Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Nuôi nhím biển “Cầu gai sọ dừa”

Thứ 6, ngày 02/02/2018 1557

Với chi phí tương đối thấp, nhím biển sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, ít mắc bệnh, dễ nuôi và phù hợp những vùng ven biển. Nhu cầu nhập khẩu nhím biển trên thị trường thế giới khá lớn, nhất là tại Nhật, Pháp, Mỹ, Úc…

Phần ăn được của nhím biển là tuyến sinh dục vì mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng phong phú. Miệng của nhím biển nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng (gọi là màng bọc miệng) tạo thành và phồng lên tạo thành hình vòng cung. Thế giớ hiện có hơn 800 loài nhím biển, nhưng chỉ một số loài ăn được và thực sự có giá trị kinh tế như Hemicentrotus pulcherrimus, Authoeidaris erassispina…

Khoanh vùng nuôi

Đa số nhím biển sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới san hô, thềm lục địa từ vùng giữa triều trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào chân ống và gai vận động, bắt mồi nhờ bộ phận nhai nuốt.

Nhím biển có mặt ở hầu hết các vùng biển trên thế giới và thường phân bố theo chiều thẳng đứng, từ vùng giữa triều đến vùng sâu 5000m. Nhím biển thường sống ở vùng biển có độ mặn tương đối cao, dòng triều lưu thông và điều kiện tránh gió tốt, nước biển trong sạch. Mực nước sâu trên 10m, độ mặn khoảng 28‰. Vùng nuôi phải có rong biển sinh trưởng và phát triển tự nhiên. Tất cả các đòi hỏi trên rất phù hợp với vùng biển Nam Trung Bộ, nhất là Khánh Hòa.

Nhiệt độ

Bảo đảm 120C trở lên. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của nhím biển là 18 – 220C; do đó vào khoảng tháng 10 trở di. Khi nhiệt độ nước biển ổn định khoảng 200C thì bắt đầu thả nuôi, nếu nhiệt độ xuống dưới 00C thì nhím biển sẽ ngừng sinh trưởng.

Chọn và thả giống

Chọn những con giống cở nhỏ (2-3cm). Trên mỗi lồng nuôi hoặc bể nuôi nên thả 50-80 con. Sau khi nuôi 1-2 tháng, theo giỏi sinh trưởng của nhím biển và tiến hành san thưa, mật độ thả không nên quá 50 con trong một lồng hoặc bể nuôi.

Thức ăn

Nhím biển là loài ăn thực vật, chủ yếu là rong tảo biển (rong bẹ, rong đuôi ngựa…). Trong quá trình nuôi, dựa vào các điều kiện của vùng nuôi để lựa chọn thực ăn phù hợp. Khi thả thức ăn phải dựa vào lượng thức ăn còn sót lại cũng như điều kiện khí hậu để quyết định lượng thức ăn định thả và số lần cho ăn. Khi nhiệt độ nước ở mức 200C, có thể 2-3 ngày cho ăn một lần. Mỗi lồng nuôi hoặc bể nuôi chỉ nên thả khoảng 0,5kg rong bẹ, hệ số thức ăn của nhím biển là 10-15:1.

Lưu ý

Nhím biển khi đói cũng ăn các loại rong tảo tạp khác, thậm chia ăn cả vẹm, động vật dạng rêu. Có thể lợi dụng đặc điểm này của nhím biển để triển khai nuôi ghép nhím và bào ngư. Cách nuôi này có thể làm sạch nước và loại trừ các sinh vật có hại bám trên bề mặt cơ thể bào ngư và trên các dụng cụ, thiết bị nuôi. Cho đến nay, ở Việt Nam người nuôi vẫn mua giống ngoài tự nhiên và giống nhập từ Trung Quốc về nuôi do chưa tìm ra phương pháp sinh sản nhân tạo giống nhím biển này.

Nguồn: Tạp chí thủy sản được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng