Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Dùng cây mật gấu lợi hay hại?

Thứ 4, ngày 01/11/2017 694

Đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô, hoàng bá gai (danh pháp khoa học: Mahonia bealei) là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoàng liên gai được xuất hiện lần đầu vào năm 1875.

Cây bụi lớn, có thể cao đến 8m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ có thể dài đến 50cm, có từ 4-10 cặp lá chét đính ở 2 bên. Hoa tự chùm mọc ở đầu cành, màu vàng nhạt, chùm hoa có thể dài tới 30cm.

Cây mật gấu (Hoàng liên ô rô)

Quả chín hình cầu hoặc hình trứng có kích thước 1,5 cm, màu xanh khi chín có màu tím đậm.

Hoàng liên ô rô phân bổ chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).

Thành phần hóa học của cây mật gấu

Trong thân cây mật gấu có từ 0,35 đến 2,5% becberin. (Becberin là thành phần để chế thuốc chống đi ngoài phân lỏng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa).

Công dụng của cây mật gấu:

– Mật gấu vị đắng, có tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan
– Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C
– Tác dụng điều trị chứng và da do bệnh gan
– Tác dụng giã rượu rất tốt
– Phòng và điều trị sỏi Mật
– Giảm đau lưng, điều trị bệnh xương khớp
– Lá cây mật gấu nam còn có tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh thoát vị địa đệm và bệnh xương khớp rất tốt.
– Tác dụng tiêu mỡ bụng
– Điều trị viêm đại tràng, bệnh đường ruột

Cây mật gấu khi chín có màu tím

Độc tính và tác dụng phụ

Những thử nghiệm thực tế trên động vật cho thấy, hoàn toàn không có sự khác biệt giữa động vật được và không được uống dịch chiết từ cây mật gấu.

Thử nghiệm này đánh giá về mô học của tim, gan, thận. Trọng lượng cơ thể, các chỉ số về máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… Từ kết quả cho thấy rằng, độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm.


Sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao có thể gây ra tác dụng phụ

Tuy nhiên, việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Các tác dụng phụ thường gặp như hạ huyết áp, táo bón.

Cách sử dụng cây mật gấu

Có nhiều cách sử dụng cây mật gấu, nhưng đơn giản và hiệu quả nhất ta thường dùng hai cách sau:

– Dùng cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày. Chúng ta chỉ cần sử dụng lá hoặc thân cây mật gấu tươi rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với nước theo tỉ lệ 20 g/1 lít nước. Sau 15 phút, nhấc xuống để nguội và dùng như nước uống hằng ngày.

– Dùng cây mật gấu ngâm rượu. Đem thân cây mật gấu rửa sạch, chẻ nhỏ rồi phơi khô. Sau đó cho vào ngâm với rượu trong bình. Khi rượu chuyển sang màu vàng đậm thì có thể sử dụng. Tùy theo nồng độ mà người dùng có thể pha loãng hay uống trực tiếp.

Cây mật gấu đem ngâm rượu

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương