Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Tìm hiểu về đặc điểm dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng

Thứ 5, ngày 12/10/2017 1981

Đối tượng Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao nên việc hiện nay người dân từng ngày chú trọng đến kỹ thuật nuôi đến chúng. Và đặc điểm dinh dưỡng cũng là điều ảnh hưởng lớn đến năng suất,chất lượng nuôi Tôm thẻ.

Trong thiên nhiên thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy. Tôm Chân trắng là động vật ăn tạp

1. Giai đoạn Nauplius

Tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ, chưa ăn thức ăn ngoài. Đến cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu có sự chuyển động nhu động

2. Giai đoạn Zoea

Ấu trùng Zoea thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi, chủ yếu là tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros, Cossinodiscus, Nitzschia, Rhizosolena… Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt quảng, đuôi phân dài cho nên mật độ thức ăn trong môi trường nước phải đạt mật độ đủ cho Zoea có thể lọc mồi liên tục suốt giai đoạn này. Mật độ thức ăn tăng dần từ Z1 đến Z3. Ngoài hình thức ăn lọc là chủ yếu, ở giai đoạn này ấu trùng còn có khả năng bắt mồi chủ động. Khả năng này tăng dần từ Z1 đến Z3­ đặc biệt là cuối Z3 ­­trở đi.

3. Giai đoạn Mysis

Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu trùng Nauplius Copepoda, Nauplius artemia, ấu trùng động vật thân mềm… Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ấu trung Mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic.

4. Giai đoạn Postlarvae

Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như: Artemia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác, ấu trùng của động vật thân mềm,… Cần chú ý ở giai đoạn này, tôm thích ăn mồi sống nên trong sản xuất nếu cho ăn thiếu N- Artemia, Postlarvae sẽ ăn thịt lẫn nhau.

Cho ăn giai đoạn Post-larvae Tôm thẻ chân trắng

5. Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành

Từ thời kỳ ấu niên, tôm Chân trắng thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp, thiên về ăn động vật). Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ.

Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng tôm Chân trắng còn được cho ăn các loại thức ăn nhân tạo tự chế biến như lòng đỏ trứng, sửa đậu nành, thịt tôm, thịt hầu và các loại thức ăn nhân tạo sản xuất công nghiệp thường gọi là thức ăn tổng hợp.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng