Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Bệnh lem lép hạt lúa

Thứ 5, ngày 26/10/2017 1436

Bệnh lem lép ở cây lúa do nhiều nguyên nhân đồng loạt gây nên làm thiệt hại nghiêm trọng tới người nông dân. Bệnh đang có xu hướng lan rộng về diện tích lẫn mức độ tác hại, mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh.

Thế nào là lem lép hạt lúa

Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu; bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo ở giai đoạn cây lúa còn trên đồng ruộng trước khi thu hoạch.

Bệnh lem lép hạt do nhiều mầm bệnh tấn công lên hạt. Gồm mầm bệnh của đạo ôn (Pyricularia oryzae), bệnh đốm vằn (Rhizoctonia solani), bệnh thối thân (Sclerotium spp.), bệnh lúa von (Fusarium spp.), bệnh đốm nâu (Helminthosporium oryzae, Cercospora oryzae), nấm Alternaria spp., Curvularia spp., và vi khuẩn gây cháy bìa lá (Xanthomonas spp.), sọc lá (Pseudomonas spp.)…

1 Mối tương quan giữa dịch bệnh với cây trồng

Bệnh xảy ra trên cây trồng có liên quan đến các yếu tố môi trường chung quanh như thời tiết, đất nước, tình trạng sức khoẻ cây trồng và sự xuất hiện của mầm bệnh.

  • Bệnh đạo ôn lúa: Khi thời tiết có sương mù, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp vào ban đêm, gieo trồng giống lúa mẩn cảm với bệnh, bón phân thừa đạm sẽ thích hợp cho mầm bệnh đạo ôn gây hại.
  • Bệnh khô vằn: Thời tiết mưa bảo, ẩm độ cao, ít nắng, gieo sạ mật độ dầy, bón phân thừa đạm sẽ thích hợp cho bệnh khô vằn phát triển.
  • Bệnh đốm nâu: Tình trạng đất xì phèn, rễ lúa bị nhiễm phèn, cây lúa thiếu phân và sinh trưởng kém sẽ tạo điều kiện cho bệnh đốm nâu phát triển.

Trong điều kiện thời tiết mưa gió, bệnh lem hạt trên lúa thường phát triển mạnh. Khi cây lúa đang trổ, bông lúa đang phơi màu, nếu gặp mưa bão, sẽ gây ra tình trạng lép hạt lúa. Bên cạnh, với điều kiện ẩm độ cao, mưa gió nhiều, nấm bệnh sẽ phát triển và phát tán mạnh, cũng như việc phun thuốc phòng trị gặp nhiều khó khăn khi thời tiết mưa bão, do đó hạt lúa dễ dẫn đến tình trạng bị lem hạt.

2 Điều kiện hạn chế tác hại của bệnh

Nhằm hạn chế sự gây hại của bệnh, biện pháp canh tác của bà con nông dân rất quan trọng, biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là cuối cùng. Biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, chọn giống sạch bệnh, không sạ dầy, bón phân cân đối không thừa đạm, bón theo bảng so màu lá lúa thì sẽ góp phần hạn chế bệnh phát triển và lây lan. Đối với chân ruộng bị nhiễm phèn, mặt ruộng cần được xẻ rảnh kết hợp với bơm nước và tháo nước để xổ phèn, bên cạnh ruộng được bón lót vôi hoặc phân lân để hạ phèn, sau đó sử dụng phân Calcium nitrat trộn chung với đợt bón phân lần 2 và lần 3 để rãi thì sẽ hạn chế được tình trạng đất xì phèn và lúa bị ngộ độc phèn.

Để giúp cây lúa có khả năng trổ nhanh và đồng loạt, cần tránh bón phân thừa đạm ở giai đoạn rước đòng, bón theo bảng so màu lá lúa và nên phun phân bón qua lá KNO3 (Multi-K) vào giai đoạn trước khi trổ 5 – 7 ngày

3 Phòng trị bệnh ở giai đoạn lúa đẻ nhánh tích cực và làm đòng:

Bệnh lem lép hạt do nhiều mầm bệnh tấn công lên hạt. Gồm mầm bệnh của đạo ôn (Pyricularia oryzae), bệnh đốm vằn (Rhizoctonia solani), bệnh thối thân (Sclerotium spp.), bệnh lúa von (Fusarium spp.), bệnh đốm nâu (Helminthosporium oryzae, Cercospora oryzae), nấm Alternaria spp., Curvularia spp., và vi khuẩn gây cháy bìa lá (Xanthomonas spp.), sọc lá (Pseudomonas spp.)

Cây lúa ở giai đoạn làm đòng thường xuất hiện nhiều mầm bệnh gây hại kể trên, sau đó những mầm bệnh này sẽ tiếp tục lây lan từ lá và bẹ lên cổ bông và hạt lúa gây lem lép hạt. Vì vậy, cần theo dõi khống chế mầm bệnh gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh tích cực đến làm đòng. Nếu ở giai đoạn này, không phòng trị tốt những mầm bệnh trên và để cho chúng phát triển mạnh và gây hại nặng, sau đó cho dù sử dụng những loại thuốc phòng trị bệnh lem lép hạt đắt tiền phun vào giai đoạn trước trổ và sau trổ thì hiệu quả mang lại cũng rất thấp.

Sử dụng thuốc BVTV

Khi sử dụng thuốc BVTV cần sử dụng theo phương pháp 4 đúng, cần có 1 bộ thuốc để phòng trị bệnh và sử dụng luân phiên

Sử dụng thuốc Kisaigon 10H dạng hạt trộn với phân bón đợt 2 và đợt 3 để rải. Thuốc hấp thu qua rễ và lưu dẫn vào cây lúa, giúp bảo vệ toàn bộ cây lúa, tiêu diệt mầm bệnh cả bộ phận bên trên và bên dưới của cây lúa, gồm các loại mầm bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm nâu, thối thân.

+ Sử dụng Lúa vàng 20WP để phòng trị bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông

+ Sử dụng Pysaigon 50WP để phòng trị bệnh đạo ôn lá, đạo ôn bông, vàng lá chín sớm

+ Sử dụng thuốc Saizole 5SC vào giai đoạn lúa 35 đến 70 ngày đề phòng trị bệnh khô vằn, đốm nâu, lúa von

4 Phòng trị bệnh ở giai đoạn lúa trổ

  • Sử dụng thuốc trừ nấm phổ rộng, nội hấp nhanh
  • Giai đoạn trước khi lúa trổ 5 – 7 ngày, sử dụng thuốc Hạt vàng 250SC pha với Dipomate 80WP và Multi-K
  • Giai đoạn lúa trổ đều, sử dụng thuốc Hạt vàng 250SC
  • Với điều kiện áp dụng biện pháp canh tác và sử dụng thuốc trừ bệnh hợp lý, việc quản lý bệnh trên cây lúa sẽ đạt được kết quả cao và mang lại hiệu quả kinh tế.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương