Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Bệnh “ chai” bông huệ trắng

Thứ 5, ngày 18/01/2018 1150

Các hộ dân trồng hoa huệ trắng trên ruộng có thể bị một số sâu bệnh như: Rệp sáp, nhện đỏ, bệnh héo vi khuẩn và Fusarium. Trong đó, quan trọng nhất là bệnh “chai ” bông do tuyến trùng. Riêng bệnh chai bông do tuyến trùng thì rất khó chữa trị.

Huệ là loại cây dễ trồng, từ 2,5 đến 3 tháng bắt đầu cho thu hoạch, 2 tháng tiếp theo cây ra hoa ổn định và thời gian thu hoạch kéo dài từ 1 năm trở lên. Trong khoảng thời gian cây cho bông, thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh, nếu phát hiện cây có triệu chứng bị sâu bệnh thì phải phun thuốc bảo vệ thực vật kịp thời, để cây hoa huệ cho bông to và đẹp, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Sau một năm cây cho hoa, thì xới đất, phơi, khử trùng… khoảng một tháng sau nông dân xuống giống lại.

Ở vài địa phương cây huệ được trồng thâm canh và cho bông quanh năm.Theo tính toán của nhiều hộ nông dân thì trồng 1 công huệ có thu hoạch bằng 5 đến 6 công lúa.

Tuy nhiên cây huệ đang bị một loại dịch hại gây thiệt hại nặng đến phẩm chất và có thể gây thất thu đến 100% .Nông dân thường gọi là bệnh “chai”bông huệ.

Hình A:bông huệ khỏe cao >1 mét và mang 20 bông nhỏ, trắng
Hình B,C:bông nhiễm TT, lùn thấp cằn cổi, bông nhỏ trổ không thoát .màu vàng nâu
Hình D:lá biến dạng, có những vệt sần sùi

Theo TS.Nguyễn thị Thu Cúc-Trường Đại Học Nông nghiệp Cần Thơ-đã phân lập và xác định nguyên nhân gây bệnh là do tuyến trùng Aphelenchoides besseyi

Đây là loại động vật thuộc lớp Giun tròn, có kích thước rất nhỏ không thể thấy được bằng mắt thường, chỉ thấy được dưới kính hiển vi. Loại tuyến trùng nầy thuộc loại ngoại ký sinh, sống trong đất ẩm và bám vào mặt ngoài các bộ phận thân, lá, bông cây huệ để chích hút (không sống bên trong mô tế bào và không thấy hại rễ). Tuyến trùng có thể sống tiềm sinh trên bề mặt vỏ hạt lúa đến 20 tháng. Các giống lúa có mức độ chống chịu với tuyến trùng khác nhau. Giống mẫn cảm có biểu hiện “khô đầu lá” lúa

Phòng trừ:

+ Làm đất kĩ trước khi trồng: cày bừa , bón thêm vôi và phơi khô đất trước khi trồng hoặc ngâm ải đất
+Tuyến trùng có thể sống tiềm sinh trên vỏ trấu, rơm rạ hoặc thân, cành,hoa và củ giống cây huệ vụ trước. Nên nhổ bỏ cây bị bệnh và tàn dư ra khỏi ruộng hoặc đốt đồng để diệt mầm bệnh và tuyến trùng trong tàn dư cây trồng
+Phun định kỳ trên bông thuốc CAZINON 50 ND
+Rải xuống mặt đất vườn ươm hoặc quanh gốc cây thuốc trừ Tuyến trùng như CAZINON 10H hoặc các loại thuốc chuyên trị tuyến trùng khác.
+Chọn củ huệ làm giống từ những ruông không bị bệnh “chai”
+Khử trùng củ giống: Nên phơi khô củ một thời gian để giảm mật số tuyến trùng. Bóc tách bớt các lớp vỏ khô bên ngoài củ giống Ngâm củ trong dung dịch có pha thuốc trừ tuyến trùng hoặc ngâm vào nước nóng trước khi trồng (50 độ C trong 30 phút)

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TỔNG HỢP:

Luân canh: Luân canh trong vòng 1-2 năm với một số cây không phải là kí chủ hoặc cây trồng có tính kháng Tuyến trùng: Hành tây, Cà rốt, ớt, Bông cải, Tỏi, Hành, Củ cải, và Cà chua giống kháng, … nhằm làm giảm mật số Tuyến trùng . Trồng những cây như: Mè, Bắp, … để làm giảm mật số tuyến trùng

Xen canh : chọn cây kháng tuyến trùng: Cây họ Cúc có khả năng ức chế được sự phát triển của tuyến trùng. Rễ cây Cúc vạn thọ (Tagetes erecta) tiết ra các chất ức chế được sự phát triển của Tuyến trùng.

Vệ sinh đồng ruộng: Gom tàn dư thực vật của cây trồng đã bị nhiễm và hủy đi. Sự phát triển của Tuyến trùng sẽ bị chậm lại và mật độ cũng giảm

Dược chất trích từ thực vật: Dịch chiết từ cây Lục bình (Eichornia crassipes) và Hành tây (Allium cepa) cho kết quả tốt nhất đối với tuyến trùng . Họat tính có tính trừ Tuyến trùng được xác định là Acid carboxylic trong Lục bình và Ketone trong dịch chiết của Hành tây.

Hiệu quả trừ Tuyến trùng bằng lá băm nhỏ của cây Bông giấy (Bougainvillea spectabilis), Húng cây (Oscimum sanctum) Hành tây (Alliumcepa) và cây Bọ chét (Leucaena leucaephala) ở mức độ 5 gam/kg đất đối với tuyến trùng hại trên cây Cà chua và tuyến trùng trên cây Đậu (Vigna radiata) đã được khảo sát ở trong chậu, làm gia tăng sinh trưởng của cây và ức chế sự tăng dân số của quần thể Tuyến trùng

Có thể giả cây Cỏ mực (Eclipta prostrata), trích lấy nước tưới vào đất làm giảm được Tuyến trùng

Phân hữu cơ:

Việc áp dụng phân hữu cơ bón cho đất là một tập quán tốt, làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm thay đổi hóa tính đất, cung cấp vi lượng,… phân hữu cơ còn làm giảm mật số Tuyến trùng trong đất và làm tăng năng suất.

Dưới tác dụng của vi sinh vật, chất hữu cơ dần dần phân hủy, quá trình này tạo ra các acid hữu cơ như: acid fulvic, humic, acetic, n-butyric, formic, lactic, propionic có khả năng giết và ngăn chặn sự sinh sản của Tuyến trùng . NH3 tạo ra trong quá trình phân hủy phân cá làm mật số tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne giảm xuống .

Một số loại nấm như Trichoderma sp.cũng góp phần hạn chế tuyến trùng

Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ Tuyến trùng luôn cho hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng một biện pháp riêng rẽ.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương