Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Cần nhân rộng mô hình nuôi cua trong ao tôm suy thoái

Thứ 6, ngày 06/10/2017 718

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh tôm nuôi liên tiếp xảy ra khiến cho không ít hộ nuôi tôm ở các xã ven biển Hoài Nhơn bị thua lỗ. Vừa qua, thành công của mô hình nuôi cua xanh thương phẩm tại thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam đã đem lại triển vọng khôi phục môi trường nuôi trồng thủy sản, tạo sự yên tâm cho người dân làm nghề nuôi thủy sản.

Mô hình nuôi cua xanh thương phẩm của ông Vũ ở thôn Cửu Lợi Tây

Ông Trần Tuấn Vũ, ở thôn Cửu Lợi Tây vốn có thâm niên hàng chục năm trong nghề nuôi tôm nhưng trong những năm gần đây bị thua lỗ nặng do dịch bệnh tôm xảy ra liên tiếp, kéo theo đó hồ nuôi cũng bị ô nhiễm nặng nên không thể tiếp tục nuôi. May mắn là đầu tháng 3.2017, ông được Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn chọn triển khai mô hình nuôi cua thương phẩm trong ao nuôi tôm suy thoái.

Sau 5 tháng thực hiện trên diện tích 5.000 m2 ao nuôi, mô hình đã đạt được các chỉ tiêu như kế hoạch đề ra. Tỉ lệ cua sống đạt trên 40%, trọng lượng trung bình từ 3 – 4 con/kg, năng suất trên 2,1 tấn/ha. Với giá bán hiện nay 150 ngàn đồng/kg, doanh thu được 162 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 44 triệu đồng.

Cũng theo ông Vũ, hiện thị trường đầu ra khá thuận lợi, bởi cua xanh thương phẩm có thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Việc nuôi cua khá suôn sẻ nhờ nguồn giống có chất lượng tốt, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào như các loài cá tạp, đầu mực, rong tảo. Đặc điểm sinh trưởng của loài cua rất có lợi cho việc làm sạch môi trường ao nuôi. Nếu nuôi cua xanh xen kẽ với cá rô phi, các đối mục sẽ cho lợi nhuận kép, giảm được thời gian và tận dụng được thức ăn thừa của cua giúp cá tăng trọng lượng nhanh hơn.

Theo thống kê, toàn huyện Hoài Nhơn hiện có 210 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, riêng xã Tam Quan Nam có gần 50 ha, chủ yếu nuôi tôm; song những năm qua đã có trên 25 ha tôm nuôi bị dịch bệnh do môi trường ô nhiễm, nên việc triển khai mô hình nuôi cua xanh thương phẩm trong ao nuôi tôm suy thoái là rất hợp lý và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Ông Huỳnh Xuân Vấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quan Nam, cho biết: “Mô hình nuôi cua xanh thương phẩm trong ao nuôi tôm bị suy thoái đã cho kết quả rất khả quan; nếu được nhân rộng thì đây là một hướng nuôi mới đầy triển vọng giúp bà con gỡ lại vốn sau những vụ tôm thất bại”.

Qua mô hình nuôi thí điểm hiệu quả thấy rõ, bà con nông dân và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ, tuy nhiên để tiếp tục nhân rộng mô hình ở các vùng nuôi tôm thường xuyên bị dịch bệnh, ông Huỳnh Xuân Vấn kiến nghị: “Trong điều kiện bà con chưa chủ động được nguồn giống, thời gian tới chúng tôi rất mong Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện tiếp tục hỗ trợ nhân rộng mô hình tại một số hồ nuôi cần thiết khác trên địa bàn. Đồng thời để việc nuôi cua xanh thương phẩm phát triển bền vững, các ngành chức năng cần định hướng vùng nuôi, hạn chế người dân thả nuôi đại trà sẽ dẫn đến cung vượt cầu, cua bán mất giá”.

Nguồn: tepbac được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Long Tuấn Dũng