Phương pháp phát hiện sớm bệnh trên tôm với chi phí rẻ
Một công ty công nghệ sinh học Nhật Bản đang hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku để phát triển một giải pháp có thể phát hiện nguyên nhân gây hội chứng tử vong sớm (EMS) ở tôm nuôi và các bệnh khác trên tôm. Được thực hiện tại ao, nhanh chóng và chính xác nhưng chi phí cực kỳ hợp lý.
Tohoku Bio-Array, còn được gọi là Công ty TBT và Đại học Tohoku ở thành phố Sendai, Nhật Bản, sẽ cùng nhau phát triển xét nghiệm di truyền để cho phép phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm trong tôm nuôi, được báo cáo trên Nippon Keizai Shimbun vào ngày 5/6 vừa qua. Mục đích chính của phương pháp này là nhanh chóng phát hiện ngay tại ao nuôi tôm.
Để sử dụng bộ kit, tôm được nghiền sau đó pha trộn rồi đưa qua phản ứng PCR được gắn nhãn để khuếch đại gen của virut. PCR là một kỹ thuật sao chép một vài bản sao của một đoạn DNA, để sản xuất hàng ngàn (hoặc hàng triệu bản sao). Sau đó, một dải thử nghiệm – một màng có dãy DNA in trên nó – được nhúng trong dung dịch, và một đường màu xanh xuất hiện nếu kết quả dương tính, và có thể được xác nhận trực quan. Các xét nghiệm cho ba hoặc bốn bệnh, bao gồm cả EMS, có thể được bao gồm bằng 1 xét nghiệm duy nhất.
Một máy xử lý là cần thiết để khuếch đại gen, nhưng giá mỗi lần xét nghiệm dự kiến sẽ chỉ khoảng 5-10 USD (từ 4,50 đến 9 EUR). Việc chẩn đoán có thể được thực hiện trong khoảng một giờ để nông dân có cơ hội thu hoạch ao sớm hoặc dừng ao nuôi mới nhằm giảm tổn thất nếu có kết quả dương tính.
Xét nghiệm di truyền chuẩn đoán bệnh trên tôm không phải là mới. Nó đã có thể được thực hiện với chi phí cao hơn một chút so với các thử nghiệm này. Và phương pháp thông thường vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm thì nông dân phải đợi ít nhất vài ngày mới có kết quả.
Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.