Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Phòng trừ sâu bệnh hại cây Lạc Tiên (Phần 2)

Thứ 5, ngày 15/03/2018 1092

B. Bệnh hại

Phòng và trị bệnh cho cây lạc tiên để cây có chất lượng trồng tốt nhất

1. Bệnh do vi khuẩn

* Bệnh đốm dầu do vi khuẩn: (Pseudomonas passiflorae)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên lá, thân và quả dẫn đến sự mất mùa thậm chí có thể gây chết cây. Trên lá bệnh tạo nên những vết thương từ mầu oliu tới màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, bệnh nặng dẫn đến rụng lá, trên thân còn non, dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết lõm màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.

Trên thân gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi lõm xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những vết bệnh này bao quanh chồi non và gây chết cây. Những dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm bệnh trên trái là trái nhỏ, màu xanh tối, vết bệnh phát triển thành những vòng tròn, thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước, làm trái rụng sớm và thối trái. Đốm dầu thường xảy ra vào mùa thu và mùa khô.

* Bệnh héo rũ vi khuẩn: (Pseudomnas syringae)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Loài vi khuẩn này có mối liên hệ mật thiết đối với mầm bệnh của vi khuẩn gây bệnh đốm dầu. Triệu chứng của 2 loại bệnh này tương tự nhau, và cách thức phòng trừ cũng giống nhau. Nếu quản lý tốt bệnh đốm dầu thì bệnh héo vi khuẩn sẽ ít có khả năng xuất hiện.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Sau khi thu hoạch, thu gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ trên vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng cho vụ sau. Không nên trồng dày để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong ruộng. Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh. Kiểm tra vườn để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác. Sau khi nhỏ bỏ bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất.

Biện pháp hoá học: Tham khảo sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất: Copper hydroxideCopper  Oxychloride + KasugamycinCopper Oxychloride 50% + Metalaxyl 8%Ningnanmycin phun xịt khi cây chớm bệnh.

2. Bệnh đốm nâu: (Alternaria passiflorae)

–  Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Đây là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lá, thân và quả, xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hè.

Trên lá, đầu tiên xuất hiện những đốm màu nâu nhỏ, sau đó lan rộng ra thành đốm lớn có tâm màu sáng và có hình dạng bất định. Trên thân, vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen, thường xuất hiện gần nách lá hoặc gân lá (do bị tổn thương cơ giới, cây bị chảy nhựa). Khi vết bệnh bao quanh thân cây thì chồi non sẽ bị héo, quả teo lại và rụng sớm. Trên quả, vết bệnh đầu tiên chỉ nhỏ như mũi kim sau lan rộng thành những vòng tròn lớn với vết nâu lõm có tâm màu nâu. Dần dần phần vỏ quả xung quanh vết bệnh bị nhăn nheo và quả bị rụng.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh và những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng.

Biện pháp hóa học: Sử dụng các thuốc hoạt chất Azoxystrobin (Amistar 250SC); hoặc hỗn hợp thuốc Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil GoldÒ68WP);  Difenoconazole (Score 250EC); Chlorothalonil (Daconil 500SC); hoặc Thiophanate – Methyl (Topsin M 70WP) để phòng trừ.

Chú ý phun vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa.

3. Bệnh đốm xám: (Septoria passiflorae)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh tấn công các bộ phận lá, thân, và quả, gây hại nặng có thể làm rụng lá, rụng quả sớm dẫn đến giảm năng suất. Bệnh thường xuất hiện trong suốt mùa hè và mùa thu.

Trên lá, vết bệnh thường không có hình dạng cố định, chỉ là những đốm nhỏ màu nâu sáng, nhanh chóng lan rộng và làm lá rụng. Trên thân, vết bệnh xuất hiện tương tự như ở trên lá. Nhưng có đặc điểm vết bệnh thường lõm sâu vào trong thân. Trên quả, vết bệnh đầu tiên cũng là những đốm nhỏ, tương tự như trên lá và thân. Sau đó những đốm này tạo thành những vết thương tổn lớn gây nên hiện tượng rụng lá và quả.

–  Phòng trừ bằng biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC); Mancozeb + Metalaxyl – M (Ridomil GoldÒ 68WP); Carbendazim (Carbenvil 50SC); Cuprous Oxide (Norshield 86.2WP)

4. Bệnh thối hạch: (Sclerotinia sclerotiorum)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trên thân, vết bệnh lan rộng làm bong lớp vỏ, làm gãy đổ chồi non. Các hạch nấm màu đen, cứng hình thành là nguyên nhân làm cho bệnh lây lan từ vụ này qua vụ khác và thường ảnh hưởng đến chồi ngọn. Loài nấm này cũng có thể gây hại trên trái, vết bệnh lan nhanh và có màu nâu nhạt bao phủ toàn bộ trái, cuối cùng trên trái sẽ hình thành các hạch nấm màu đen có nhìn thấy bằng mắt thường, lúc này trái sẽ bị rụng. Bệnh này phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ướt kéo dài và nhiệt độ từ 15 -200C.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Trồng mật độ hợp lý, tỉa bỏ bớt lá già, lá gốc để tạo độ thông thoáng, tránh ẩm độ cao trong đất.

Biện pháp hóa học: Có thể tham khảo dùng một số loại thuốc có hoạt chất IprodioneTrichoderma spp.

5. Bệnh héo rũ: (Fusarium avenaceum, Giberella, baccata, Gibberella saubinetii)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nấm bệnh phát triển nhanh, vết bệnh có thể xuất hiện trên cả cổ rễ và thân. Đầu tiên cây có biểu hiện vàng lá sau đó thân lá và trái héo rũ xuống và chết dần. Ở phần thân, nơi tiếp xúc với mặt đất, các bó mạch dẫn bị nấm tấn công tạo các vết bệnh nâu đen vòng quanh thân làm cho nước và dinh dưỡng không thể truyền được từ rễ lên, gây hiện tượng héo rũ thân lá dẫn đến chết cây.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Hạn chế việc tạo vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc, bón phân, tỉa cành, làm cỏ, giữ cho vườn luôn sạch sẽ. Phòng trừ tốt các loại bệnh do nấm và các loài sên, nhớt. Phần gốc cây cần được bảo vệ chống lại ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ và đặt các viên thuốc để dẫn dụ sên nhớt đến tiêu diệt. Những cây bị bệnh cần được di chuyển cẩn thận, đem phơi khô và đốt.

Biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc Trichoderma 3,2 x 10bao tử/g sử dụng 3kg/1000mtrộn với phân chuồng hoặc phân vi sinh bón vào đất.

6. Bệnh thối rễ:

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại:

Gây ra bởi Phytophthora cinnamomi thường hoạt động vào mùa hè và mùa thu và Phytophthora megasperma thường hoạt động mùa xuân. Cả 2 loại nấm này đều tấn công trên cây trưởng thành ngoài vườn lẫn trong vườn ươm gây chết cây, nhưng tác hại chính của chúng là nguyên nhân mở đường cho sự tấn công của nấm Fusarium và chết cây do thối ngọn.

Phytophthora cinnamomi là một loại nấm rễ gây bệnh tắc mạch dẫn và gây chết đối với nhiều loài thực vật. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường ẩm và ký sinh trên rễ và mô thân gần gốc. Bệnh làm suy yếu hoặc giết chết cây vì gây cản trở việc vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây. Trên cây trưởng thành xuất hiện các triệu chứng cháy lá. Lá chuyển sang màu xanh nhạt rồi chuyển sang màu đồng. Trên trái xuất hiện các vết bệnh lớn, màu xám. Hoa và trái xanh của cây bệnh rất dễ bị rụng.

– Biện pháp phòng trừ:

Điều chỉnh chế độ tưới nước cho phù hợp cũng là biện pháp để giảm sự tấn công của bệnh. Sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Thuốc gốc đồng, Fosetum aluminium,

7. Virus:

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra 16 loài virus gây hại trên cây Lạc tiên, trong 16 đó có 2 loại nguy hiểm nhất là PWV và CABMV là nguyên nhân gây ra các vết khảm lá, làm lá nhăn nheo, trái bị biến dạng, gỗ hoá, giảm sự sinh trưởng, phát triển của cây.

Tại Lâm Đồng, việc xác định chính xác có bao nhiêu loại virus gây hại cây Lạc Tiên và phân biệt triệu chứng từng loại chưa được thực hiện, hiện tại các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên có thể nhận biết chung các loại vius qua các triệu chứng như sau:

+Trên trái: Các cây bị virus gây hại trái thường có màu sắc nhợt nhạt, chuyển sang trạng thái khô cứng. Bệnh gây hại nặng có thể làm trái sinh trưởng không bình thường, chuyển sang màu vàng, bị biến dạng, méo mó, khô lại, da quả nhăn nheo, bóp không vỡ, héo khô và rụng nhiều.

Ngoài ra một số vườn trên trái xuất hiện các đốm màu nâu nhạt có thể xuất hiện trên trái bình thường hoặc các trái đã bị biến dạng, méo mó, vỏ quả trở nên dầy và cứng hơn bình thường. Các đốm này có thể hình tròn, màu sắc nhợt nhạt với các đám tập trung đường kính khoảng 3 -7mm. Chúng phát triển dần và lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xuất hiện ở tất cả các vị trí trên trái. Ở các trái chín các đốm bệnh thường trở nên đậm và sáng. Nếu xuất hiện trên trái vẫn còn xanh, tâm của vết bệnh có màu xanh xám. Cuối cùng nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành các đốm lớn màu xám trắng.

+ Trên lá: Có rất nhiều các vết lốm đốm nhỏ màu vàng loang lổ trên lá, các đốm này có thể xuất hiện rời rạc hoặc lẫn với các đốm bệnh khác trên lá. Lúc đầu có hình dạng tròn, nhưng khi lan rộng thì nó không có hình dạng nhất định. Và thỉnh thoảng có tâm màu vàng. Vết bệnh cũng có thể xuất hiện ở trên dây hoặc trên cuống lá. Triệu chứng biểu hiện rõ nhất là trên lá già. Lúc đầu các vết bệnh màu vàng nhạt về sau chuyển sang màu vàng sáng, mép lá có những nếp nhăn, méo mó. Lóng trên thân ngắn, tán lá mọc thành chùm, cây chậm sinh trưởng. Gân lá phình to. Ngọn bị vàng và không phát triển được.

+ Trên thân: Các đốm màu xanh sáng có thể xuất hiện ở trên thân và cuống lá của những cây bị ảnh hưởng và rất dễ nhận thấy trên đồng ruộng.

– Sự lan truyền bệnh:

Đầu tiên virus lan truyền bởi quá trình ghép, qua các dụng cụ ghép từ cây bệnh vào trong cây khỏe. Ngoài ra quá trình cắt tỉa cành bằng dao, kéo cũng làm cho virus lây lan. Không có sự lan truyền qua hạt giống, mà có thể lây lan trong quá trình vận chuyển.

Các loài rệp như rệp muội Aphis gossypii rệp đào Myzus Persicae, bọ phấn và các loài chích hút là các môi giới truyền bệnh virus gây hại Lạc tiên.

– Biện pháp phòng trừ tổng hợp:

Giống: Hiện tại chưa có giống kháng bệnh rõ rệt, vì vậy cần nghiên cứu cho ra các giống mới ít nhiễm bệnh virus, chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương.

Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh đem tiêu hủy, tưới đủ nước, giữ nước trong mùa khô, luân canh cây trồng, không trồng Lạc tiên trên đất đã trồng các cây họ cà: cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá và dưa chuột vì các loại cây trồng này đều là ký chủ của loài virus, bón phân cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm nhất là trong mùa mưa. Trong quá trình cắt tỉa từng cây cần có biện pháp xử lý tiệt trùng dụng cụ bằng xà phòng hoặc Na2PO4 (3%) để tránh lây nhiễm từ cây cây bị bệnh sang cây khỏe.

Biện pháp khác: Đối với virus hiện tại chưa có loại thuốc hóa học nào có khả năng phòng trừ hiệu quả. Vì vậy biện pháp quản lý tốt các môi giới truyền bệnh có ý nghĩa rất quan trọng.

Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút trưởng thành các loại côn trùng chích hút, dùng giấy bạc, tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút, dùng lưới côn trùng quây quanh để bảo vệ vườn trồng.

+ Phòng trừ triệt để ngay từ đầu một số đối tượng trung gian lây truyền virus như các loại rệp, bọ phấn và các loài chích hút bằng các biện pháp như đã hướng dẫn ở trên.

8. Tuyến trùng:

Lạc tiên có 4 loài tuyến trùng gây hại gồm Pratylenchus spScutellonema truncatumHelicotylenchus sp; Meloidogyne javanica. Tuyến trùng không nhìn thấy được bằng mắt thường, kích thước thấy được khi được soi qua kính hiển vi điện tử. 4 loài tuyến trùng đều tấn công bộ phận rễ cây chúng xâm nhập vào rễ theo vết thương cơ giới, hệ thống mạch dẫn của rễ như hệ thống dẫn nước, dinh dưỡng.

Khi chúng xâm nhập vào bộ phận rễ, chúng hút dinh dưỡng để sống, tuyến trùng tấn công vào rễ làm cho bộ rễ phình to lên ở những đoạn có thành phần Kitin, xenlulo kém, khi bộ rễ phình to sẽ làm tắc hệ thống dẫn nước, dinh dưỡng sẽ làm cho cây Lạc tiên héo một cách bất thường, làm lá vàng, quả non rụng giống như triệu chứng thiếu nước.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh vườn trồng ngắt tỉa cành lá, tạo độ thông thoáng cho cây.

Biện pháp hóc học: Sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Carbosunfan, Ethoprophos xử lý theo liều lượng khuyến cáo

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương