Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Các mô hình nuôi cá và phòng bệnh cho cá nuôi trên ruộng

Thứ 4, ngày 25/10/2017 665

A. Các mô hình nuôi cá trong ruộng

1. Nuôi xen canh (nuôi kết hợp)

Ưu điểm:

– Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích ruộng lúa.

– Tận dụng mặt nước và thức ăn tự nhiên có sẵn trên ruộng.

– Cá ăn côn trùng, rong tảo, đồng thời thải phân làm lợi cho lúa.

– Sử dụng phân bón cho lúa sẽ làm gia tăng thức ăn tự nhiên của cá.

Cá được nuôi xen canh trong ruộg lúa

Hạn chế:

– Mật độ thả thấp. Năng suất cá nuôi thấp, từ 200 – 400 kg/ha.

– Các giống lúa canh tác hiện nay phần lớn dễ nhiễm sâu rầy, do đó sử dụng nông dược trong canh tác lúa là điều khó tránh.

– Mức nước trên mặt ruộng đối với canh tác lúa khoảng 10 – 20 cm, với mức nước này sẽ gây ra biến động lớn về một số yếu tố môi trường. Hơn nữa khi lá lúa ngập nước phân hủy sẽ làm tiêu hao oxy trong nước ảnh hưởng xấu đến cá nuôi.

2. Nuôi luân canh (một vụ lúa – một vụ cá hoặc hai vụ lúa – một vụ cá)

Ưu điểm:

– Lợi nhuận từ nuôi cá cao hơn canh tác lúa.

– Tăng độ phì nhiêu của đất do thức ăn, phân của cá tích lũy ở mặt ruộng.

– Giảm chi phí cho chuẩn bị ruộng và phân bón cho vụ Đông – Xuân.

Hạn chế:

– Chi phí đầu tư ban đầu lớn cho công trình, đê bao và lưới chắn.

– Vốn đầu tư cao về con giống cũng như thức ăn, chăm sóc, bảo vệ.

– Yêu cầu người nuôi phải hiểu biết đối tượng nuôi và quy trình kỹ thuật ứng dụng.

B. Một số lưu ý phòng bệnh cho cá nuôi trong ruộng

1. Nguyên nhân cá bị bệnh

Cá mắc bệnh là kết quả tương tác giữa ba nhân tố: Môi trường – Tác nhân gây bệnh – Ký chủ (bản thân cá) – Kỹ thuật nuôi.

– Yếu tố môi trường: sự biến động lớn về nhiệt độ, pH, và hàm lượng oxy thấp sẽ gây sốc hoặc làm cho cá suy yếu.

– Tác nhân gây bệnh: bao gồm bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn, nấm), bệnh ký sinh trùng (nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác…), và các sinh vật gây nguy hiểm cho cá (côn trùng nước, cá dữ, rắn, ếch, chim,…) làm tổn thương đến cá tạo điều kiện cho bệnh ký sinh hay bệnh truyền nhiễm phát triển.

– Yếu tố ký chủ: sức đề kháng của cá đối với bệnh.

– Kỹ thuật nuôi: Vận chuyển, đánh bắt làm tổn thương cá – Quản lý chăm sóc không tốt, mật độ thả nuôi quá cao.

2. Phòng bệnh cho cá

– Cải tạo ruộng nuôi: nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển và tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển.

– Chọn giống tốt và xử lý cá: không nên thả cá mật độ quá dầy, tốt nhất thả 1-2 con/m2. Cỡ cá thả từ 250 – 300 con/kg; cá khoẻ, không dị hình, không bị xây sát. Cá khi mới mang về tắm trong nước muối, pha 15 g muối trong 1 lít nước, ngâm cá trong 15 phút (lưu ý không được để cá thiếu oxy trong khi đang ngâm cá).

– Chuẩn bị tốt vào thời điểm giao mùa hay mùa mưa bão: vào thời điểm giao mùa khả năng chống bệnh của cá yếu, các mầm bệnh dễ phát triển, cá dễ bị nhiễm bệnh. Bón vôi quanh bờ vào đầu mùa mưa, dọn cỏ quanh bờ.

– Thay nước: khi thay nước cần lưu ý phải đảm bảo nguồn nước tốt, chỉ thay nước khi cần thiết để tránh làm sốc cá; mỗi lần thay chỉ nên thay khoảng 20 – 30% tổng lượng nước trong ruộng nuôi.

– Chăm sóc cá tốt để tăng sức đề kháng bệnh: cho cá ăn đầy đủ về số lượng thức ăn cũng như thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo. Vào những ngày thời tiết xấu nên giảm lượng cho ăn và tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương