Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm : nuôi cua ốp thành cua chắc

Thứ 5, ngày 19/10/2017 2617

Nuôi cua ốp lên chắc là hình thức nuôi cua sau khi lột xác còn mọng nước, vỏ mềm trở thành cua đầy thịt, rắn chắc hơn với giá trị cao hơn.

Có thể nuôi trong các ao nhỏ (300-1000m2), đầm hay bãi triều có rào ví bằng đăng tre (diện tích vài chục đến vài trăm mét vuông hay lớn hơn). Riêng với nuôi trong ao, kết cấu ao và các bước chuẩn bị cũng tương tự như nuôi cua con thành cua thịt.

Khi nuôi cua ốp lên chắc, có thể chọn cả cua giống đực và cái cỡ trên 300g/con để có giá cao. Cua giống đang ở giai đoạn mọng nước, vỏ còn mềm màu nhạt và không bị thương tích. Mật độ nuôi khoảng 2-3con/m2. Mùa vụ nuôi và chăm sóc như cua thịt.

Cua ốp ăn tích cực và chủ yếu là ăn động vật thủy sinh gồm cá, nghêu, móng tay, don, còng, ba khía… Khi nuôi phải chuẩn bị nguồn cung cấp thức ăn đầy đủ và mua thức ăn dự phòng. Cá tạp (cá nhỏ) rửa sạch, cá lớn cắt thành từng miếng nhỏ 2- 3 phân, còng bẻ đôi, rải đều quanh ao, chuồng đăng, vào lồng cho cua ăn; lượng thức ăn dạng tươi sống hàng ngày khoảng 5% – 8% trọng lượng cua. Dùng sàng để kiểm tra sức ăn của cua. Cho thức ăn vào sàng cho xuống ao, ngày hôm sau nhấc lên nếu cua ăn hết thì cho thêm, nếu vẫn còn thừa thì cho giảm. Cua thường bắt mồi vào buổi chiều tối và ban đêm.

Cho cua ăn mỗi ngày một lần vào lúc 17g – 19g. Những ngày không có được thức ăn tươi sống có thể cho cua ăn cá hoặc tép khô. Không để cua đói không cho ăn một ngày. Hàng ngày thay nước cho cua : 30 – 50% lượng nước, ba ngày thay toàn bộ nước. Giữa đợt nuôi thấy ao bị bẩn nhiều thì xả cạn nước, gạn cua và làm vệ sinh, vớt bỏ thức ăn thừa ở đáy. Công việc này có thể tiến hành vào lúc trời mát và sau khi có nước thủy triều lên thì cho nước vào ao. Lúc nước chảy mạnh có thể cọ rửa chuồng đăng, lồng làm cho nước lưu thông tốt cho chuồng đăng, lồng. Thường xuyên kiểm tra bờ ao, chuồng đăng, lồng, không để sơ suất, có lỗ hổng cua có thể thoát ra ngoài. Kiểm tra tình trạng của cua, nếu phát hiện cua bị bệnh thì tìm biện pháp chữa; làm sạch môi trường, dùng kháng sinh hoặc dùng thuốc sát trùng nhẹ, tùy loại bệnh mà cua mắc phải.

Sau khi nuôi 10-14 ngày có thể kiểm tra cua nếu cua có mai cứng, màu sắc đậm và chắc thịt thì thu hoạch. Cua đực dùng bán thịt còn cua cái có thể nuôi tiếp thành cua gạch. Trọng lượng trong quá trình nuôi có thể tăng 30-40%.

Nuôi cua ốp thành cua chắc

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng