Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Xử lý chồi giống cây Dứa trước khi trồng

Thứ 5, ngày 08/02/2018 716

Cây dứa có bộ rễ phát triển chủ yếu ở lớp đất nông trên mặt, do đó yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn, đất có phản ứng chua (pH đất từ  4,5-5,5), cây không đòi hỏi nhiều về mặt hóa tính của đẩt. Đất nghèo dinh dưỡng được chăm sóc tốt dứa vẫn cho năng suất. Là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, phần lớn là diện tích đất đồi núi, vùng trung du và vùng núi nước ta có khả năng phát triển dứa trên diện tích lớn. Cũng là do việc chăm sóc dễ dàng, ít tốn công về tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Do vậy, cây dứa có thể được xem là cây trồng làm giàu trong điều kiện áp lực lao động thời vụ cao và còn hạn chế về cơ giới hóa nông nghiệp trong vùng.

Chọn giống và xử lý chồi giống

1. Chọn giống: Có ba nhóm dứa được trồng phổ biến ngày này

– Nhóm dứa Queen (còn gọi là nhóm dứa hoàng hậu)

– Nhóm dứa Spanish (còn gọi là nhóm Tây Ban Nha)

– Nhóm dứa Cayenne

Đặc điểm chung: Giống có khả năng cho năng suất cao, quả to, chịu được phân bón, có khả năng trồng dày. Giống ít bị sâu bệnh phá hại, có khả năng chịu hạn cao.

Phẩm chất quả tốt đạt được yêu cầu của nhà máy và quy cách chế biến, quả đều, dạng hình trụ (phù hợp với việc cắt gọt quả bằng máy nhanh chóng và tiện lợi). Trọng lượng quả bình quân lớn, quả có mắt nông, lõi quả nhỏ, thịt quả mịn và chặt.

2. Chọn chồi giống:

Chồi giống chọn phải đạt 3 loại chuẩn sau

Chồi loại 1: Số lá từ 14-15 lá; trọng lượng chồi 250-300g

Chồi loại 2: Số lá từ 12-13 lá; trọng lượng chồi 200-250g

Chồi loại 3: Số lá từ 10-11 lá; trọng lượng chồi 170-200g

Chồi không được dập nát và phải được lấy từ vườn cây đảm bảo sạch bệnh, độ đồng đều cao (95% trở lên).

Tùy theo thời vụ trồng mà lựa chọn tiêu chuẩn của chồi cho thích hợp:

– Vụ xuân tháng 1,2,3,4: Có thể trồng được cả 3 loại chồi

– Vụ hè tháng 5,6: Chỉ nên trồng chồi loại 1 (chồi già, to, khoẻ)

– Vụ thu tháng 7, 8, 9: Nên trồng chồi non (chồi loại 3)

– Vụ đông tháng 10,11,12: Nếu có điều kiện chăm sóc (tưới nước), nên trồng chồi loại 2 và loại 3. Nếu trồng chồi già phải hãm sinh trưởng để hạn chế ra hoa.

3. Xử lý chồi giống

– Sau khi thu hoạch chồi: Phân loại chồi để đảm bảo độ đồng đều và bó lại thành từng bó nhỏ khoảng 20-30 chồi/1bó. Phơi ngược gốc chồi trong 1-2 tuần ngoài nắng để lành vết thương ở gốc chồi.

– Chồi trước khi trồng cần xử lý để trừ các mầm bệnh bằng các loại thuốc như: Aliette 80WP hoặc Mexyl MZ 72WP… để phòng bệnh thối nõn, thối thân, thối rễ, nồng độ pha như hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất, hoặc có thể dùng dung dịch Boocđo nồng độ 1-2% để xử lý.

– Cách xử lý: Nhúng ngập gốc chồi vào dung dịch các loại thuốc đã pha trên trong thời gian 2-3 phút hoặc phun ướt đẫm lên gốc của bó chồi.

Đối với những chồi dài trên 40cm, chồi trồng mùa khô từ T11 trở đi nên cắt bớt ¼ ngọn lá.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương