Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Người dân tập trung chăm sóc ao nuôi tôm sau bão

Thứ 5, ngày 28/12/2017 706

Theo số liệu của Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, toàn tỉnh còn hơn 3.500 ha nuôi tôm chưa thu hoạch. Do ảnh hưởng của bão làm môi trường ao nuôi biến động. Sau bão, người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý, ổn định môi trường ao nuôi.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 3.516ha nuôi tôm trên đồng và không có loại hình nuôi lồng, bè.

Gần 3.000 mét vuông nuôi tôm thẻ của gia đình anh Ngô Thanh Tuấn ở xã Hòa Đông đã được 50 ngày, dự kiến Tết nguyên đán sẽ thu hoạch. Để chủ động ứng phó với bão, trước đó anh đã giảm mực nước trong ao phòng khi mưa lớn. Tuy nhiên, cơn mưa kéo dài trong ngày và đêm 25/12, đã làm giảm độ mặn, độ kiềm và độ PH trong ao. Để ổn định lại môi trường, anh đã bổ sung vôi và khoáng để tôm lấy lại sức, giúp tôm đã lột cứng vỏ, phục hồi nhanh. Ông Dương Hoàng Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Đông cho biết: Toàn xã còn 500 ha tôm chưa thu hoạch, trong đó 50% diện tích trên 75 ngày tuổi. Trong thời gian bão, mưa nhiều làm đục ao nuôi, xã đã cử cán bộ xuống hộ dân hướng dẫn bà con xử lý ao.

Ngoài sự chủ động của địa phương, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo cán bộ trực tiếp đến hỗ trợ, hướng dẫn bà con cách xử lý để ổn định ao nuôi, giúp tôm phát triển tốt. Trong 3.500 ha tôm chưa thu hoạch trong tỉnh tập trung ở xã Vĩnh Tân, Lai Hòa và Hòa Đông của thị xã Vĩnh Châu. Thời tiết nắng tốt trở lại, các hộ tập trung chăm sóc ao tôm, mong là sẽ có vụ nuôi thắng lợi .

Rãi vôi xử lý nước ao nuôi tôm sau bão

Chi cục Thủy sản cũng có lưu ý đến bà con nuôi tôm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi cần: dự trữ nước ao lắng để lấy nước đã được xử lý bằng phương pháp sinh học (cá rô phi, vi sinh…) để thường xuyên cấp bổ sung cho ao nuôi nhằm duy trì độ sâu và ổn định chất lượng nước cho ao nuôi; vận hành phần cống xả tràn để ổn định mức nước của ao nuôi, tăng cường sử dụng quạt nước để tránh phân tán nhiệt độ, tăng hàm lượng oxy và giảm độc tố của các khí độc như H2S, NH3… nhất là vào ban đêm; phối hợp với việc sử dụng vi sinh có chất lượng trong quá trình nuôi; kiểm soát lượng bùn đáy trong ao để hạn chế phát sinh độc tố và mầm bệnh.

Đối với việc quản lý cho ăn, cần theo dõi sự biến động môi trường nhất là pH, nhiệt độ… lưu ý khi nhiệt độ nước trong ao dưới 24ºC nên giảm thức ăn hoặc thậm chí không cho ăn khi thời điểm nhiệt độ xuống thấp, nên cho ăn bằng sàn nhằm điều chỉnh, bổ sung các khoáng chất và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Riêng đối với diện tích chuẩn bị cho vụ mới, người nuôi cần chuẩn bị theo quy trình kỹ thuật nuôi và chờ thông báo của lịch khung thời vụ.

Nguồn:  Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng