Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Cách xử lý ngộ độc phèn, ngộ độc phân hữu cơ cho cây lúa

Thứ 4, ngày 25/10/2017 750

Hiện nay, nông dân trong tỉnh Bạc Liêu đang bắt tay vào sản xuất lúa hè thu. Song, thời điểm nông dân xuống giống cũng là lúc giao mùa nên cây lúa thường bị ngộ độc phèn, ngộ độc phân hữu cơ. Để cây lúa phát triển tốt, tăng năng suất, tránh bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, bà con nông dân cần tuân thủ các biện pháp sau:

Cây lúa bị ngộ độc phân hữu cơ, ngộ độc phèn.

CÁCH XỬ LÝ NHIỄM ĐỘC PHÈN

Thay nước mới để xả lượng phèn trong ruộng ra. Nếu ruộng gò (bị xì phèn) thì cố gắng ép nước lên gò cho đủ. Có thể bón vôi từ 300 – 500kg/ha trước lúc bón phân lân 1 – 2 ngày sẽ tăng hiệu quả phân lân.

– Bón Super lân Long Thành hay lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển) từ 100 – 250kg/ha, tùy tình trạng cây lúa ngộ độc nhẹ hay nặng.

Xịt phân bón lá (có chứa dinh dưỡng, NPK có chứa lân nhiều như 15 – 30 – 15, hydrophos…). Hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân xịt phân bón hữu cơ cao cấp của Hoa Kỳ là K-Humate 1 lít/ha (nhãn hiệu Vina Super Humate) có hiệu quả tức thời, cứu lúa và hạ độc phèn nhanh.

Chờ từ 3 – 7 ngày cho đến khi nhổ lúa lên thấy rạ rễ trắng là việc cứu lúa đã thành công.

– Bón phân chăm sóc tiếp tục theo quy trình (urê, DAP, kali…) cho cây lúa phục hồi.

Bà con cần lưu ý: Khi cây lúa bị ngộ độc phèn thì ngưng bón đạm (urê) ngay, nếu bón vào sẽ làm lúa chết nhanh.

CÁCH XỬ LÝ NHIỄM ĐỘC PHÂN HỮU CƠ

Ruộng lúa sau khi thu hoạch không kịp đốt rơm, không kịp làm đất thì rất dễ gây ngộ độc hữu cơ. Nguyên nhân chính là do rơm rạ, tàn dư thực vật của vụ trước chưa kịp phân hủy vì bị vùi lấp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phê-nol, a-xít hữu cơ gây độc cho cây lúa.

Triệu chứng rõ nhất là bộ rễ thối đen, cây lúa vàng và lùn, lúa phát triển kém, không bắt phân. Triệu chứng này thường xuất hiện từ 15 – 30 ngày sau sạ, có nơi sớm hơn khi lúa mới sạ vài ngày và gây thiệt hại nặng.

Cách xử lý: Khi thu hoạch lúa xong nên châm lửa đốt cho rơm cháy hết. Nếu không đốt được thì vận chuyển rơm tươi ra khỏi ruộng. Còn nếu để rơm rạ lại thì phun hoặc rải phân bón có chứa Trichoderma. Sau đó tiến hành làm đất: cày xới, phơi đất từ 7 – 15 ngày giúp khoáng hóa chất hữu cơ. Tiếp tục bón 300kg vôi bột (CaCO3) để rạ phân hủy nhanh. Đầu vụ bón lót lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển) từ 200 – 400kg/ha.

Bón phân đợt 1 sớm (từ 7 – 10 ngày sau sạ) gồm nhiều lân, đạm để giúp hạ phèn, mau ngấu rạ. Cụ thể, bón 50kg DAP + 50 – 70kg urê/ha. Bón phân Silica, Super Humic, phân bón lá K-Humate giúp lúa ra rễ, đẻ nhánh mạnh, hạ phèn nhanh, giải độc chất hữu cơ cho cây lúa.

Nguồn: Trongtrot.lamnghenong.com được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương