Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Bệnh hại sâu và thuốc trừ sâu vi sinh áp dụng cho ruộng trồng Đậu Tương (Đậu Nành)

Thứ 2, ngày 26/02/2018 599

Bệnh hại sâu là một thành phần chính trong thiên địch tự nhiên. Thiên địch tự nhiên gồm loài ăn thịt và loài ký sinh. Loài thiên địch đóng vai trò rất quan trọng, nó luôn giữ sâu hại ở dưới ngưỡng tổn thất kinh tế. Bệnh hại sâu đặc biệt rất hiệu quả trong phòng trừ sâu bộ cánh vảy (Lepidoptera).

Nấm ký sinh rất phổ biến trên diện tích trồng đậu tương, trong đó Nomuraea rileyi (Farlow) là loại phổ biến nhất. Nấm này thường ký sinh gây dịch hại đối với sâu non của sâu xanh, sâu đo, sâu xanh hại ngô và sâu róm. Sâu bị chết lúc đầu có màu trắng sau đó chuyển sang xanh với nhiều bào tử. Nấm Entomophthora gammae Weiser ký sinh trên sâu non của sâu đo. Sâu bị chết có hai dạng, một dạng mất màu, nhăn nheo, một dạng màu đen và cứng.

Phòng bệnh hại cây đậu tương là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ, chăm sóc đậu tương phát triển tốt

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis:

Berliner là một loại thuốc trừ sâu vi sinh (microbial insectiside) có ích, dùng để phòng trừ sâu xanh, sâu đo và sâu róm. Tuy nhiên sau khi phun thuốc từ hai hoặc nhiều ngày sau mới chết, cho nên nông dân ít dùng. Một vài loại virus như virus đa diện (Nucleo polyhedrosis NPVS) có hiệu quả trong phòng trừ các loại sâu bọ cánh vảy: sâu đo, sâu róm, sâu đục quả.

Thiên địch ăn thịt và ký sinh:

Thiên địch tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc giữ mật độ sâu ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Không có chúng ta phải dùng thuốc nhiều lần để kiềm chế sâu ở dưới ngưỡng gây tổn thất kinh tế. Những năm gần đây, nhiều nước đã quan tâm đến sử dụng thiên địch tự nhiên, hạn chế sử dụng thuốc hoá học. Ở nước ta ngay từ những năm 1980 đã nghiên cứu và sử dụng ong mắt đỏ trong phòng trừ sâu hại và gần đây là các loại thuốc trừ sâu vi sinh.

Loài ăn thịt ở đậu tương là loài đa thực, nó ăn nhiều loại sâu khác nhau. Nó thường ăn trứng và sâu non trước khi chúng gây hại. Reed và cộng sự (1984) thấy rằng 25% trứng sâu xanh ngô bị loài ăn thịt ăn sau khi đẻ trên lá đậu tương ở ngoài đồng một ngày (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Loài ăn thịt chủ yếu là con trưởng thành của Notoxus monodon (F) và Lebia analis (Dejean) và sâu chưa trưởng thành của một số loài thuộc bộ cánh cứng.

Biện pháp canh tác cây đậu tương (đậu nành):

Nhiều biện pháp canh tác như thời gian gieo trồng, sinh trưởng của cây, khoảng cách mật độ cây…có thể đóng vai trò quan trọng trong phòng trừ sâu hại. Ở Mỹ gieo trồng sớm các giống thuộc nhóm V, có thể tránh được sâu xanh ngô hại đậu tương ở vùng Bắc Carolina. Ngược lại ở Nam Carolina, gieo trồng giống thuộc nhóm V hoặc Vi thường bị sâu xanh ngô hại nặng. Trong khi đó, những giống gieo muộn thì ít khi đùng thuốc. Khoảng cách trồng có tác dụng điều khiển sâu xanh ngô bởi vì sâu trưởng thành thích đẻ trứng ở trong ruộng đậu tương tán thoáng. Như vậy, trồng dày sẽ hạn chế sâu xanh ngô. Mật độ sâu xanh tăng nếu trồng xen ngô với đậu tương, bởi vì thế hệ đầu sâu ăn ngô, sau đó chuyển sang đậu. Sâu đo đậu tương thường không gây hại nghiêm trọng đối với đậu tương ở vùng không có bông, nếu có bông bướm sâu đo do hút mật ở hoa bông và đẻ trứng tới mức tối đa. Sâu nở ra sẽ sang hại đậu tương trồng bên cạnh. Giảm cày bừa tăng vụ có thể ảnh hưởng tới bọ cánh cứng Mêhicô, châu chấu chân đỏ và các loại sâu khác. Dùng bẫy bằng giống dễ mẫm cảm có tác dụng thu hút sâu bệnh và hạn chế ảnh hưởng với giống chính.

Dùng giống đậu tương (đậu nành) kháng sâu bệnh:

Dùng giống kháng sâu bệnh là biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất trong quản lý sâu hại đậu tương. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định mức đề kháng nhiều loại sâu hại đậu tương. Lông đậu tương có tác dụng chống bọ nhảy (Empoasca fabae). Lông gây khó khăn cho đẻ trứng và ăn hại của sâu. Lông cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của loài chân đốt trên đậu tương.

Chương trình chọn giống chống sâu gần đây được đẩy mạnh hơn, các nguồn gen chống sâu xanh ngô, cánh cứng, sâu đo đậu tương, sâu đo bắp cải hại đậu (Trichoplusiani Hubner), rệp và ruồi trắng khoai lang (Bemisia tabaci) đã được xác định để phục vụ cho chương trình chọn tạo giống.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương