Phát hiện cơ chế giúp thực vật sinh tồn trong thời tiết cực đoan
Thực vật có thể học cách “quên đi” những ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan.
Đây là khám phá mới hứa hẹn sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu trong quá trình chuẩn bị các biện pháp giúp vụ mùa và cây cối vượt qua các điều kiện thời tiết khắc nghiệt được cho là sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn trong tương lai.
Trong thông báo đưa ra ngày 4/8, giáo sư Barry Pogson đến từ Đại học Quốc gia Australia, cho biết nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm cho các mẫu thực vật vào môi trường có áp lực ánh sáng cao trong 60 phút sau đó lại cho ra hồi phục trong 60 phút sau đó.
Các loại áp lực thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của thực vật.
Kết quả cho thấy các mẫu thực vật này có khả năng tự phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi được đưa vào môi trường thử nghiệm để đảm bảo các chức năng sống như hấp thụ dinh dưỡng được tiếp diễn và sinh trưởng khỏe mạnh.
Nhóm nghiên cứu cũng thử nghiệm trong các môi trường áp lực cao khác và kết quả là các mẫu thực vật cũng có thể hồi phục một cách “thần kỳ” về trạng thái ban đầu.
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sỹ Peter Crisp cho biết về cơ bản, thực vật có thể “phớt lờ” các điều kiện cực đoan bằng cách tự động “tắt” chức năng tiếp nhận thông tin từ các yếu tố gây áp lực như ánh sáng hay sức nóng. Đây là một trong những cách mà thực vật dùng để sinh tồn trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt và thay đổi liên tục.
Các loại áp lực thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của thực vật, có ảnh hưởng lớn tới lục lạp, một đơn vị chức năng quan trọng trong tế bào thực vật, có vai trò thực hiện chức năng quang hợp.
Các tác giả tin tưởng kết quả nghiên cứu này sẽ sớm giúp giới khoa học xây dựng các biện pháp cải thiện quá trình hồi phục cho các loại cây lương thực dễ bị tác động bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Các chuyên gia về lĩnh vực này:
Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Long Quang Trường Thiên Trường value value