Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Quy trình kỹ thuật trồng cây Nho Đỏ.

Thứ 2, ngày 09/10/2017 842

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho giai đoạn cây non. 

Nho có tên khoa học là Vitis vinifera.

Nho là cây ăn quả của vùng bán ôn đới (ôn đới ấm), trồng chủ yếu ở châu Âu như Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Nga… Ngoài ra còn trồng nhiều ở Bắc và Trung châu Mỹ. Các nước vùng nhiệt đới châu Á cũng có trồng nhưng chiếm một phần nhỏ như ở Ấn Độ, Thái Lan, Philippines…

Quả nho chứa nhiều đường (khoảng 20%), tương đương với các loại quả ngọt như vải, nhãn, hồng, cao hơn nhiều loại quả ôn đới khác. Nho cũng chứa nhiều loại muối khoáng như kali, phốt pho, canxi, magiê, lưu huỳnh, nhưng về vitamin và lượng calo thì không bằng nhiều loại quả khác.

Đặc tính thực vật của cây nho đỏ.

Cây nho thuộc họ Nho (Ampelidaceae), là loại cây ăn quả lâu năm.

Thân cây nho thuộc loại thân thảo, dạng cây leo. Từ thân và cành mọc ra các tua cuốn ở vị trí đối diện với lá. Tua cuốn có thể phân nhánh để bám vào giàn leo giữ cho cây được vững chắc.

Giống nho. 

Giống nho đỏ (Red Cardinal) ghép trên giống nho gốc ghép Couderc1613, nhằm tăng khả năng chống chịu.

Thời vụ trồng.

Nên trồng vào các tháng 11,12 và tháng 1 năm sau.
Tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc.

Chuẩn bị đất. 

Loại đất thích hợp là thịt pha cát, pH = 5,5-7,5;  đất cao, thoát nước tốt, có mương tưới và hệ thống tiêu nước chủ động.

Đào phá tầng đế cày, bón phân hữu cơ 1-2 tấn/sào (1.000 m2).

Mật độ, khoảng cách trồng. 

Hàng cách hàng: 2,5 m, cây cách cây (1,5-2,0 m).
Tương đương mật độ 200-266 cây/1000 m2.

Trồng giống nho đỏ với gốc ghép Couderc 1613. 

Đào hố 50x50x50 cm, bón 8-10 kg phân hữu cơ cho 1 hố.
Đào 1 lỗ chính giữa hố bằng với bầu, cho giống nho gốc ghép xuống sau đó lấp đất lại.

Thời gian ghép thích hợp từ sau khi trồng 8-10 tuần, khi đường kính thân tại vị trí ghép bằng kích cỡ chiếc đũa trở lên ( Đường kính trên 5 mm).

Làm cỏ, xới xáo. 

Định kỳ cứ 15 ngày nên xới xáo và làm cỏ quanh gốc một lần (khoảng 2 –3 lứa nước nên xới nhẹ 1 lần), lúc đầu xới cách gốc 20 cm về sau xới xa gốc dần theo tán lá.

Tưới và tiêu nước. 

Sau khi trồng tưới nước ngay. Trời nắng 4-5 ngày tưới một lần (Chú ý không được để đất khô). Trời mưa tìm mọi cách thoát nước nhanh.

Cắm choái làm giàn. 

Khi cây nho cao 25 –30 cm, tiến hành cắm choái, và cột cây nho vào choái.
Nên làm giàn lưới, nên bố trí mặt giàn khoảng 500 m2 cách nhau 1,5-2m để tạo khoảng trốn. Về cơ bản là làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt.

Bón phân cho nho thời kỳ cây con  (tính cho 1 sào trung bộ ). 

Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng .Giai đoạn này nên khoảng 2 tháng bón phân một lần.  Tổng lượng phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên nho  có thành phần N – P2O5 – K2O5 là 5-3-4 hoặc các loại phân HCSH khác có chất lượng tương đương: 300 kg/sào và 2000 kg phân chuồng .Chia ra các lần bón như sau:

Bón lót : Trước khi trồng giống nho làm gốc ghép
Đào hố bón 8-10 kg phân chuồng hoai, lấp đất trước khi trồng 15 ngày.

Bón thúc lần  1: Khi cây nho đã bén rễ
Bón phân HCSH chuyên nho: 50 kg.

Bón thúc lần 2:  2 tháng sau khi trồng
Bón phân HCSH chuyên nho : 50 kg.

Bón thúc lần 3:4 tháng sau khi trồng
Bón phân HCSH  chuyên nho: 100 kg.

Bón thúc lần 4:6 tháng sau khi trồng
Bón phân HCSH  chuyên nho: 100 kg.

Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.

Loại phân khác :

Khoảng 1 tháng nên phun thêm phân bón lá: Agrostim hoặc K Humat 1 lần hoặc phun khi cây nho phát triển kém.

Tạo cành cấp 1, cấp 2. 

Khi cây nho có cành vượt khỏi giàn 30-40 cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1.
Tốt nhất là chọn giữ lại 2-3 cành cấp 1 khoẻ.
Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120 cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40 cm.

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương