Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Hướng dẫn trồng dưa gang

Thứ 3, ngày 23/01/2018 2463

Khái niệm dưa gang

Dưa gang được trồng phổ biến ở Việt Nam tên khoa học là Cucumis melo L. thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Quả dưa gang có hình trụ với nhiều sọc dọc, màu xanh lục hoặc màu vàng, thịt trái khi còn sống thì cứng giòn, khi chín thì mềm bở có vị nhạt. Quả dưa non làm rau ăn sống, làm gỏi, nấu canh, muối, ngâm giấm, ép lấy nước; dưa chín ăn với đường đá rất mát.

Theo Đông y, dưa gang còn gọi là hoàng qua, sinh qua, bạch qua, việt qua, tiêu qua… Dưa gang có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, thông khí, lợi tiểu. Trong những ngày hè, ăn dưa có thể phòng ngừa được cảm nắng, lợi tiểu.

Dưa gang loại trái dài

Cách trồng dưa gang

Dưa gang rất dễ trồng và có thể trồng được quanh năm, có thể tận dụng các loại xô chậu, thùng xốp để trồng dưa gang tại nhà hoặc trồng dưa gang với diện tích lớn cho năng suất cao thu lợi nhuận kinh tế rất tốt. Mỗi chậu trồng 1 – 2 cây là phù hợp, lưu ý phải đục những lỗ thủng ở đáy thùng để thoát nước, tránh dưa bị thối rễ.

Dưa gang thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo và đầy đủ ánh sáng. Nếu trồng dưa gang ở điều kiện thời tiết mưa ẩm thì dưa gang sẽ sinh trưởng kém và bị chết rét.

Trồng dưa gang đơn giản tại nhà

Đất trồng dưa gang cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Chúng ta có thể gieo trực tiếp vào đất trong chậu hoặc ươm giống vào các loại chén nhỏ, sau 7 -10 ngày sẽ chuyển cây con vào chậu trồng.

Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa gang

Trước tiên phải chọn hạt giống tốt, sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nhanh.

Bước 2: Gieo hạt dưa gang

Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 – 3 lá thật.

Bước 3: Trồng cây con

Khi cây con được 4 tuần cho ra 2 -3 lá chính thì bắt đầu đánh ra chậu trồng. Nếu trồng trên ruộng thì có thể trồng giàn hoặc trồng bò, tùy theo điều kiện đất trồng. Tuy nhiên dưa gang thuộc họ thân bò nhiều hơn bám giàn vì vậy mà nếu trồng ở ruộng thì nên để cây bò thì hiệu quả hơn và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Lên luống rộng 1,5 – 2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30 – 35cm. Dưa gang có thể được trồng theo rạch, cây cách cây 50 – 70cm và hàng cách hàng 1 – 2m.
Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa gang con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu..

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức.

Chăm sóc dưa gang

Trồng dưa gang phải tưới nước cho cây mỗi ngày, ở giai đoạn dưa ra hoa và nuôi trái cây cần nước nhiều hơn. Tuy nhiên thời điểm khi trái dưa gang lớn đến thời điểm chín thì nên hạn chế tưới nước, vì nếu tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này vừa tốn kém chi phí lại dễ làm dưa bị thối, chất lượng dưa không ngon.

Khi cây dưa bò được 20 – 30 cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng. Nếu trồng dưa gang ở thùng xốp thì cần làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay.


Dưa gang bội thu khi được chăm sóc tốt

Khoảng 15 ngày sau trồng cần tiến hành bón gốc cho cây bằng phân chuồng ủ hoại, tốt nhất là phân bò. Tiếp tục bón thêm 2 lần phân cách nhau 20 ngày từ lần bón trước.

Dưa gang không ưa bón nhiều phân hóa học nên nếu bón quá nhiều phân hóa học thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả dưa gang.

Để dưa ra được trái cần phải canh thời gian bấm ngọn hợp lý, giúp cho dưa có khả năng phân nhánh nhiều, theo đó cũng cho trái nhiều hơn. Khoảng 15 ngày sau khi trồng nên bấm ngọn lần đầu tiên và sử dụng phân urê với liều lượng thấp để kích thích dưa phát triển nhánh. Việc phòng trừ sâu bệnh cũng cần lưu ý thực hiện định kỳ.

Chú ý thời gian quả đã đậu nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 3 – 5 quả để cây tập trung nuôi quả. Cần sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá.

Thu hoạch dưa gang

Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 2 tháng, mỗi trái dưa gang khi chín có cân nặng từ 0,5 – 1,5kg

Dưa gang sau khi thu hoạch

Tổng hợp bởi Farmtech Viet Nam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương