Kỹ thuật trồng cây sơ ri
Cây Sơ ri là một loài cây ăn trái dễ trồng và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đây là loài cây được trồng chủ yếu ở miền Nam bởi cây thích nhiệt.
1. Chọn đất và chuẩn bị đất trồng cây sơ ri
Sơ ri chủ yếu được trồng ở vùng Gò Công, trên đất cát giồng xa biển, đã đào ao lên nền vườn. Tiến hành cày hoặc cuốc lật 1-2 lần, sau đó phóng tuyến đào hố với khoảng cách 5 x 5m. Hố có kích thước 30 x 30cm + 5-7 kg phân hữu cơ 150g super lân.
2. Chọn giống và phương pháp nhân giống cây sơ ri
Chọn cây 3-7 tuổi khỏe để làm giống.
a. Chiết cành: Chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ. Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.
b. Giâm cành: Cắt các cành mới hoá nâu thành đoạn 20-25cm; nhúng vào dung dịch 2,4D nồng độ 40-60 phần triệu trong 15-20 phút. Sau đó đem giâm ở vườn giâm, khoàng cách giâm 12 x 12cm (70 cành/m2). Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày. Sau 1-5 tháng bứng cây cho vào bầu đem trồng.
3. Trồng và chăm sóc cây sơ ri:
a. Thời vụ: Tốt nhất nên trồng vào tháng 5-6. chậm nhất là qua tháng 7. sau khi trồng, dựng cây nọc để buộc cây sơri vào cho cây đứng thẳng. Nếu có nguồn nước tưới trong mùa nắng, có thể trồng vào cuối tháng 10 đến hết tháng 11.
b. Làm cỏ, bón phân, xới xáo: Trong thời gian cây chưa giao tán, cần làm cỏ định kỳ hoặc trồng xen rau màu để hạn chế cỏ. Bón phân theo công thức sau: (g/cây) Tuổi Urê Super lân Clorua, Kali 0 100 75 25 1 650 400 170 2 850 500 220 3 1000 650 250 4 1400 800 350 5 1800 900 450 6-7 2000 1200 500 8 trở đi 2200 1400 550
4. Phương pháp bón phân cho cây sơ ri
– Cây chưa có trái
+ Bón Super lân 1 lần vào và dầu mùa mưa.
+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 3 lần.
– Cây đã có trái:
+ Bón super lân 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.
+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 5 lần theo 5 đợt hoa. Mỗi đợt, Urê và Kali chia làm 2 kỳ: kỳ đầy lúc cây vừa đậu trái, kỳ sau ngay sau lúc thu hoạch rộ. Kết hợp phân bón với xới xáo dưới gốc cây.
5. Tăng tỷ lệ đậu trái
Pha 2,4D (thuốc trừ cỏ lúa) nồng độ 40-50 phần triệu, cách pha:
+ Pha một muỗng canh đầy 2,4D trong một lít nước.
+ Pha một muỗng canh dung dịch trên trong 1 bình 8 lít nước. Phun ướt đều cây lúc cay trỗ hoa rộ.
6. Tưới vào mùa khô:
Nếu không tưới vào mùa khô, cây sẽ không ra hoa đậu trái. Nếu có tưới, có thể thu hoạch trong mùa khô 1-4 vụ tùy vào khả năng. Tuy nhiên, càng cho cây nghỉ, không ra hoa đậu trái 1,5-2 tháng/năm để dưỡng sức cây.
7. Điều chỉnh ra hoa trái đợt rộ:
Có 2 biện pháp:
a. Bơm nước (không bị nhiễm phèn, mặn) tưới dẫm cây vào tháng 4, trước khi có mưa đầu mùa 10-15 ngày, cây sẽ ra hoa không trùng đợt rộ.
b. Khi cây ra hoa đầu mùa mưa, hủy bỏ đợt hoa này bằng cách: – Dùng chà quơ cho rụng hoa. – Phun Urê nồng độ 2/100. – Không phun 2,4D. Sau đó, bón thúc 1 đợt phân, cây sẽ ra hoa đợt tiếp theo không trùng với đợt rộ.
8. Tỉa cành – tạo tán
+ Cây cao 0,3m: bấm đọt, chừa 3-4 cành tược khỏe mạnh.
+ Cây cao 0,8m: bấm đọt, chừa 4-6 cành tược trên mỗi cành tược cấp 1.
+ Khi cây cao 2-2,2m: luôn phát đọt không cho cây cao thêm. Cây quá già, uốn cành xuống để dễ thu hoạch.
9. Phòng trừ sâu bệnh
– Rếp sáp, rệp muội: Khi phát hiện phun Methyl Parathion, Sherzol, Bi 58, Azodrin, diazinon,… nồng dộ 1/600-1/800. phun khi thu hoạch xong cây không còn trái.
– Sâu đục thân: Phòng bằng cách tạo tán cho vườn râm, chặt cành sau tiêu hủy, phun
Nguồn: Kỹ thuật trồng cây ăn trái Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech Việt Nam.