Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật nuôi yến nhà

Thứ 6, ngày 13/10/2017 1137

Tổ yến là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng như tăng cường dinh dưỡng, chống lão hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Với nhiều công dụng như vậy, tổ yến rất được nhiều người ưa chuộng và tìm mua.

Tuy nhiên, lượng yến tự nhiên khai thác không thể đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Vì thế, người ta đã tìm cách dụ yến về nhà nuôi để tiện chăm sóc và thu hoạch.

1. ĐỊA THẾ XÂY NHÀ CỦA CHIM:


Dựa theo việc nghiên cứu, theo dõi đời sống, tập tính thiên nhiên của chim yến, ngôi nhà chim cần có các yêu cầu sau:

– Vị trí xây nhà chim cũng phải gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ. Những nơi này tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa.

– Nhà phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay.

– Nhà không xây ở độ cao vượt quá mặt biển 1.000m. Hiện nay người ta khuyến cáo dưới 500m.

– Địa điểm xây nhà phải là nơi không có nhiều hãng xưởng, nhà máy. Ở những nơi đó các côn trùng làm nguồn thực phẩm cho chim thường sẽ bị tiêu diệt do đô thị hóa.

– Nhà chim phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài dịch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn.

– Tìm hiểu về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió của khu vực định xây nhà yến. Sau đó đối chiếu với các đặc tính thích nghi của chim yến xem có phù hợp hay không. Việc này giúp người làm nhà chim có 2 điều chỉnh nhất định về ván tổ, cửa thông gió, cửa ra vào, vật liệu xây nhà, kiểu nhà thích hợp.

2. XÂY NHÀ CHIM YẾN:

– Hình dáng căn nhà: Nhà chim thường giống 1 cái kho lớn có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật tùy vào địa thế miếng đất. Nhà có thể lợp mái hoặc mái bằng.

– Kích thước nhà: Thường có kích thước từ 10 x 20m (khoảng 150 – 200m2). Nhà chim có thể tổ hoặc nhỏ hơn chút ít nhưng phải tìm cách để tăng sức chứa chim ở trong phòng như chia nhà thành một số tầng (3 – 5 tầng).

– Độ cao của tường: 5,5 – 6m. Nhà có độ cao sẽ tiện cho việc chia thành tầng và phòng, giúp điều hòa không khí, giữ nhiệt độ và độ ẩm trong nhà.

– Độ dày của tường và vật liệu xây tường: Vừa xây tường là cát, vôi, ximăng trộn theo tỉ lệ3:2:1. Tường bê tông dày 20 – 25cm. Trong các vùng nóng để giảm nhiệt độ của nhà chim có thểxây gạch 2 lớp, giữa 2 lớp gạch cách nhau 1 khoảng không 5cm. Mặt ngoài và trong của tường phải phủ 1 lớp vừa, nhất là mặt ngoài phải phủ ximăng làm cho trơn láng để tránh các con vật khác như (mèo, chuột…), mặt trong chỉ có thể tráng vừa.

Với những ngôi nhà (xây sẵn) vách tường trơn láng, thay vì cải tạo bằng kĩ thuật mới, người làm nhà chim ốp lên tường những tấm lưới bằng nhựa cứng, chim yến vẫn có thể bám và làm tổ rất hiệu quả.

Mái và nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa. Mái lợp ngói cũng có thể lợp bằng vật liệu khác như tôn lạnh màu xanh lá cây, ở vùng nóng góc nghiêng mái lớn (45 độ) để hấp thụ nhiệt tốt hơn, vùng lạnh thì góc nghiêng mái nhỏ hơn (30º). Cũng có nhiều nhà yến không lợp mái, trần phẳng, đổ bê tông, trên trần nhà là hệ thống chống nóng bằng gạch và có lót vật liệu chịu nóng. Một số nhà yến kiểu này người ta còn xây thêm một bể nước rộng thấp trên trần.

3. CỬA RA VÀO VÀ NỀN NHÀ:

– Cửa cho người: Chỉ xây 1 cửa, khi đi vào cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa đi vào phòng chim.

– Cửa ra vào cửa chim:

  • Kích thước cửa ra vào cho chim phải đặt ở trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào.
  • Kích thước lỗ cửa nhỏ nhất là 30 x 20cm, lớn nhất 45 x 30cm, lỗ ra vào rộng quá thì căn phòng sẽ bị sáng, không thích hợp với chim.
  • Nếu là nhà yến mới xây thì kích thước lỗ ra vào của chim phải là 40 x 80cm. Hướng đặt lỗ cửa ra vào phụ thuộc vào hướng đường chim bay và hướng gió.
  • Nền nhà không cần lót gạch nhưng phải có một số chậu, bể nước không cạn, rộng để điều hòa độ ẩm của không khí. Từ nền có các ống nước đi lên theo vách tường 1,5m. Khi cần ta mở vòi, nước sẽ rỉ theo mặt tường làm cho căn nhà có độ ẩm như mong muốn.
  • Cần có rãnh dọc theo tường để khỏi làm hỏng sàn nhà và lỗ thoát nước khi làm vệ sinh. Ta cũng có thể lắp thêm hệ thống bơm nhỏ để bơm nước lên, đi qua ống nhựa đục lỗ rồi để nước chảy xuống các chồng gạch trong hồ (giống như lạo bơm dùng cho hồ cá).

– Thời gian kết thúc xây nhà nên kết thúc trước mùa sinh sản khoảng 2 tháng để mùi vôi và ximăng bay bớt và ngôi nhà trở nên cũ hơn.

4. PHÒNG CỦA CHIM YẾN:

– Độ cao của mỗi tầng nhà chim ít nhất là 2m (vùng lạnh). Tuy nhiên cần chú ý là có khoảng thông tầng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên.

– Số tầng: Tối thiểu là 2 tầng. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi nó quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn 1 chỗ thích hợp nhất cho nó.

– Số phòng:

  • Nếu không đặt phòng dạo chờ ở phía trên, vẫn cần thiết kế một phòng dạo cùng tầng với phòng nghỉ. Vì khi chim đi vào nhà, chim thích bay lượn, lúc trong phòng dạo trước khi vào phòng nghỉ qua 1 cửa.
  • Ngôi nhà chia làm nhiều phòng tối thiểu 4m x 4m (cao 3 – 4m) nếu do điều kiện phòng hẹp hơn chút ít thì chiều cao phải tăng lên thậm chí có thể bỏ vách ngăn giữa 2 phòng liền kề làm cho nó rộng thêm.
  • Giữa các phòng nhỏ còn có cửa thông với nhau. Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, lý tưởng là 20 x 20cm.
  • Lỗ thông tầng: Trong các nhà có nhiều tầng thì bao giờ cũng có 1 khoảng trống thông tầng thẳng từ trên xuống, khu vực này không có sàn nhà, để chim có thể bay lượn tự do giữa các tầng 1 cách dễ dàng như trong khe sâu của hang đất hoặc miếng lam bằng ximăng.

– Xà gỗ trong phòng chim yến:

  • Các xà gỗ hoặc miếng làm được gắn thêm trên trần nhà để chim bám và tăng diện tích làm tổ. Kích thước các ván gỗ hoặc miếng lam này dày 1,5 – 2cm, rộng từ 15 – 20cm.
  • Nếu làm bằng gỗ cần phải chọn loại gỗ tốt để làm các thanh gỗ trên trần nhà nhưng không được lưu lại mùi của gỗ mới vì chim không thích ở nhà có mùi lạ. Có thể sử dụng gỗ teach là loại gỗ xốp nhẹ, dai bền, không mùi, màu trắng vì chim bám rất dính vào loại gỗ này.

5. SƠN NHÀ VÀ ÁNH NẮNG:

Quét nhà bằng vôi trắng là tốt nhất, màu trắng dễ chịu, phẳng và không dễ bị hư hỏng. Mặt trong nhà chỉ có thể tô trát tường mà không quét vôi. Tuy nhiện hiện nay qua thực tiễn xây dựng nhà yến theo công nghệ mới, Công ty Nhà Yến Nha Trang đã vận dụng những tấm lưới nhựa (màu xanh) đóng vào mặt tường trong nhà, kết quả chim làm tổ trên mặt lưới này rất khả quan. (Thu hoạch tổ chỉ cần gỡ lớp dưới xuống thật tiện dụng và vệ sinh).

Cường độ ánh sáng trong nhà yến: Trong tự nhiên chim rất thích sống ở chỗ tối nên khu vực chim làm tổ phải có ánh sáng gần như trong hang động (0,2 – 0,6 lux).

6. ĐỘ ẨM VÀ NHIỆT ĐỘ:

– Độ ẩm: 75- 90%

– Nhiệt độ: 27 – 290C

– Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết sau đây:

  • Độ cao của căn nhà hợp lý.
  • Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí.
  • Hướng cửa hợp lý và cần xem xét hướng chim bay đi về trong ngày.
  • Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Kiểu lỗ thông gió có thể là ống thông gió hình chữ “L”,hình ống thẳng đặt xéo hoặc chừa các cửa sổ nhỏ trực tiếp khi xây nhà theo kiểu so le giữa 2 lớp gạch. Ống thông với lỗ hỏng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ. Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió.
  • Điều chỉnh độ ẩm: Trong phòng chim yến làm các hồ nước cạn ở giữa phòng hoặc xây các ống nước theo tường từ nền lên cao 1,5m có rãnh thu gom nước chảy về 1 phía để tiện vệ sinh nhà yến. Sự phun tưới nước xung quanh nhà yến giúp hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm.

7. KHUÔN VIÊN NHÀ CHIM YẾN:

– Lý tưởng nhất là ngôi nhà nên xây trong một khuôn viên có đất xung quanh để chim có 1 sân lượn (4 x 4m). Xung quanh tường nhà chim cần làm 1 rãnh nước nhỏ để tránh kiến bò vào.

– Cần làm tường rào để bảo vệ ngôi nhà. Khuôn viên có thể trồng thêm cây như chuối, sung, keo đậu… nhưng không được cao quá lỗ cửa để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào.

8. THIẾT BỊ HỖ TRỢ:

– Ván gỗ: Nếu chọn ván gỗ thì phải chọn loại gỗ mềm, xốp rỗ mặt và có độ dai bền, cho phép móng sắt nhọn của chim bám dễ dàng, nước bọt dính dễ dàng.

– Thiết bị phun nước, phun sường. Máy bơm nước PUW – 2300 chuyên dùng cho nhà yến, giúp duy trì độ ẩm ổn định (75 – 85%) giảm nhiệt độ, hạn chế sự sinh trưởng của nấm móc, và nhờ đó bảo đảm chất lượng của tổ yến.

– Nhiệt kế và ẩm kế: Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong nhà yến.

– Máy đo ánh sáng PML – 06.

– Đầu đĩa CD, đĩa CD phát tiếng kêu gọi bầy đàn.

– Gương soi có cần để kiểm tra trứng. Đèn dầu tiện lợi cho người đi thu tổ.

– Tổ giả để kích thích chim làm tổ.

– Dung dịch có mùi kích thích hấp dẫn chim yến.

– Bột rãi sân nhà tạo mùi thân quen.

– Thuốc diệt các loài động vật (như chuột, gián, kiến, rận rệp…) gây hại cho yến.

9. PHUN QUÉT CÁC MÙI ĐẶC TRƯNG QUEN THUỘC:

– Chim yến có khứu giác rất nhậy, do vậy nhà yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thấy giống như mùi cơ thể chúng cùng với tiếng gọi bầy đàn, mùa giao phối thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó như là nhà mới của mình để làm tốt sinh sản.

– Sân nhà có thể rải một ít phân chim, chú ý khi nhà bẩn đừng rửa. Tuy nhiên ở những nhà đã quá đông chim yến ở thì phải thường xuyên dọn phân chim vì nếu không căn phòng sẽ quá nóng do sự toả nhiệt trong quá trình phân huỷ chất thải và làm tăng nồng độ NH3, CO2…

10. PHƯƠNG PHÁP DỤ CHIM:

Sử dụng CD có tiếng gọi của chim yến. Khi nghe tiếng chim gọi bạn tình nhiều lần từ đĩa CD phát ra, những con chim yến vô tình bay ngang qua gần đấy sẽ bay đến ngôi nhà có tiếng gọi bạn.

Đi tìm nơi phát ra tiếng gọi chúng sẽ bay dần vào trong nhà. Khi đã bay vào nhà rồi chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó nhiều chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày, số lượng, đàn chim nhiều hơn và dần dần về làm tổ ở đây.

Chú ý thiết kế loa dụ yến

11. GẮN TỔ GIẢ:

Dùng tổ giả gắn lên ván tổ hoặc tường để dụ chim đu bám hoặc kích thích chim làm tổ.

12. QUẢN LÝ NHÀ CHIM:

– Sắp xếp và phòng vệ ngôi nhà yến thật tốt.

– Dọn sạch sẽ các gỗ vụn và loại bỏ dịch hại.

– Khi phân chim quá nhiều cần dọn bớt.

– Chú ý độ ẩm và nhiệt độ nhà chim.

– Xây dựng chương trình thu hoạch chính xác.

13. ĐỊCH HẠI:

– Chuột: Là loài chim yến khiếp sợ nhất, cho dù đã có vài lần làm tổ trong nhà yến như khi có chuột trong nhà yến sẽ bay đi nơi khác. Do vậy khi làm nhà phải tìm mọi cách không để chuột vào nhà yến từ cửa, ngạch, trần, mái, ống thông gió v..v… Có điều kiện để chuột trú ẩn, khi thấy chúng phải tìm cách hủy diệt hoặc ngăn chặn.

– Chim đại bàng, Quạ, Cú mèo… không để chúng bay quanh khu vực nhà yến, không để cơ hội cho chúng bay vào nhà bắt yến mà tìm cách diệt chúng hoặc xua đuổi chúng đi nơi khác.

– Bồ câu và những con chim nhỏ làm kinh động và làm nhiễu đường bay của yến, ta cần tác động và làm chúng tránh xa ngôi nhà yến.

– Dơi: Làm quấy động, ăn trứng và yến con nhất là về mùa khô. Khi có mặt của dơi yến sẽ bay đi nơi khác. Không trồng cây ăn trái ở khu vực nhà yến.

– Mèo: Chúng rình trên trần nhà, lỗ ra vào, cần giảm thiểu cây cối, cộc rào … mèo dùng để trèo vào nhà.

– Kiến và Dán: Chúng kéo nhau đến làm tổ trong tổ yến và yến sẽ bỏ tổ (dùng thuốc diệt)

– Nhện: tuy không trực tiếp gây hại nhưng mạng nhện sẽ quấy nhiễu khiến yến lỗ ra vào và nơi làm tổ (các thanh khung, gốc nhà…). Cần chú ý: sau vài giờ, màng nhện bị phá chúng sẽ làm trở lại, tốt nhất là diệt hết hoặc ngăn chặn trước.

– Rệp: một là quấy rối, khi lắp đặt trần và khung lỗ không tạo ra kẻ hở giữa các thanh khung và trần nhà (kẻ hở là nơi ẩn náu của rệp).

Nguồn: Nhayen được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Văn Cường Thành Tôn Thành Tôn Quang Anh Chánh Thoan Bình Quang Khải Quang Khải