Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Cá tai tượng - loài cá phát tài

Thứ 5, ngày 02/11/2017 1039

Cá tai tượng – một loài cá xương nước ngọt thuộc họ Osphronemidae, sống ở vùng nước lặng, nơi có nhiều cây thuỷ sinh. Đây là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới, phân bố ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào.

Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai. Đây là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Cá tai tượng

1. Môi trường sống của cá tai tượng

Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt cá có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở nước tù, thiếu oxy.

Cá cũng sống được ở nước lợ, ngưỡng nhiệt độ 16 – 42 °C, sinh trưởng tốt ở 25 – 30 °C  ở nhiệt độ thấp hơn cá thường hay bị bệnh. Độ PH thích hợp là 5. Chúng có thể sống được trong môi trường nước ao dơ bẩn, thiếu oxy nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất

Cá tai tượng được nuôi trong hồ kiếng

So với cá sặc rằn và cá rô phi thì khả năng chịu lạnh của cá tai tượng kém hơn, nhưng khả năng chịu nóng lại cao hơn.

2. Đặc tính sinh sản

Nên có sẵn một hồ kiếng khá rộng cho một cặp cá Tai Tượng Phi Châu vào đẻ. Trong hồ ta nên đặt sẵn một cục gạch thẻ theo thế đứng để làm ổ cho cá đẻ lên đó.

Cặp cá mái Tai Tượng thả vào hồ chúng có thể bơi lội nhởn nhơ bình thường. Nhưng một lúc nào đó ta thấy hai con trượt đuổi nhau, cắn mổ nhau, húc đầu vào nhau, cá trống tìm cách khống chế cá mái bắt cá mái phải phục tùng… đó là dấu hiệu báo cho ta biết cá sắp đẻ trứng.

Khi đẻ, trứng nằm theo từng hàng trên viên gạch, không đẻ một lần liên tục mà chia ra nhiều lần. Mỗi lần cá mái thở là nó lại đẻ tiếp một đợt trứng. Có cái khéo léo là các trứng không nằm đè lên nhau. Khi cá mái đẻ xong, cá trống liền tới thụ tinh cho ổ trứng, nó rưới lên trứng một chất nhão đó là tinh trùng…

Và cũng như thói quen của cá Dĩa, trống mái Tai Tượng cũng lẩn quẩn quanh ổ trứng vừa canh trứng vừa dùng vi quạt trứng như một hình thức ấp trứng để nước dao động quanh trứng, cung cấp dưỡng khí cho trứng…

Khoảng một ngày sau đó trứng nở. Cá con vẫn bám chặt vào ổ như vậy suốt ba bốn ngày. Và trong thời gian này, cá cha mẹ vẫn siêng năng ở bên cạnh để canh giữ

Nuôi dưỡng cá con: Mới ra đời, cá con chưa biết ăn, chúng sống được nhờ thức ăn dự trữ trong thân chúng. Sau bốn ngày tuổi, cá con mới rời ra khỏi ổ trứng và lúc này mới biết bơi. Cá con Tai Tượng Phi Châu mới nở rất lớn và ăn các loại thức ăn nhỏ như lòng đỏ trứng gà…… Sau khoảng một tuần cá có thể ăn trùn chỉ,cám..

3. Tập tính của cá Tai Tượng

Cá tai tượng có thể ăn bất cứ gì mà người nuôi cho vào cho chúng ăn. Cá rất tham ăn vì thế các bạn lưu ý cho cá ăn vừa phải tránh cá bị sình bụng do ăn quá nhiều

Cá tai tượng rất tham ăn

Cá Tai Tượng có thể ăn các loại cá con vì thế tránh nuôi cá tai tượng chung với các loại cá nhỏ khác trong cùng một hồ nuôi. Cá khá dữ và hay đánh cũng như ăn thịt các loại cá cảnh khác trong cùng một bể chỉ nuôi cá với các loại cá có tập tính tương đương như Hồng két, đầu bò hoặc nuôi riêng lẻ.

4. Thị trường mua bán, giá bán cá tai tượng

– Giá trung bình (VND/con):20000
– Giá bán min – max (VND/con):10.000 – 4.000.000

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương Tuấn Dũng