Vai trò của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Thủy sản ngày càng phát triển, đi đôi với chúng thì hàng loạt thuốc hóa chất được dùng trong nuôi càng nhiều. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh gây không những vật nuôi chậm phát triển mà cả người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Và vì thế chế phẩm sinh học ra đời
Chế phẩm sinh học ra đời là bước tiến lớn trong tất cả các ngành nông nghiệp, và thủy sản cũng nằm trong số đó.
Tìm hiểu vai trò của chế phẩm sinh học nhằm giúp người dân hiểu rỏ được công dụng nhằm sử dụng chúng một cách đúng và đạt hiệu quả một cách tốt nhất.
- Tăng cường sức khỏe và ngăn chặn mầm bệnh
Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.
Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng cạnh tranh vị trí bám vào thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.
- Cải tiến hệ tiêu hóa
Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và Enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các vật nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra các enzyme ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin…
Trong thủy sản, các vi khuẩn vi sinh như Bacteroides và Clostridium sp cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là cung cấp các axit béo và vitamin. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của động vật hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như Protease, Amilaza, Lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin.
- Cải thiện chất lượng nước
Chế phẩm sinh học xử lí nước thải BiO-EM
Chế phẩm sinh học còn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm trong ao nuôi. Các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ, góp phần giảm thiểu việc hình thành lớp bùn và chất cặn bã, nhờ vậy chất lượng nước trong ao được cải thiện, làm tăng số động vật phù du, giảm mùi hôi, từ đó tăng sản lượng nuôi trông thủy sản. Hơn nữa, sử dụng chế phẩm sinh họcsẽ góp phần làm giảm hóa chất, kháng sinh trong phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nuôi trông thủy sản bền vững.
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam