Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Cá dìa - loài nuôi nước lợ đáng giá

Thứ 5, ngày 12/10/2017 960

Đặc điểm sinh học

Cá dìa có hình bầu dục dẹt 2 bên, mắt to tròn, đầu nhỏ, thân trơn nhẵn, màu hơi đen, trên thân có những chấm vàng sẫm, bụng màu bạc, vây lưng và vây hậu môn có gai cứng. Cá trưởng thành dài 25 – 30cm, trọng lượng 1 – 2kg, ngoài tự nhiên thường bắt được cá khoảng 0,5 – 0,7kg.

cá dìa

Ở nước ta, cá dìa có ở hầu hết các tỉnh ven biển; trong đó nhiều nhất tại các vùng biển Quảng Thái (Thừa Thiên – Huế), vùng hạ lưu sông Thu Bồn và các bãi bồi thuộc tỉnh Quảng Nam, vùng hạ lưu sông Hiếu và sông Bến Hải (Quảng Trị)…

Cá dìa là loại di cư và sống theo bầy đàn. Chúng thành thục sau 1 – 2 năm tuổi, sinh sản ở vùng nước lợ. Khi còn nhỏ, chúng sống chủ yếu ở vùng đầm phá cửa sông, trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô… để sinh sản. Mùa sinh sản (tháng 5 – 6 dương lịch), trứng cá nở thành cá bột theo thủy triều dạt vào các bãi bồi để sinh trưởng và phát triển. Cá dìa thích ứng nồng độ muối trong nước biển từ 5 đến 37‰ và sinh trưởng thích hợp nhiệt độ 24 – 280C.

Cá dìa hoạt động và kiếm mồi ban đêm, thức ăn chủ yếu là thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ; trong điều kiện nuôi, chúng có thể ăn thức ăn tổng hợp.

Ngoài tự nhiên, cá dìa sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng trung bình 0,4 kg/con. Trong điều kiện nuôi, chúng có thể đạt trọng lượng 0,5kg sau 6 tháng. Cá sử dụng tốt thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 20 – 25%.

Đối tượng nuôi đa dạng

Nhờ đặc tính ăn tạp nghiêng về thực vật và mùn bã hữu cơ, cá dìa được nuôi ghép với tôm sú. Trong ao nuôi, cá dìa tận dụng tốt nguồn rong, tảo và một phần thức ăn thừa cùng mùn bã hữu cơ, giúp môi trường nước nuôi sạch hơn, giảm thiểu dịch bệnh. Với giống lớn, mật độ thả ghép thưa (0,5 – 1 con/m2) sau 4 – 5 tháng nuôi cùng tôm, cá dìa có thể cho thu hoạch 0,8 – 1 tấn/ha, tỷ lệ sống 60% trở lên lợi nhuận ước đạt 70 – 80 triệu đồng/ha. Quan trọng hơn cả, khi nuôi ghép với tôm sú, tôm vẫn phát triển tốt, ít dịch bệnh, giảm được chi phí thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.

Ngoài ra, cá dìa còn là đối tượng nuôi chính trong ao nuôi tôm bị dịch bệnh; vừa mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp tiêu diệt mầm bệnh tồn lưu trong ao tôm. Với mật độ thả 2 – 3 con/m2, sử dụng thức ăn tự chế hoặc cám công nghiệp, sau 10 – 12 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 0,6 – 1 kg/con. Đặc biệt, cá dìa ăn tạp nên tính cạnh tranh của cá thấp, tỷ lệ sống cao.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Đại học Huế, Đại học Nha Trang, Đại học Cần Thơ đã thử nghiệm sản xuất giống cá dìa nhân tạo thành công, nhưng số lượng con giống còn hạn chế. Do vậy, nguồn giống cá dìa vẫn chủ yếu từ tự nhiên, hàng năm vào tháng 6 – 7 dương lịch, hoặc tháng 9, 10, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, giá bán 3 – 4 nghìn đồng/con, kích cỡ 3 – 4cm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương Long Tuấn Dũng