Các đặc tính chung của cam Cao Phong
Cam Cao Phong là các giống cam có nguồn gen quý, phù hợp với điều kiện sinh thái đặc thù nên có chất lượng tốt. Được trồng tại khu vực sản xuất chủ yếu ở dạng đồi núi thấp với độ cao khoảng 300m so với mực nước biển.
Đặc tính của sản phẩm
Cam là loại cây ăn quả có cùng họ với bưởi, có tên khoa học là Citrus sinensis. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Quả cam có vị biến đổi từ ngọt đến chua, chứa vitamin A, canxi và chất xơ.
Cam Cao Phong là các giống cam có nguồn gen quý, phù hợp với điều kiện sinh thái đặc thù nên có chất lượng tốt. Được trồng tại khu vực sản xuất chủ yếu ở dạng đồi núi thấp với độ cao khoảng 300m so với mực nước biển, được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi, tầng đất canh tác dày, thoáng khí, hàm lượng dinh dưỡng cao, cùng với đó là khí hậu ôn hòa, nhiệt độ thấp hơn các nơi khác từ 3 – 4 độ C.
Đặc tính cảm quan của quả cam Cao Phong
Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm quả cam bao gồm 4 giống cam là cam CS1 (cam lòng vàng), cam Xã Đoài lùn, cam Xã Đoài cao và cam Canh.
Các đặc tính của cam
Cam CS1 Cao Phong có hình dáng là hình cầu đều, vỏ quả nhẵn, màu vàng đậm, túi tinh dầu lộ rõ, tép quả màu vàng đậm và mọng nước, vị ngọt đậm và thơm đặc trưng.
Cam Xã Đoài lùn Cao Phong có quả hình cầu đều, mọng nước, màu vàng cam, vỏ nhẵn và túi tinh dầu lộ rõ, tép múi mày vàng nhạt, vị ngọt và mùi thơm.
Cam Xã Đoài cao Cao Phong có quả hình cầu đều hơi lồi về cuối, màu vàng cam, nhẵn, túi tinh dầu nhìn rõ, tép màu vàng nhạt, vị ngọt, mọng nước và thơm.
Cam Canh Cao Phong có quả hình cầu dẹt, vỏ nhẵn, mỏng và mọng nước, vỏ quả màu vàng, túi tinh dầu nhìn không rõ, ít hạt, vách múi dai nhưng dễ tan và ít xơ bã, vị ngọt mát.
Các đặc điểm cụ thể khác của cam Cao Phong
Một số đặc tính cảnh quan của cam Cao Phong
Đặc tính hóa lý của quả cam Cao Phong
Cam Cao Phong có độ Brix cao thể hiện ở đặc điểm cảm quan mọng nước, ít xơ bã hơn, mùi thơm mạnh, ngoài ra các chỉ tiêu khác cũng thể hiện rất cụ thể, bao gồm:
Đặc tính hóa lý của quả cam Cao Phong
Đặc tính sinh học về giống cam Cao Phong
Cam là cây được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp. Các loại cam nói chung không chịu được điều kiện giá rét. Citrus reticulata là loài chịu rét tốt nhất tới -10 độ C trong thời gian ngắn, nhưng cần nhiệt độ không dưới -2 độ C để có thể phát triển được. Một số giống lai ghép có thể chịu được nhiệt độ dưới 0 °C nhưng không thể tạo ra quả có chất lượng. Loài cam đắng Trung Quốc (Poncirus trifoliata) có thể chịu được nhiệt độ dưới -20 độ C nhưng quả rất đắng.
Đa số các loài cam ưa các điều kiện môi trường nhiều nắng, ẩm ướt với đất tốt và lượng mưa hay lượng nước tưới đủ lớn. Mặc dù có tán lá rộng, nhưng cam là cây thường xanh và không rụng lá theo mùa, ngoại trừ khi bị ép. Cam nở hoa vào mùa xuân và tạo quả chỉ một thời gian ngắn sau đó. Quả bắt đầu chín vào mùa thu hay đầu mùa đông, phụ thuộc vào các giống được trồng, cũng như gia tăng độ ngọt sau đó.
Đặc tính sinh học của các giống cao Cao Phong được cụ thể như sau:
Đặc tính sinh vật học của các giống Xã Đoài cao, Xã Đoài lùn và CS1
Giống cam Xã Đoài được di thực và trồng tại Cao Phong từ trước năm 1963, trong quá trình sinh trưởng và phát triển đã phân hóa thành các kiểu dòng khác nhau: CS1, Xã Đoài lùn và Xã Đoài cao.
Cam CS1 “Cao Phong” được sản xuất từ cây giống cam Xã Đoài phục tráng và lai tạo lại, có tính trạng mới hoàn toàn so với giống gốc: Ngọt hơn, vỏ quả và tép màu vàng đậm (giống gốc màu vàng cam) và chín sớm hơn. Vì vậy, cam CS1 còn có tên gọi khác là cam lòng vàng.
Lá là đặc điểm sinh học đặc thù để phân biệt các giống cam Cao Phong với giống gốc. Đặc trưng lá của các giống Xã Đoài như sau: dài 8,5 – 8,7 cm, rộng 3,9 – 4,2 cm, có 5 – 7 đôi gân lá, cuống dài trung bình 1,0 – 1,3 cm, phiến không có eo, mép có răng cưa, mút sắc nhọn, lá non màu xanh nhạt và khi trưởng thành có màu xanh đậm.
Lá của giống CS1 mỏng hơn 2 giống trên (bảng sau)
Đặc điểm lá của các giống cam Xã Đoài “Cao Phong”
Thân cây có dạng thẳng đứng, không có gai, góc phân cành rộng, tán cây hình chỏm cầu, mật độ cành dày. Chiều cao cây của các giống như sau: CS1 (4,69 ± 0,15m); Xã Đoài lùn (4,45 ± 0,11m) và Xã Đoài cao (5,01 ± 0,22). Chu vi gốc, đường kính tán giữa các giống trên không có sự khác nhau.
Hoa của cam dạng đơn và chùm, mọc ở nách lá và cuối ngọn cành. Hoa có 5 cánh, màu trắng, cánh dạng phẳng. Bao phấn hình elip, màu vàng (trên 4 nhị/hoa). Hoa dài 2,3cm, rộng 0,8cm, cuống hoa dài 1,3cm.
Chu kỳ sinh trưởng của các giống cam có sự khác nhau, đặc biệt là thời vụ thu hoạch quả, cụ thể như sau:
Chu kỳ sinh trưởng của các giống cam Cao Phong
Đặc tính sinh vật học của giống cam đường canh
Sản phẩm cam Canh “Cao Phong” được sản xuất từ giống cam Canh, một giống tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam, có nguồn gốc tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ngày xưa, cam canh còn có tên gọi khác là cam ngự hay cam vua. Giống cam canh được trồng tại huyện Cao Phong từ năm 1963.
Lá của cam canh Cao Phong có mép gợn sóng dài, đuôi nhọn và dài (gần như không có eo lá). Thân cây có đặc điểm ít gai hoặc không gai, phân cành mạnh, cành nhỏ.
Cam Canh ra hoa vào tháng 2 đến tháng 3, mùa vụ thu hoạch từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau.
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.