Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Mô hình nuôi rắn ráo trâu đem lại thu nhập trăm triệu

Thứ 4, ngày 29/11/2017 651

Bắt đầu triển khai từ năm 2014, đến nay mô hình nuôi rắn ráo trâu của gia đình chị Trần Thị Linh (thôn 2, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) đã cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi ý chí làm giàu nhưng lại chịu cảnh đất chật người đông của vùng quê Vĩnh Phúc, năm 1996, vợ chồng chị Trần Thị Linh (sinh năm 1965) đưa nhau vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới, quyết chí khởi nghiệp trên vùng đất mới.

Không nản chí sau những lần thất bại liên tiếp trong nuôi dê, nuôi bò do nhà neo người lại không có công và thời gian chăm sóc, tháng 11/2014, gia đình chị Linh đã chọn cho mình một hướng đi mới và táo bạo: nuôi rắn ráo trâu – một loại rắn không độc, có giá trị kinh tế cao.

Chị Linh chia sẻ: Trước khi đến với mô hình này, tôi đi học hỏi ở ngoài quê Vĩnh Phúc. Ở đó, cứ 100 nhà thì có đến 95 nhà nuôi rắn ráo trâu, do đó, tôi cũng mạnh dạn nuôi giống này…

Trang trại nuôi rắn mang lại cho gia đình chị Linh thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Ban đầu, gia đình chị Linh bán đàn bò và trút hết số vốn 200 triệu đồng để mua 150 con rắn giống, xây dựng chuồng trại với diện tích 50m2, chia làm 90 ô chuồng ngay trong vườn cao su của gia đình tại thôn 6.

Dù quy mô chuồng trại khá khiêm tốn nhưng các dãy chuồng được gia đình bố trí ngăn nắp, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ. Mỗi ô chuồng được thiết kế với chiều cao 80cm, rộng 80cm, nền tráng xi măng, lót đất khô, đệm lót sinh học, xung quanh xây bằng gạch, bên trên được đậy cẩn thận, an toàn bằng lưới sắt, mỗi ô chuồng nuôi nhốt từ 4-5 con tùy vào nhóm rắn, đảm bảo không gian cho rắn sinh trưởng và phát triển.

Ngoài thiết kế chuồng trại đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật, nguồn thức ăn cho rắn cũng được gia đình chị Linh chủ động đảm bảo bằng phương pháp nuôi ếch làm thức ăn cho rắn.

Chị Linh cho biết thêm: Nuôi giống rắn này một tuần cho ăn một lần. Rắn rất ít bệnh tật, từ khi nuôi đến nay, trại rắn chưa xuất hiện bệnh tật gì, chỉ thất thoát số ít do chúng cắn nuốt nhau. Nguồn thức ăn thì trước đây tôi chịu khó đi bắt cóc, ếch, nhái cho ăn. Hai năm nay, tôi xây mấy bể nuôi ếch, cho ếch ăn bằng bắp, cám, rồi lấy ếch làm thức ăn cho rắn, như vậy là sẽ đỡ phần nhân công đi bắt ếch, nhái. Ngoài ra, tôi mua thêm 2 tủ đông lạnh khoảng 20 triệu để cho thức ăn vào, hết mùa nuôi, tôi tích góp dự trữ thêm. Mỗi năm tôi chỉ hết tầm 6-7 triệu tiền thức ăn cho rắn bố mẹ.

Hiện nay, gia đình chị Linh đang nuôi 150 con rắn, trong đó có 100 con bố mẹ từ 2 đến 3 năm tuổi, nặng 2,5 – 3kg. Với sự mạnh dạn và cách làm khoa học, chỉ sau hơn 1 năm triển khai, gia đình chị đã thu được 100 triệu đồng; trong đó có 80 triệu tiền bán trứng với giá 140 ngàn đồng/quả và 20 triệu đồng từ bán rắn đực thương phẩm.

Riêng từ đầu năm đến nay, với giá thị trường từ 1- 1,5 triệu/con, gia đình chị thu thêm được 150 triệu tiền bán rắn giống, 90 triệu tiền trứng.

Ngoài ra, da rắn được gia đình thu gom bán cho các đại lý để làm thuốc, phân của rắn cũng được gia đình chị tận dụng bón cây trồng.

Phấn khởi trước hiệu quả mà mô hình mang lại, hiện gia đình chị Linh đang ấp ủ nhiều dự định để mở rộng quy mô cũng như giúp đỡ các hộ gia đình có nhu cầu học hỏi hướng làm giàu từ rắn ráo trâu.

“Tôi cũng muốn nhân rộng mô hình cho bà con ở đây. Tôi mong các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho nhân dân phát triển trang trại này vì nó rất hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn chưa ai mạnh dạn làm trang trại nuôi động vật hoang dã như thế này…” – Chị Linh nói.

Bên cạnh nguồn thu nhập cả trăm triệu đồng từ mô hình rắn, gia đình chị Trần Thị Linh còn trồng thêm 3ha cao su, trong đó, có 1.200 cây đã cạo mủ và 1ha cà phê, ước tổng thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Văn Cường Thành Tôn Thành Tôn Quang Anh Chánh Thoan Bình Quang Khải Quang Khải