Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kinh nghiệm trồng cây mía đường - Phần 2

Thứ 3, ngày 07/11/2017 662

Chăm sóc:

Đối với mía tơ:

Trồng dặm:

– Khoảng 15-25 ngày sau khi trồng, hoặc thu hoạch vụ trước cây mía sẽ có 1-2 lá thật và nếu thấy mất khoảng > 0,8m thì phải trồng dặm (nên trồng dặm vào buổi chiều hoặc khi thời tiết râm mát).

– Kỹ thuật dặm: Đào rãnh sâu ngang với đáy rãnh lúc trồng, đặt cây dặm và lấp kín gốc, khi dặm đất phải đủ ẩm, cây đem dặm phải cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước, lèn chặt gốc cây dặm. Nếu có điều kiện cần tưới ngay sau khi dặm.

Bón phân cho mía:

Mía là cây cao sản, mỗi hecta một năm có thể cho ta từ 150 đến 200 tấn, cá biệt còn có thể lên đến 260 tấn( Ở ĐBSCL có nhiều clb 200 tấn). Thời gian sinh trưởng của mía dài từ 10 đến 15 tháng, nên yêu cầu các chất dinh dưỡng cao hơn các cây trồng khác.

Thông thường để tạo ra 100 tấn mía cây nguyên liệu (không kể đọt, lá…), cây cần một lượng dinh dưỡng khoảng 120 kg N, 70 kg P2O5, 200 kg K2O.

Tỷ lệ của các yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau theo các thời kỳ sinh trưởng:

– Thời kỳ mầm non (từ 1 đến 5 lá thật) mía yêu cầu nhiều nhất là đạm rồi mới đến kali và lân;

– Thời kỳ đẻ nhánh và đầu thời kỳ vươn cao, mía yêu cầu nhiều nhất là kali rồi mới đến lân, sau cùng là đạm;

– Thời kỳ mía chín (tích lũy đường) nhu cầu của mía theo thứ tự N-P-K.

Để giúp người dân trong các vùng nguyên liệu mía, sử dụng phân bón đúng cách và hiệu quả bảo đảm tăng năng suất, tăng chữ đường và tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng mía. Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông khuyến cáo đồng bộ gói giải pháp kỹ thuật chắm sóc và bón phân cho mía bằng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho cây mía: Cải tạo đất bằng “Chất điều hòa pH đất” và bộ dinh dưỡng NPKSi chuyên dùng cho cây mía “Mía 1 – Nuôi chồi khỏe, đẻ nhánh tập trung, Mía 2 – Vươn lóng mạnh, tăng năng suất, tăng chữ đường”. Với bộ sản phẩm Mía 1, Mía 2 đây là những loại phân bón NPKSi tổng hợp không chỉ chứa đầy đủ và cân đối hàm lượng dinh dưỡng N-P-K cho nhu cầu cây mía mà còn có chứa các chất trung và vi lượng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, thúc đẩy quá trình hình thành đường trên cây mía : Si, Ca, Mg, S, Zn, Cu, Bo…

Trước khi trồng mía bà con nên cải tạo đất bằng sản phẩm Chất điều hòa pH đất Tiến Nông (Đối với những vùng đất có pH ≤ 6) nhằm khử chua, hạ phèn, giải độc và nâng cao độ phì của đất, đồng thời cung cấp các nguyên tố trung vi lượng thiết yếu cho cây, giúp tăng cường phát triển bộ rễ và tăng khả năng chịu hạn và hấp thụ dinh dưỡng cho cây.

Bón lót:

– Phân hữu cơ: 10-20 tấn (phân chuồng , phân rác, bã bùn, tro…)
– Chất điều hòa pH (với vùng đất có pH ≤ 6).

Lượng bón: chất điều hòa pH đất (căn cứ vào trị số pH đất).

– Nếu pH < 4 lượng dùng 1.500 kg – 2.000 kg/ha.
– Nếu pH từ 4 – 5 lượng dùng 1000 kg – 1500 kg/ha.
– Nếu pH từ 5 – 6 lượng dùng 500 kg – 1000 kg/ha.

+ Sản phẩm Mía 1 (NPKSi. 16-10-14+2,5 SiO2+ TE) – Chuyên lót “ Mục tiêu giúp cây mía nuôi chồi khỏe, đẻ nhánh tập trung”

Lượng bón: (căn cứ vào từng vùng đất và mức đầu tư của bà con): 600 kg -1000kg /ha

Bón thúc:

+ Sản phẩm Mía 2 (NPKSi. 18-2-22+1,5 SiO2+ TE) – Chuyên thúc “ Mục tiêu giúp cây mía vươn lóng mạnh, tăng năng suât, tăng chữ đường”

Lượng bón: 400 – 800 kg/ha

(Đối với đất nghèo dinh dưỡng, đất hấp thu dinh dưỡng kém như đất xám bạc màu, đất phèn cần bón ở mức cao để đạt hiệu quả tốt nhất)

Cách bón:

– Chất điều hòa pH:

Bón đều trên mặt ruộng trước lần bừa cuối , trước bón phân NPK, đặt hom từ 7 -10 ngày.

– Phân bón NPK:

+ Bón lót: Mía 1 – (Chuyên lót) bón vào rãnh mía đã rạch, lấp một lớp đất mỏng khoảng 2 – 3cm, sau đó mới đặt hom mía và lấp đất.

+ Bón thúc: Ngay khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh, cày rạch hai bên hàng cánh gốc khoảng 10 cm, sâu 15 cm, sau đó dải hạt dinh dưỡng Mía 2 – Chuyên thúc, lấp đất.

Lưu ý: trước khi bón phải dọn sạch cỏ dại , đất phải đủ độ ẩm, phân được rải đều theo dọc hàng mía. Sau khi bón phân phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.

Đối với Mía lưu gốc:

Chọn ruộng để gốc và phương pháp thu hoạch:

Chỉ lưu gốc những ruộng mía có năng suất cao, ít sâu bệnh, tỉ lệ mất dưới 20%.

Sau khi thu hoạch xong phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay. Dùng cuốc , dao để bạt sát đất những gốc cao, loại bỏ cây mầm, cây bị sâu bệnh.

Thu hoạch khi đất khô cần che phủ ruộng mía lưu gốc bằng nguồn ngọn, lá mía, gom ngọn lá mía xung quanh ruộng vào trong ruộng để tao khoảng cách phòng chống cháy.

Bón phân:

– Lượng phân bón giống như đối với trồng mía tơ.

Cách bón:

– Chất điều hòa pH:

+ Sau thu hoạch, bón rải đều trên bề mặt các rãnh Mía trước khibón phân NPK ít nhất 7 ngày.
+ Trường hợp nếu để lại được lá từ vụ trước cho đất thì rải đều pH đất lên mặt lá sẽ giúp lá mía phân hủy xenluloza nhanh hơn, thuận tiện cho việc chăm sóc sau này.

– Phân bón NPK:

+ Bón lót: Sau thu hoạch ,tiến hành dọn vệ sinh đồng ruộng, cày phá váng hai bên luống mía cách gốc 10cm, sâu 15 cm để làm đứt bớt bộ rễ già, tạo sự ức chế sinh trưởng giúp cây Mía nảy mầm nhanh hơn, sau đó tiến hành bón sản phẩm Mía 1 – Chuyên lót, vào hai bên luống mía, lấp đất.
+ Bón thúc: Ngay khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh,(khoảng 40-60 ngày sau bón phân lần 1) cày rạch hai bên hàng cánh gốc khoảng 10 cm, sâu 15 cm, sau đó dải hạt dinh dưỡng Mía 2 – Chuyên thúc, lấp đất.

Tưới tiêu nước:

– Chỉ tiến hành tưới nước bổ sung cho mía vào giai đoạn khô hạn kéo dài. Đặc biệt là giai đoạn mọc mầm, đẻ nhánh và bắt đầu vươn lóng.

Phương pháp tưới: Tùy điều kiện, có thể áp dụng các phương pháp tươi nước cho mía phổ biến như tưới thấm, tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới tràn…

Lượng nước tưới: 40-50mm/lần tưới, tương đương 400-500 m3 /ha/lần tưới

Tưới 1-2 lần/tháng

Tiêu nước: Mía cần nhiều nước nhưng chịu úng rất kém đặc biệt thời kì cây con và vươn lóng. Để tránh bị úng , ruộng trồng mía phải bằng phẳng, thiết kế hệ thống tưới tiêu ngay sau khi trồng, xung quanh ruộng cần có rãnh, mương đầu nối với hệ thống thoát nước tránh bị đọng sau khi mưa to.

Chăm sóc mía thủ công hoặc bằng cơ giới:

Nơi có diện tích lớn, tập trung, ruộng bằng phẳng ,có điều kiện cơ giới có thể xới để đất tơi xốp, thoáng khí, giúp cây mía sinh trưởng tốt.

Lần 1 khi mía kết thúc mọc mầm(sau trồng hoặc sau thu hoạch vụ trước 30-40 ngày).

Lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh(sau trồng hoặc sau thu hoạch 60-80 ngày).

Chỉ dùng máy xới khi đất đủ ẩm, xưới giữa 2 hàng mía cách gốc mía khoảng 20 cm.

Thu hoạch:

Xác định mía chín để thu hoạch

Theo cảm quan khi mía chín: lá mía sít lại ,ngả mầu hơi vàng nhạt, các đốt phần trên ngọn ngắn lại.

Dùng máy kiểm tra : lấy ngẫu nhiên khi CCS lớn hơn 9% hoặc brix gốc – brix ngọn<1 là có thể thu hoạch.

Mía gốc thu hoạch trước , mía tơ thu hoạch sau.

Chặt và vận chuyển mía

– Phải chặt sát gốc, không dập gốc, chặt ngọn ló mặt trăng, róc sạch rễ lá

Vận chuyển sau khi thu hoạch không quá 24 tiếng , mía chưa được đưa vào nhà máy cần phải được che phủ để giảm tối đa thất thoát đường.

+ Theo nghiên cứu thu hoạch mía cao gốc từ 4-7 cm thì hệ quả là mất trung bình 7,6 tấn mía/ha , chữ đường giảm đi 0,2-0,3 CCS

+ Việc chặt sát gốc đối với mía lưu gốc cũng sẽ giúp mía tái sinh vụ mới tốt hơn, cây mía khỏe, vững chắc do bộ rễ ăn sâu trong dất. Ngược lại mía chặt quá cao ngoài việc lãng phí, mất chữ đường như nói trên thì mía tái sinh ở vụ mới sẽ kém hơn, dễ bị đổ ngã do mía được mọc từ mắt mầm trên mặt đất
+ Thời gian phơi bãi tồn trữ, sau thu hoạch kéo dài sau 24h, 48h, 72h, 96h sẽ mất đi tương ứng 4,5%, 6,3%, 10,6%, 14,3% về khối lượng.

+ Sau 1,3,5 ngày tồn trữ không có che phủ , chữ đường sẽ giảm tương ứng 0,15; 0,59; và 2,26 CCS.

+ Tỷ lệ mía non, chưa chín khi thu hoạch cao thì năng suất, chữ đường thấp, hiệu quả kinh tế thấp, tỷ lệ thụ hồi và hiệu quả chế biến đường thấp. (Theo Viện nghiên cứu mía đường).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương