Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật trồng lúa cấy (Phần 2)

Thứ 4, ngày 25/10/2017 1104

4. Làm đất gieo mạ

Mạ dược:
Chuẩn bị ruộng mạ: Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu, đất cát pha hoặc thịt nhẹ và tiện chăm sóc.

Làm đất:
Đất cày ngả sớm, bừa 4-6 lần, nhuyễn và sạch cỏ. Nếu đất chua có thể bón vôi 15-20 kg/sào Bắc Bộ. Bón lót 3- 4 tạ phân chuồng, 7-10 kg supe lân, 2 kg urê và 3kg kali/sào.

Người dân làm đất gieo mạ lúa

Lên luống rộng 1,2 – 1,4 m, có rãnh thoát nước, mặt luống phẳng ở vụ đông xuân, mặt luống hơi vồng ở vụ mùa để dễ thoát nước.
Gieo mạ: Hạt giống sau khi xử lí, ngâm ủ nảy mầm đều là đem gieo

Mật độ và kỹ thuật gieo: Vụ đông xuân gieo 40-45 kg/sào Bắc bộ, vụ mùa ít hơn( tùy theo giống, thời vụ và khối lượng hạt). Gieo hơi chìm hạt, nhất là vụ đông xuân để chống rét, sau gieo có thể phủ một lớp tro mộc ( 8-10 kg/sào).

Mạ sân, mạ trên nền đất cứng:
Là giải pháp tình thế trước đây để khắc phục hiện tượng thiếu mạ trong vụ đông xuân, do thời tiết rét đậm kéo dài, mạ dược bị chết nhiều. Song hiện nay biện pháp này đã trở thành tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi.

Làm mạ sân hay mạ trên nền đất cứng không phức tạp chỉ cần chọn được nền đất cứng (bờ mương, ven đường, sân, vườn..), làm cho mặt đất phẳng, rải một lớp bùn hoặc đất bột mỏng lên sân hay nền đất cứng (Nếu đất xấu nên trộn thêm với phân chuồng hoai mục đã được ủ với lân để đảm bảo dinh dưỡng cho mạ), gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ, nảy mầm đều.
Lượng gieo: 1,0 -1,5 kg hạt giống/m2. Tưới nước giữ ẩm.

5. Chăm sóc và quản lý ruộng mạ

Chăm sóc mạ dược:
Nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3 lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ.

Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng bón từ 0,5- 1,0 kg Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống và độ phì đất. Trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón tiễn chân giúp cây mạ ra rễ mới. Mạ tốt, mạ già không nên bón thúc nhiều.

Phòng chống rét: Dùng các giống chịu rét. Gieo đúng thời vụ, gieo vào lúc trời ấm, gieo mật độ dày, tăng phân chuồng và lân, không bón đạm vào lúc trời rét, điều tiết nước và che phủ Nilon cho mạ trong những đợt rét.

Phòng chống mạ già, mạ ống: Mạ đông xuân rất mẫn cảm với nhiệt độ. Cần đề phòng mạ ống khi thời tiết ấm, nhiệt độ bình quân trên 20°c kéo dài và tích ôn đạt 500ºc . Điều kiện đất tốt, nước nhiều, gieo dày cũng dẫn tới mạ ống.

Biện pháp chống mạ già và ống: Rút nước để ruộng mạ khô, không bón đạm, bố trí thời vụ thích hợp và tránh tình trạng “mạ chờ ruộng”.

Phòng chống sâu bệnh cho mạ: Tiến hành phòng trừ khi sâu bệnh phát sinh rộ.

Tiêu chuẩn mạ tốt: Mạ cứng cây, khỏe, tỉ lệ bẹ/lá cao, đanh dảnh, màu sắc lá xanh vàng, tỉ lệ C/N thích hợp, mạ không bị ống, có sức ra rễ mạnh và không có sâu bệnh.

Đúng tuổi: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Thí dụ, ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi, còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).

Chăm sóc mạ sân:
Đối với mạ sân, sau khi gieo hạt cần đặt biệt điều tiết nước và giữ ẩm cho mạ. Số lần tưới nước phụ thuộc vào nhiệt độ và cường độ ánh sáng trong ngày. Ở vụ mùa số lần tưới nước đòi hỏi nhiều hơn ở vụ xuân, đặc biệt vào những ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao. Khi đó, cứ 20- 30 phút cần tưới nước một lần để giữ ẩm. Khi mạ có 2,5 – 3 lá là đủ tuổi để nhổ cấy.

6. Kỹ thuật làm đất cấy

Đất trồng lúa
Đất trồng lúa có hai dạng cơ bản:
Đất chuyên canh lúa: Thường có chân vàn hoặc chân trũng khó thoát nước. Loại đất này thường làm dầm, khi có điều kiện thì chỉ rút nước phơi ải sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa mùa.
Đất luân canh lúa-màu: Là đất chân cao, cấy vụ mùa và làm màu vụ đông xuân. đất này không phơi ải mà chỉ làm dầm.

Kỹ thuật làm đất
Đất lúa cần phải cày sớm, ruộng làm dầm phải giữ nước. Ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt cày đảo ải. Làm ải có tác dụng cho đất thoáng, tiêu diệt được một số loại dịch hại trong đất. Nếu phơi ải gặp mưa lớn không có khả năng phơi lại thì phải giữ nước, chuyển sang làm dầm.
Làm đất lúa phải cày sâu, bừa kỹ cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng thuận lợi cho khi cấy đồng đều và điều tiết nước.
Cày sâu tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng nguồn dự trữ dinh dưỡng, có lợi cho các hoạt động của vi sinh vật vùng rễ phân giải các chất hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường dinh dưỡng cho lúa.
Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ, cỏ dại. đất lúa cấy mạ sân càng phải được làm kỹ hơn, mặt ruộng phẳng hơn và để mức nước nông để lúa cấy xong phát triển thuận lợi.

Bón lót
Trong quá trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót. Bón lót phân chuồng, phân xanh, vôi và các loạ phân vô cơ như lân, kali, đạm…Bón lót sâu và hợp lí :
Bón lót phân xanh và vôi (nếu có) vào lúc cày ngả, phân chuồng và phân lân bón vào lúc cày lại, đạm và kali bón trước khi bừa cấy.
Vụ chiêm xuân nhiệt độ đầu vụ thấp cần quan tâm bón lót nhiều hơn vụ mùa.

Tận dụng phân chuồng để bón lót cho lúa

7. Kỹ thuật cấy

Mật độ và khoảng cách cấy
Mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành số bông. Xác định mật độ cấy hợp lý cần dựa vào các yếu tố sau:

Thời vụ cấy: vụ có nhiệt độ thấp cấy dày hơn vụ có nhiệt độ cao.

– Vụ xuân cấy mật độ: 45-55 khóm/m2, 2-3 dảnh /khóm

– Vụ mùa cấy mật độ: 40- 45 khóm/m2, 2-3 dảnh / khóm
Khoảng cách:

– Vụ xuân: 20 cm X 11cm hoặc 18 cm X 11 cm

– Vụ mùa: 20 cm X 11 cm.
Giống: loại hình nhiều bông cấy dày hơn loại hình to bông.

– Giống nhiều bông cấy 200 -250 dảnh cơ bản /m2

– Giống to bông: cấy 180 -200 dảnh cơ bản /m2

Đất và dinh dưỡng: Đất xấu, ít phân cấy dầy hơn nơi đất tốt và nhiều phân.

Tuổi mạ, chất lượng mạ: Mạ già chất lượng kém cấy dày hơn mạ non, mạ tốt.

Trình độ thâm canh: Nơi có trình độ thâm canh thấp cần cấy dầy hơn nơi có trình độ thâm canh cao.

Kỹ thuật cấy
Cấy thẳng hàng, cấy nông 3-4 cm( cấy sâu 5-6cm lúa sẽ phát sinh 2 tầng rễ), ở vụ chiêm xuân cấy sâu hơn vụ mùa.
Để cấy nông, cần làm đất kỹ, giữ nước nông, cấy ngửa tay. Cấy thẳng hàng dễ kiểm tra, bảo đảm mật độ và tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc sau này.

Người nông dân đang cấy lúa

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương