Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Thiết kế công trình nuôi thương phẩm tôm càng xanh trong ruộng lúa

Thứ 5, ngày 12/10/2017 742

Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. Vì thế các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao đang được người dân chú trọng đầu tư và phát triển.Tôm càng xanh cũng là một trong những đối tượng đó.

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước.

Mô hình nuôi Tôm càng xanh trong ruộng lúa

Việc nuôi Tôm càng xanh trong ruộng lúa cần phải có sự chuẩn bị về mô hình nuôi một cách khoa học và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Cơ cấu chất đất phải giữ được nước.
  • Gần nguồn nước ngọt tốt để có thể cấp tiêu nước dễ dàng. Tốt nhất là có thể trao đổi nước theo thuỷ triều.
  • Đất không bị nhiễm phèn, độ pH của nước từ  6,5 trở lên
  • Không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp và nước bẩn
  • Tiện đi lại và chăm sóc quản lý
  • Diện tích ruộng nuôi dao động từ  0,5 – 5,0 ha tuỳ theo từng điều kiện cụ thể.
  • Ruộng nuôi phải có đê bao kiên cố để đảm bảo giữ được mức nước tối thiểu trên mặt ruộng là 0,6 m. Mặt bờ đê rộng 1,2 – 1,5 m, chân bờ rộng 3,0 – 4,0 m, cao 1,2 m. Vào mùa lũ nên chắn lưới quanh bờ để ngăn không cho tôm ra ngoài khi mức nước cao hơn bờ đê.
  • Ruộng phải có mương bao rộng 3,0 – 4,0 m, sâu 0,8-1 m so với mặt ruộng. Mặt đáy của mương bao có độ nghiêng về phía cống thoát nước. Diện tích mương bao chiếm khoảng 20 – 25 % tổng diện tích.
  • Ruộng nuôi nên thiết kế cống cấp và thoát riêng.

Việc chọn nuôi tôm càng xanh của  bà con nông dân mặc dầu gặp khá     nhiều khó khăn tuy nhiên nếu áp dụng quy trình nuôi một cách khoa học, hợp lý chắc chắn sẽ giúp bà con đạt được năng suất nuôi hiệu quả nhất.

Chúc bà con thành công!

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng