: với trâu bò thì không cần gây mê- mà ta chỉ tiến hành gây tê thấm : mổ đâu gây tê đó. Gây tê dẫn truyền : gây tê thừng dịch hoàn bằng cách tiêm Novocain 3% 10ml. Dùng tay ép da đâm kim vào thừng dịch hoàn. Sau đó sát trùng lại.
Đồng thời có thể tiêm 50-100ml dd Novocain nồng độ thấp ( <1%) vào dưới da bao dịch hoàn ở giữa 2 dịch hoàn.
Phương pháp phẫu thuật
Dùng tay đưa trước dịch hoàn dồn toàn bộ bao dịch hoàn về lòng ban tay nhìn rõ dịch hoàn. Sau đó cắt 1 đường bằng 1/3 kích thước bao dịch hoàn, khi rạch cần rạch thẳng, dứt khoát ở chính giữa rãnh 2 dịch hoàn.
Bỏ dao ra, tay trái cầm dịch hoàn, tay phải đẩy dịch hoàn bên phải về phía trước. Sau đó dùng dao lướt nhẹ giác mạc riêng dịch hoàn chui ra, ta bóc tách hai lớp giác mạc ra khỏi dịch hoàn và vuốt ngược lên thường dịch hoàn bộc lộ thừng dịch hoàn, sau đó dùng panh kẹp thừng dịch hoàn , xuyên kim chỉ (đã đc tiệt trùng) qua thừng dịch hoàn (tránh mạch máu) rồi thắt lại.
Sau đó dùng dao cắt đứt thừng dịch hoàn và cắt đoạn chỉ thắt để thừa 20cm sau đó cắt và kéo ra kiểm tra xem máu có chảy ra không, nếu vẫn chảy thì thắt thêm 1 nút nữa. Sau đó sát trùng lại với cồn iod 5-10% thấm vào vết cắt trên thừng dịch hoàn rồi mới cắt đoạn chỉ thừa.
Làm tương tự với dịch hoàn bên kia. Sau khi cắt xong cả 2 bên dịch hoàn ta dùng tay vuốt dịch hoàn từ trên xuống cho máu chảy ra, không đọng lại trong bao dịch hoàn.
Cuối cùng quan trọng nhất là cho cồn Iốt 5% vào trong bao dịch hoàn và bóp mạnh bao dịch hoàn để còn Iốt thấm đều bao dịch hoàn ( 3 lần) sau đó rửa sạch bằng nước sinh lý. Sau đó rắc kháng sinh vào trong vết mổ của bao dịch hoàn.
Ngoài ra chúng ta có thể dùng phương pháp thiến kín: là phương pháp dùng kìm phá huỷ thừng dịch hoàn hoặc dùng hóa chất (hỗn hợp fomalin 38% với cồn 960 theo tỷ lệ 4:1) tiêm vào thừng dịch hoàn gây ra quá trình viêm không nhiễm trùng làm hủy hoại thừng dịch hoàn mà không cần phải phẫu thuật. Nhưng phương pháp này chỉ tiến hành được với những gia súc non, gia súc già cho kết quả không chắc chắn.
*Chú ý: Tuyệt đối không được khâu bao dịch hoàn lại. bên ngoài vết mổ có thể dùng các chất chống ruồi muỗi đậu vào để bôi tránh nhiễm trùng, tránh ruồi muỗi đẻ trứng.
Chăm sóc sau phẫu thuật
– Có thể tiêm kháng sinh 5-7 ngày sau thiến, tránh nhiễm trùng
– Không để trâu bò vào hồ, ao, đầm lầy, nước bẩn… trong vòng 15 ngày.
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không được để trâu bò nằm lên phân, nước tiểu.
– Thường xuyên kiểm tra vết mổ. Nếu có dòi, mủ chảy ra do vệ sinh kém…Cố định gia súc rửa lại với betalin sau đó sử dụng dipterex và hút kèm ít nước –> phun vào hoặc dùng hoa trinh nữ vò nát cho vào.
– Sau đó rửa sạch lại với nước muối sinh lý hoặc rửa bằng betalin (cồn iod) rắc kháng sinh. Tuyệt đối không khâu
Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.