Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật nuôi ếch bằng lồng lưới và bằng bể xi măng

Thứ 5, ngày 16/11/2017 756

Hiện nay, nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu vẫn gia tăng. Nhiều người đã nhân giống ếch đồng (ếch nội) để nuôi. Giống ếch này, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, có sức sống khỏe, ít bị bệnh hại, dễ nuôi, dễ bán.

Kỹ thuật nuôi ếch không khó nhưng đòi hỏi môi trường nuôi đảm bảo, giống tốt,… Đối với loài này chỉ với thời gian nuôi ngắn thì đã có thể thu hoạch. Có nhiều hình thức nuôi khác nhau, nhưng sau đây Farmtech VietNam xin giới cho bạn đọc hai hình thức nuôi ếch trong bể xi măng hoặc trong lồng lưới. Ưu điểm của hai hình thức này là dễ dàng quản lý, theo dõi được quá trình phát triển của ếch, dễ vệ sinh, phòng chống bệnh tật, phòng chống được con vật khác ăn thịt ếch

I. ĐỊA ĐIỂM NUÔI

1. Lồng lưới

– Làm bằng lưới cước hoặc sợi nilon, kích cỡ mắt lưới khoảng 0,5-1cm.

– Kích thước: cao 1- 1,2 m, rộng 2 m, dài 3-5m.

– Mặt trên lồng để hở 30-50 cm để cho ếch ăn và phân loại ếch. Có hệ thống che mát cho lồng nuôi (lá dừa, lưới che mát …)

– Mặt dưới để chìm dưới nước 15-25 cm, dưới đáy lồng thả các miếng xốp cho ếch lên ăn, nghỉ ngơi (chiếm 1/3-1/2 diện tích lồng nuôi).

2. Bể xi măng

– Diện tích: 6-30 m2, độ cao 1,2-1,5 m, đáy bể có độ nghiêng khoảng 50 về phía cống thoát.

– Có sàn ăn, bè nổi cho ếch lên ăn mồi và nghỉ ngơi (chiếm 1/3-1/2 diện tích bể nuôi).

– Thiết kế hệ thống cống cấp, thoát nước riêng biệt, hệ thống lưới che chắn, bảo vệ ếch.

– Bể trước khi nuôi được xử lý bằng các hóa chất: thuốc tím, Iodine, chlorine …

– Cho nước vào bể khoảng 20-30cm.

* Lưu ý: đối với bể mới xây hoặc sửa lại cần tẩy rửa bể trước khi nuôi bằng cách ngâm nước và xả bỏ nhiều lần (3-4 lần).

II. CHỌN GIỐNG VÀ THẢ GIỐNG

– Chọn ếch cỡ 45 ngày tuổi (khoảng 20g/con), khỏe mạnh, linh hoạt, màu sắc đậm, không nhiễm bệnh hay bị dị tật.

– Thời gian thả: lúc trời mát (buổi sáng hoặc buổi chiều).

– Tắm ếch bằng nước muối 3‰ từ 10-15 phút trước khi thả nuôi.

– Mật độ thả nuôi:

+ Tháng thứ nhất: 150-200 con/m2.

+ Tháng thứ hai: 100-150 con/m2.

+ Tháng thứ ba: 80-100 con/m2.

* Lưu ý: Kiểm tra lại môi trường nước trước khi thả giống (pH: 6,5-7, nhiệt độ: 28-30oC).

III. THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ĂN

1. Thức ăn

– Thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có độ đạm cao (22-35%).

– Thức ăn tự chế biến: sử dụng 20% thịt, cá + 80% bột ngũ cốc trộn đều và nấu chín trước khi cho ăn, có thể bổ sung thêm B.complex, vitamin…

– Ngoài ra cần phải cho ăn bổ sung thêm thức ăn tự nhiên: ốc bươu vàng, giun, cá tạp…

2. Cách cho ăn

– Chọn thức ăn có kích cỡ và độ đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch.

– Hàm lượng protein (%) – Kích cỡ viên (mm) – Thời gian nuôi
+ 35 2,2-2,5 1-15 ngày (20-50g)
+ 30 3,0-4,0 15-45 ngày (50-100)
+ 25 5,0-6,4 45-75 ngày (100-150g)
+ 22 8,0-10 >75 ngày (>150g)
– Cho ăn bằng cách rải thức ăn trực tiếp vào hồ (đối với thức ăn viên) và để lên sàn ăn (đối với thức ăn chế biến).

– Lượng thức ăn cho ăn: Tháng đầu cho ăn 7-10% trọng lượng đàn ếch, từ tháng thứ hai 3 – 5%.

– Thời gian cho ăn: Tháng đầu cho ăn 3 – 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều, tối), từ tháng thứ hai trở đi cho ăn 2 – 3 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát.

IV. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ

– Chế độ thay nước

+ Tháng đầu thay nước từ 2 – 3 ngày/lần, mực nước duy trì ở mức 20- 30 cm; Tháng thứ hai trở đi thay nước mỗi ngày, mực nước có thể giảm xuống còn  10 – 15 cm.

+ Thời gian thay nước thích hợp nhất là vào buổi sáng.

* Lưu ý: Nước giếng khoan được bơm lên trữ lại ít nhất một ngày mới sử dụng.

– Phân cỡ

Hàng ngày kết hợp với việc cho ăn và thay nước là việc tách đàn, phân cỡ ếch. Thông thường là phân thành hai cỡ lớn và nhỏ tương đối đều nhau. Việc phân cỡ càng kỹ thì ếch ít có cơ hội ăn thịt lẫn nhau, giảm tỷ lệ hao hụt đáng kể.

– Chăm sóc, quản lý

+ Kiểm tra quan sát thường xuyên các hoạt động của ếch để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp bị bệnh.

+ Bổ sung vitamin, thuốc bổ, men tiêu hóa 01 tuần/lần.

+ Tắm ếch tuần/ lần bằng thuốc tím, Iodine, …

+Kiểm tra thường xuyên các hệ thống cấp thoát nước, chất lượng nước, lưới bảo vệ đề phòng thất thoát ếch.

+ Định kỳ khoảng 2 tuần cân ếch một lần để kiểm tra mức tăng trọng và trọng lượng trung bình cả đàn làm cơ cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý.

V. THU HOẠCH

Sau 2,5-3 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng trung bình 200-250 g/con, có thể thu hoạch toàn bộ.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng Quang