Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kinh nghiệm trồng cây mía đường - Phần 1

Thứ 3, ngày 07/11/2017 716

Trồng cây mía đường nếu thiếu ánh sáng, cây sẽ kém phát triển, và cho lượng đường thấp. Cách trồng cây mía đường hiệu quả nhất là phải đảm bảo cây được nhận nắng hơn 2.000 giờ.

Chuẩn bị đất trồng mía:

Chọn đất:

Cây mía không yêu cầu chọn đất khắt khe, nhưng để có điều kiện thâm canh đạt năng suất cao, yêu cầu đất có độ dốc < 10°. Tầng canh tác sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, pH trung tính và thoát nước tốt.

Làm đất:

– Đất bãi và đất ruộng: Cày sâu 30-35 cm và bừa từ 2 đến 3 lần, rạch hàng 1 lần sâu từ 25-30 cm.

+ Để đạt năng suất cao, chất lượng tốt bà con nên áp dụng theo quy trình cày ba chảo (1-2) lần + (1-2) lần bừa + (2-3) lần cày 7 chảo. Độ sâu phải đạt trên 30 cm (sử dụng các loại máy công suất lớn). Hướng cày lần sau phải vuông góc với hướng lần trước để tránh bị lõi (chú ý để lần cày sau cùng trùng với hướng cày rạch hàng). Vùng đất thấp nhiều phèn chú ý không rạch hàng sâu đến lớp đất phèn và chủ động làm kênh mương thoát nội đồng.

– Đất đồi: Thiết kế hàng mía theo đường đồng mức (nơi có điều kiện áp dụng cây không lật với độ sâu từ 40-50 cm) nên làm đất trước khi trồng 40-60 ngày để cho đất có thời gian phơi ải, diệt nguồn sâu bệnh.

– Đất trũng đồng bằng sông cửu Long phải lên liếp rộng 6,0 – 20,0m, cao 25 -35 cm. Rãnh trồng mía sâu 20-25 cm, đáy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5-10 cm.

– Đất bị nhiễm phèn thì liếp rộng 4,5-5,0m, cao 25cm -35cm. Đấy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5-10 cm.

– Có thể áp dụng công nghệ cày sâu không lất (độ sâu > 35cm): Với các ưu điểm cày rất sâu, không lật đất giúp giữ ẩm tốt cho đất. Bừa quay trục đứng (làm tơi đất ở độ sâu 10-15cm) giúp đất đạt độ tơi cao, ít lượt giúp giảm độ nén đất. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi đất không có gốc cây, ít đá, độ ẩm đất phải phù hợp, không áp dụng với nền đất chai, cứng hoặc độ ẩm cao.

Lưu ý: Cần thiết kế hệ thống tưới tiêu nước để kịp thời thoát nước mùa mưa và tưới bố sung khi gặp khô hạn.

Chuẩn bị giống:

Giống mía:

Bộ giống mía đang được sử dụng nhiều ở các vùng như sau:

– Vùng núi phía bắc: Roc 22, Roc 10, Roc 16, VĐ 93-15,My 55-14

– Vùng Bắc Trung Bộ: VĐ 55, VĐ 93-159, Roc 22, My 55-14

– Tây Nguyên: VĐ 93-159, LK 92-11, K84-200, K95-156

– Duyên Hải Nam Trung Bộ: VN 84 K83-29, Suphanburi 7, LK 84-200. K88-92

– Tây Nam Bộ: K88-92, K95-84, Roc 16, VN 84-4137, K84-200

– Đông Nam Bộ: K95-84,K88-92,LK 92-11, Suphanburi 7…

– Đồng bằng Sông cửu long: K88-92, K95-84 (Số liệu được dẫn theo báo cáo của các công ty mía đường tại hội nghị “Định hướng nghiên cứu và phát triển bên vững ở Việt Nam”)

Tùy điều kiện đất đai từng vùng và nhu cầu vùng nguyên liệu cụ thể của từng nhà máy để bố trí tỷ lệ các nhóm giống chín sớm, chính trung bình và muộn cho phù hợp.

Chuẩn bị mía giống:

Hom mía giống phải lấy từ các ruộng đảm bảo các yếu tố sau:

+ Tuổi mía tốt nhất: 6-8 tháng tuổi.

+ Loại mía : Mía tơ hoặc mía gốc 1 là tốt nhất

+ Độ thuần : trên 98%

+ Độ khỏe: Mía sinh trưởng tốt, không bị vống lốp, căn cỗi, dưới 10% cây bị chồi nách, dưới 10% cây đỗ ngã. Chỉ lấy giống ở những ruộng không bị bệnh than, thối đỏ, không có triệu trứng các bệnh virus, vi khuẩn và nấm bệnh…

Hom mía giống phải đạt các yêu cầu sau:

+ Có từ 2-3 mắt mầm

+ Không nhiễm sâu bệnh

Trong trường hợp nắng hạn hom mía nên lấy từ giữa thân lên ngọn và khi trồng cần xử lý hom bằng cách ngâm qua nước vôi hoặc ngâm vào nước lã. Nếu không có điều kiện ngâm thì có thể phun nước trước khi trồng 24h để hom mía phát triển tốt nhất.

Thu hoạch , vận chuyển và bảo quản hom mía giống:

– Thu hoạch mía giống: Dùng dao sắc chặt nguyên cây, giữ nguyên bẹ lá trên thân mía, bó thành bó dưới 15kg và buộc lại thật chặt

– Vận chuyển và bảo quản mía giống: Mía giống cần được vận chuyển nhanh đến nơi trồng, tránh làm lẫn giống, bốc xếp giống nhẹ nhàng, hom giống phải được che mát và bảo đảm thông thoáng.

– Kỹ thuật cắt hom: Nên ra hom ngay sau khi chặt cây giống và trồng càng sớm càng tốt.

– Không nên để hom giống quá 7 ngày kể từ sau khi chặt. Lột bỏ bẹ lá sau đó dùng dao sắc để cắt hom giống, không làm dập nứt thân và mầm. Chỉ ngâm và ủ hom giống trong trường hợp: Giống có đặc tính moc mầm chậm và kém hoặc muốn tranh thủ mùa vu. (Nếu có điều kiên nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm trong nước không quá 24 giờ, sau đó xử lý bằng nước nóng 52% trong 30 phút, sau khi ngâm ủ nên trồng ngay).

Cách trồng mía:

Thời vụ:

– Trung du miền núi phía bắc: 1/1 -30/4 (phụ 1/9-30/11)

– Bắc Trung Bộ: 1/1-30/04 (phụ 1/10-15/12)

– Duyên Hải Nam trung Bộ: 1/1-1/3 (phụ 1/6-30/8)

– Tây Nguyên : 1/10-30/11 ( phụ 1/5 – 30/6)

– Đông Nam Bộ 15/10-3012 (phụ 15/4-15/6)

– Tây Nam Bộ 1/4-30/6 (phụ 15/11-30/1)

Mật độ và cách trồng:

Mật độ: Tùy điều kiện đất đai, loại giống để bố trí mật độ, lượng hom giống cần từ 35.000 – 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3-5 mắt) tương đương 8-10 tấn

Khoảng cách hàng: Tuy việc canh tác thủ công hay bằng mày để bố trí khoảng cách hàng đơn từ 0,8-1,2 m (canh tác thủ công) hoặc hàng kép 1.2-1,8m x 0,6-0,4m (canh tác bằng máy).

Cách trồng:

Đặt hom theo rãnh hàng đơn cách nhau 1m hoặc hàng kép (1,4m) phủ kín đất từ 3-5 cm (trồng không chính vụ) hoặc 7-10 cm (trồng chính vụ). Đất khô cần nén chặt cho hom tiếp xúc với đất. Trong vụ trồng chính nếu có điều kiện nên tưới ẩm sau khi trồng và sử dụng màng phủ nông nghiệp giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho mía.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương