Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Sâu bệnh hại cà rốt và cách phòng trừ (P2)

Thứ 6, ngày 12/01/2018 612

3. Bệnh thối hạch (Sclerotinia libertiana Fuckl)

3.1.Triệu chứng

– Bệnh chủ yếu gây hại trên củ cà rốt thời kỳ gần thu hoạch.

– Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu nâu, hơi mềm xuất hiện rải rác khắp bề mặt vỏ củ. Dần dần các đốm bệnh loang rộng, lớn dần lên bao quanh khắp củ và ăn sâu vào trong lõi củ.

– Trên mặt vỏ củ, nơi có vết bệnh, dần hình thành lớp mốc màu trắng, xốp như­ những sợi bông làm phần thịt củ bên trong bị thối mềm làm mất giá trị dinh dư­ỡng.

– Khi phần thịt củ bị phá hủy hoàn toàn, trên bề mặt lớp mốc trắng.

3.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh

– Bệnh do nấm Sclerotinia libertiana Fuckl gây hại

– Điều kiện môi trư­ờng xung quanh quá ẩm ­ướt, bón nhiều phân đạm.

3.3. Biện pháp phòng trừ

– Chọn đất phù hợp để trồng cà rốt nh­ư đất thịt nhẹ, dễ thoát nư­ớc.

– Bón phân đầy đủ, cân đối.

– Biện pháp hóa học: do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ, vì vậy có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau: Carbendazim Trichoderma sp.

4. Bệnh thối đen (Alternaria radicirima)

4.1. Triệu chứng

Bệnh gây hại trên lá, trên thân và trên củ cà rốt:

– Trên lá: Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ. Lá bị bệnh xuất hiện vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, màu xám nâu hoặc xám đen. Vết bệnh thường lan từ mép lá, chót lá vào trong phiến lá, xung quanh có quầng vàng rộng. Gặp thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh có lớp nấm mốc màu đen, lá bị thối, dễ rụng.

– Trên củ: bệnh gây hại nặng vào thời kỳ gần thu hoạch. Vết bệnh không có hình dạng nhất định màu nâu đen lõm vào phần thịt củ, phần cuống củ sát mặt đất bị thối đen.

4.2. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh

– Bệnh do nấm Alternaria radicirima gây ra.

– Bệnh phát sinh và gây hại mạnh trên những ruộng gieo trồng quá dầy và bón nhiều đạm.

4.3. Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây bị bệnh sau khi thu hoạch.

– Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ

– Biện pháp hóa học: Do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ bệnh, do đó có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Trichoderma sp, Cytokinin, Streptomycin sulfateCarbendazim.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương