Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật trồng nho trong chậu hoặc dưới đất vụ đầu tiên

Thứ 6, ngày 13/10/2017 11162

Nho là một loại quả mọng lấy từ các loài cây thân leo thuộc chi Nho (Vitis). Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước hoa quả, mật nho,..

Vậy trồng nho như thế nào để có được giá trị dinh dưỡng cao với năng suất tối ưu?

Bài viết này là những kinh nghiệm được áp dụng cho kỹ thuật trồng nho tại nhà, trên sân thượng, sân nhà hoặc những nơi có quy mô nhỏ.

Giai đoạn đầu khi mua gốc về

Gốc nho

  • Đào hố sâu 50 x 50 x 50 (cm) nếu trồng dưới đất
  • Làm giàn cao khoảng từ 1.8 – 2.0 m để tiện chăm sóc sau này.
  • Nếu trồng trong chậu thì chậu có độ sâu từ 30 – 50 (cm) đường kính từ 60 – 100 (cm)
  • Xới đất ( trộn cát nếu có ) tiến hành cấm gốc và tưới nước.
  • Xắt bỏ hết các cành + búp trên thân gốc chỉ giữ lại 1 cành đẹp nhất, khỏe nhất nối theo giàn, 3 ngày kể từ khi cấm gốc tiến hành bón phân (trộn đều 200g phân lân + 50g phân “dap“) rưới đều trên mặt gốc hoặc chậu sau đó tưới nước.

Giai đoạn kích cành

Giai đoạn này kéo dài 4-5 tháng tính từ lúc cấm gốc bón phân lần đầu tiên. Những thao tác này sẽ được lặp lại cho tới khi cây nho leo đầy giàn.

  • Việc cắt ngọn lần đầu tiên được thực hiện khi 1 “cành cha” (cành còn lại sau khi thực hiện cắt bỏ cách cành khác ở giai đoạn 1) cao hơn giàn từ 15 – 20 cm và cành chuyển thành màu nâu gỗ (gọi là chuyển thành thân gỗ). Dùng kéo bấm ở ngọn, vài ngày sau tại đó sẽ nứt ra 2 – 3 chồi con. Các chồi đó gọi là “cành con” cấp 1.
  • Khi các cành con cấp 1 dài được khoảng 1.0 – 1.2 m thì ta thực hiện cắt ngọn cho các cành con cấp 1 này. Tại mỗi vị trí cắt sẽ nứt ra thêm 2 – 3 cành con nữa – gọi là cành con cấp 2.
  • Thực hiện cách kỹ thuật cắt cành tương tự hai bước trên cho cành còn cấp 3, 4,…cấp N. Đến khi cây leo kín giàn ta sẽ chuyển sang giai đoạn kích trái cho giàn nho.

Cành nho phát triển vượt qua giàn

Các lưu ý ở giai đoạn này:

  • Bón 70g phân NPK khi bắt đầu giai đoạn kích cành, sau đó cứ 30 ngày/1 lần, mỗi lần 70g phân NPK khi.
  • Duy trì tưới nước 3-4 ngày 1 lần.

Giai đoạn kích trái

Giai đoạn này kéo dài 3-4 tháng kể từ khi nho đã leo kín giàn nho. Đây là giai đoạn khó nhất trong quá trình trồng nho

  • Sau giai đoạn kích cành, giàn nho sẽ ra được nhiều cành thân gỗ, tiếp tục bấm cành tại tất cả các cành thân gỗ sẽ mọc ra “cành non”.
  • Vị trí trên cành non mà có lá nho mọc trên cành gọi là “mắc” cành nho. Ta sẽ tiến hành bấm (cắt) bỏ tại vị trí cách “mắc” từ 2 -3 cm trở đi, không cắt phần lá nho tại vị trí mắc.

Bấm cành kích trái cho nho

Nếu thực hiện đúng như quy trình thì:

  • Sau khoảng 10 – 15 ngày sẽ ra hoa tại tất cả các vị trí “mắc” mà bạn đã bấm.
  • 20 ngày kể từ khi ra hoa, hoa sẽ chuyển sang trái non.
  • 20 ngày sau, trái non sẽ bắt đầu chuyển sang ửng đỏ ( chuẩn bị chín, lúc này trái vẫn còn nhỏ).
  • 1 tháng 10 ngày kể từ khi trái chuyển đỏ là nho chuẩn bị ăn được, trong giai đoạn này trái nho mới to dần ra để có thể thu hoạch được.

Các lưu ý trong giai đoạn này:

  • Bón 70g phân NPK màu khi bắt đầu giai đoạn kích trái, sau đó cứ 30 ngày/1 lần, mỗi lần 70g phân NPK/1 gốc
  • Duy trì tưới nước 3-4 ngày 1 lần.
  • Không thực hiện bấm cành kích trái cho các cành nho thân đã chuyển sang màu gỗ.
  • Nho khi chín ăn được sẽ ở trên giàn được khoảng 1 tháng

Như vậy, muốn có được năng suất tối ưu là cả một quá trình chăm sóc và thực hiện để tạo ra những quả nho có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng.

Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương