Hướng dẫn sử dụng bảng so màu lá để bón phân đạm cho lúa cao sản
1. Thời điểm sử dụng bảng so màu
- Bón phân lần thứ 2: Lúc 20 ngày sau khi bắt đầu tiến hành so màu lá lúa. Nếu lúa có màu ở khung số 4 trở lên thì không cần bón đạm. Sau đó 2-3 ngày so lại, nếu lúa vẫn có màu xanh ở khung số 4 trở lên vẫn chưa cần bón đạm. Sau đó cứ 2 ngày tiếp tục so lại màu cho đến khi lá lúa có màu khung từ số 3 trở xuống mới bón.
- Bón phân lần thứ 3: Lúc 40 ngày sau sạ bắt đầu tiến hành so màu lá lúa. Cách xác định thời điểm bón phân tương tự như hướng dẫn ở lần bón thứ 2.
- Các lần bón phân kế tiếp (nếu có): Khi lúa trổ xong đang vào chắc, nếu màu lá ở khung số 3 trở xuống mới cần bón thêm đạm. Lượng phân bón thêm là 2-3 kg urê/ công. Lúc này lúa bị nhiễm bệnh thì bón thêm đạm.
Chú ý: Cần bón đủ lượng phân lân và kali vào các thời điểm đúng theo hướng dẫn chi tiết trong quy trình bón phân lúa cao sản.
2. Cách so màu trong ruộng
- Nên so màu vào cùng thời gian (vào sáng sớm hoặc chiều mát). Khi so, lưng của người so màu hướng về phía mặt trời để bóng của người đó che mát cho lá lúa để không bị phản sáng so màu không chính xác.
- Chọn ngẫu nhiên ít nhất 20 lá lúa (lá trên cùng khi mà lá kế tiếp đã ra được 2/3 phiến lá) từ 4-5 vị trí khác nhau trên ruộng.
- So màu bằng cách đặt phần của lá lúa ở khoảng cách 1/3 hoặc 2/5 từ chóp lá lên từng khung màu trong bảng. Không được tách đôi làm hư lá lúa. Ghi nhận số khung màu của từng lá rồi tính trị số trung bình của 20 lá đã được so.
- Nếu trị số trung bình ở dưới khung màu chuẩn (khung màu chuẩn là khung số 4). Khi lúa có màu ở khung chuẩn thì không cần bón đạm, nhưng khi lúa có màu dưới khung chuẩn (khung 1,2 & 3) là lúc lúa thiếu đạm nên cần bón ngay thêm lượng đạm.
Bảng so màu lúa
Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm thổ nhưỡng của từng địa phương mà thời điểm thực hiện việc so màu và bón phân lần 2, lần 3 có thể thực hiện sớm hoặc muộn hơn so với khuyến cáo.
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.