Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật trồng bưởi trong chậu cảnh cho quả sai mọng nước.

Thứ 2, ngày 09/10/2017 891

Cuộc sống hiện đại, đô thị hóa, diện tích cây xanh ngày một giảm. Với những người yêu và muốn gần gũi với thiên nhiên thì trồng cây ăn quả trong chậu là một biện pháp hoàn hảo, giúp ta vừa gần gũi thiên nhiên vừa có trái ngọt để thưởng thức.

Chuẩn bị dụng cụ trồng. 

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn… Đục lỗ thoát nước ở đáy. Đường kính thùng chậu vào khoảng 0,5-1m.

Chọn giống.

Cây có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ được trồng lâu đời (trên 100 năm) tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Là giống đặc sản địa phương, cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng khoảng 1-1,5 kg/quả. Thời vụ: Vụ Xuân trồng tháng 2-4, vụ Thu trồng tháng 8-10.

Đất trồng.

Bưởi ưa phát triển ở các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 – 6. Nơi đặt chậu cầy cần có ánh sáng và không được đọng nước bên dưới.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử  lý các mầm bệnh có trong đất.

Đưa cây vào chậu.

Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước.

Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

Chăm sóc.

Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

Từ 1 – 3 năm sau khi trồng, cây được 20 ngày tuổi thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 – 2 tháng/lần. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ vun trồng.

Sau đó, bón phân có thể chia thành 5 đợt: Sau khi thu hoạch, 4 tuần trước khi cây ra hoa, sau khi đậu quả, giai đoạn quả phát triển và 1 tháng trước khi thu hoạch.

Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10 – 15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhầm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú ý: Trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1 – 2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80 – 100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành, do một loại xén tóc đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

Quả bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2 – 2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20 – 40cm, dài 30 – 60cm, thủng 2 đầu. Dùng túi nylon bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.

Thu hoạch.

Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt. Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương