Quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Bào ngư vành tai (Haliotis asinina Linne,1758)
Vùng biển Việt Nam có 4 loài bào ngư phân bố gồm bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1864), bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791), bào ngư vành tai (Haliotis asinina Linne, 1758) và bào ngư dài (Haliotis varia Linne, 1758). Trong các loài đó, bào ngư vành tai phân bố khá phổ biến ở vùng biển miền Trung và miền Nam. Đây là loài có nhiều tiềm năng phát triển nuôi do kích thước cơ thể lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh.
1. Kỹ thuật sản xuất giống
1.1. Nuôi vỗ thành thục bào ngư bố mẹ trong hệ thống bể xi măng
– Chọn tuyển những con đực và cái có chiều dài vỏ từ 60 – 80mm, không bị tổn thương đưa vào nuôi trong các lồng nhựa treo trong bể xi măng
– Nhiệt độ nước trong bể duy trì ở 27-300C; độ mặn: 30- 340/00; nước chảy ra vào bể nuôi với vận tốc 15 l/phút
– Thức ăn là rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) tươi
– Lượng thức ăn bằng 30 – 40% khối lượng cơ thể
1.2. Kích thích sinh sản
– Sau khi bào ngư thành thục được bắt vào bể đẻ với tỷ lệ đực/cái là 1/7 hoặc 1/10
– Kích thích bào ngư sinh sản bằng sốc nhiệt kết hợp với hệ thống nước chảy và thay đổi chu kỳ chiếu sáng ngày và đêm trong bể.
– Trứng thụ tinh được lọc, rửa sạch và chuyển qua bể ấp với mật độ 5 – 10 trứng/ml.
1.3. Ương nuôi ấu trùng trôi nổi
– Sau 5-7 giờ trứng nở, thu ấu trùng Trochophore đưa vào bể ương với mật độ 5-10con/mml
– Sau 22 giờ ấu trùng Trochophore biến thái chuyển thành ấu trùng Veliger bơi lội tự do trong nước nhờ vành tiêm mao, chưa ăn thức ăn ngoài, dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
1.4. Ương nuôi ấu trùng bám (spat) và bào ngư con
– Sau 40-48 giờ kể từ lúc trứng được thụ tinh, ấu trùng Veliger chuyển thành ấu trùng bám và xuống sống bám vào các bản nhựa có tảo đáy Navicula sp. làm thức ăn và bắt đầu ăn thức ăn tảo đáy.
– Mật độ ương thích hợp là 200-300 con/bản tảo (25x25x0,2)cm
– Sau hai tháng, ấu trùng bám chuyển thành bào ngư con có chiều dài vỏ 3-5mm. Mật độ ương giai đoạn này là 50-100 con/bản tảo
– Sau 3 tháng thu được con giống 10-15mm, chuyển ra nuôi thương phẩm trong bể xi măng hoặc trong lồng treo bè ngoài biển.
2. Kỹ thuật nuôi thương phẩm
Có 2 loại hình nuôi thương phẩm bào ngư vành tai: Nuôi trong lồng treo ở bể xi măng và nuôi trong lồng treo trên bè ngoài biển
2.1. Nuôi trong lồng treo ở bể xi măng
– Lồng nuôi bằng nhựa hình chữ nhật kích thước 40x40x28cm
– Mật độ nuôi ban đầu 60 – 100 con/lồng.
– Khi bào ngư nuôi đạt kích thước 20-25mm, san thưa lồng nuôi với mật độ 30-35 con/lồng. Lồng được treo trong bể xi măng 15-20m3.
– Điều kiện môi trường nuôi: nhiệt độ 26-310C, độ mặn 30-340/00, độ oxy hoà tan >4ml/l.
– Thức ăn là rong câu chỉ vàng, 3-4 ngày cho ăn một lần, lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể. Tạo dòng nước luân chuyển tuần hoàn trong bể nuôi với tốc độ 15-20 lit/phút. Bào ngư đạt kích thước thương phẩm 5-6cm sau 9-10 tháng nuôi.
2.2. Nuôi trong lồng treo trên bè
– Lồng nuôi được làm bằng lưới có kích thước 40x30x28 cm
– Mật dộ ban đầu là 40-60 con/lồng
– Điều kiện môi trường nuôi: nhiệt độ 26-310C, độ mặn 30-340/00, độ oxy hoà tan >4ml/l.
– Thức ăn là rong câu chỉ vàng, 3-4 ngày cho ăn một lần, lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể. Bào ngư đạt kích thước thương phẩm 5-6cm sau 9-10 tháng nuôi.
Nguồn: Viện NTTS III được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.