Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Xây dựng thương hiệu ớt sạch Hồng Thủy

Thứ 2, ngày 09/09/2019 862

Ngoài sản xuất cây lúa, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã chỉ đạo thành lập các tổ hợp tác tập trung phát triển diện tích đất màu với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trong đó, cây ớt đang được xem có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên vấn đề cần nhất là xây dựng thương hiệu ớt sạch Hồng Thủy, nâng cao chất lượng sản phẩm. Dự án chuỗi giá trị ớt sạch bước đầu áp dụng các biện pháp sản xuất ớt sạch và xây dựng theo mô hình VietGAP. Tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác để trồng tập trung và chuyên canh, thống nhất quy trình trồng, chăm bón, thu hoạch. Làm mẫu mã bao bì, đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, thiết kế nhãn hiệu, đăng ký mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tháng 11/2018, sản phẩm ớt Hồng Thủy được UBND huyện phê duyệt dự án xây dựng chuỗi giá trị ớt sạch cho cơ sở nông sản Thánh Gái và được Trạm khuyến nông huyện Lệ Thủy tập huấn quy trình sản xuất ớt sạch theo tiêu chuẩn VietGAP cho các thành viên tổ hợp tác trồng ớt. Đây là tín hiệu phấn khởi cho hợp tác xã và người trồng ớt nơi đây.

Từ khi tổ hợp tác được thành lập vào năm 2018, phụ nữ xã Hồng Thủy đã có thêm cơ hội để giúp đỡ nhau trong phát triển sản xuất, góp phần vào xây dựng thương hiệu ớt Hồng Thủy. Tham gia với tổ hợp tác trồng ớt do Hội liên hiệp Phụ nữ xã thành lập trong dự án xây dựng thương hiệu ớt sạch Hồng Thủy, các thành viên đã được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ thị trường tìm kiếm đầu ra.

Hiện nay tổ hợp tác trồng ớt Hồng Thủy có 15 thành viên tham gia với hơn 3ha, hầu hết các chị em đều có kinh nghiệm trồng ớt lâu năm, sản xuất có hiệu quả, sản lượng/vụ ước đạt từ 20-30 tấn/ha, thu lãi 70-80 triệu đồng/ha, với đặc trưng về độ nồng, cay, thơm, ngon, ớt Hồng Thủy là sản phẩm được ưa chuộng.

Lợi ích của tổ là quản lý được đầu vào đến sơ chế, chế biến, đầu ra. Ớt sau khi thu hoạch được cơ sở Nông sản Thánh Gái thu mua từ các thành viên trong tổ hợp tác, sau đó tập hợp về tại cơ sở của mình để sơ chế và chế biến. Từ đó, hình thành các dịch vụ nghề ớt như thu mua ớt, vận chuyển, hái ớt trái, lặt cuống ớt, phân loại ớt, phơi (sấy)…

Nhờ vậy, bà con nông dân trồng ớt có nguồn tiêu thụ ổn định và thu nhập cao. Bên cạnh đó, cơ sơ Nông sản Thánh Gái đầu tư mặt bằng xây dựng nhà xưởng, phòng trưng bày sản phẩm, kho đựng, sân phơi được xây dựng tại thôn Thạch Trung, xã Hồng Thủy với diện tích 350m2.

Để cây ớt bền vững, tránh cung vượt cầu, tổ hợp tác đã tổ chức mô hình liên kết, quy hoạch vùng trồng ớt từ nay đến năm 2020. Xây dựng vùng trồng ớt chuyên canh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với quy mô 03 ha trong vụ thứ nhất làm ra 70 tấn ớt và phát triển lên 04 ha trong vụ thứ hai với 90 tấn trong vùng dự án. Trong đó khoảng 50% sơ chế và bán tươi, 50% chế biến dưới các dạng ớt bột, tương ớt, ớt muối.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

 

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân