Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Bệnh hại trên cây dưa hấu

Thứ 2, ngày 09/10/2017 4004

Chết héo cây con

– Tác nhân gây hại: do nấm Rhizoctonia solani
– Triệu chứng:
Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, vết bệnh có màu nâu đen, bệnh tấn công làm cổ rễ teo tóp lại và thối cổ rễ, lá vẫn còn xanh sau héo dần, cây ngã ngang và chết. Bệnh thường phát sinh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con.
Nấm tồn lại trên tàn dư cây trồng và trong đất trong vài năm, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ xâm nhập vào gốc cây và gây hại. Điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao rất thích hợp cho nấm phát triển mạnh.


Bệnh chết héo cây con

– Biện pháp phòng trị:
+ Vệ sinh đồng ruộng, cày phơi đất và xử lý đất, thu gom và tiêu hủy các tàn dư thực vật trước khi gieo trồng.
+ Luân canh với các loại cây trồng khác họ
+ Khi phát hiện bệnh, có thể phun các loại thuốc sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, HECWIN 5SC, JACK M9 72WP. . .

Bệnh nứt thân chảy nhựa (bệnh bả trầu)

Bệnh bã trầu

– Tác nhân gây hại: do nấm Mycosphaerella melonis
– Triệu chứng:
+ Trên lá: vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu nằm thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào theo những mảng hình vòng cung, trên đó có các ổ bào tử màu đen, lá bị cháy, khô rụng.
+ Trên thân: nhất là nhánh thân, đốm bệnh có hình bầu dục, màu xám trắng, hơi lõm, làm khuyết thân hay nhánh nơi bị bệnh. Trên vết bệnh nhựa cây ứa ra thành giọt, sau đó đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân nứt ra. Bệnh làm héo dây và nhánh.
+ Trên trái: lúc đầu có những đốm nhũn nước, sau đó đốm bệnh khô, có màu nâu và bị nứt nẽ. Ngoài ra bệnh còn gây hại trên cuống trái làm cho trái không phát triển được hoặc bị rụng.
Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển. Bệnh lây lang nhanh, nếu không phòng trị kịp thời có thể làm thất thu.
– Biện pháp phòng trị:
+ Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây trồng
+ Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm
+ Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên, khi phát hiện bệnh tiến hành phun ướt đều hai mặt lá bằng các loại thuốc phòng trị sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .

Bệnh đốm phấn

Bệnh đóm phấn

– Tác nhân gây hại: do nấm Pseudoperonospora cubensis
– Triệu chứng:
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Ở mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màu xanh nhạt, sau đó biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạn giữa các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh.
Trong điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ ở mặt dưới lá nơi có vết bệnh. Lá bị vàng khi có nhiều đốm, các đốm này sẽ liên kết lại tạo thành những vùng cháy màu nâu nhạt và chổ bệnh dễ bị rách. Cây nhiễm nặng có thể chết và cho trái kém giá trị.
Trái ít bị tấn công, nhưng trái sẽ nhỏ và có vị nhạt.
– Biện pháp phòng trị:
+ Thu dọn tàn dư cây trồng đem tiêu hủy
+ Ngắt bỏ các lá bị bệnh
+ Phun ngừa bằng các loại thuốc sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .

Bệnh thán thư:

Bệnh thán thư

– Tác nhân gây hại: do nấm Colletotrichum lagenarium
– Triệu chứng:
+ Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước, vết bệnh lúc đầu hình tròn nhỏ, màu xanh xám, sau lớn lên, xung quanh màu nâu vàng, ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn và có các đường vòng đồng tâm. Nếu trời ẩm, sẽ thấy lớp mốc màu hồng nơi vết bệnh, vết bệnh khô và rách.
+ Trên thân: vết bệnh có màu nâu xám, hơi lõm, bệnh nặng làm cho thân cháy khô và teo lại.
+ Trên trái: đốm bệnh tròn, úng nước, màu nâu đen đến đen, lõm vào vỏ, giữa vết bệnh nứt ra và cũng có lớp mốc hồng nơi vết bệnh. Bệnh nặng các vết bệnh liên kết thành mảng lớn gây thối quả, nhũn nước.
Nấm bệnh lưu tồn trên tàn dư cây bệnh và hạt giống truyền bệnh sang năm sau. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, khi cây dưa đã lớn đến thu hoạch.

– Biện pháp phòng trị:
+ Xử lý đất bằng cách bón vôi trước khi trồng
+ Luân canh với các cây trồng khác họ bầu bí dưa
+ Tiêu hủy các tàn dư thực vật từ vụ trước
+ Bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều phân đạm, tăng cường phân kali
+ Phun ướt đều cả 2 mặt lá bằng thuốc đặc trị: ZIFLO 76WG, NOVA 70WP, DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, SUPER ONE 300EC . . .

Bệnh héo vàng

Bệnh héo vàng

– Tác nhân gây hại: do nấm Fusarium oxysporium
– Triệu chứng:
Nấm xâm nhập phá hại gốc cây làm gốc và rễ bị thối đen. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là dây dưa bị héo rũ vào buổi trưa nắng và tươi tỉnh lại vào buổi chiều hay sáng sớm. Cây héo từng phần xảy ra trong vài ngày rồi lan ra cả cây, làm cây chết. Trước khi héo, cây có triệu chứng sinh trưởng kém, sau đó các lá biến vàng từ gốc trở lên. Khi chẻ dọc phần thân thấy mạch dẫn bên trong bị thâm đen, có sọc nâu chạy dọc theo mạch nhựa.
Nấm tồn tại ở trong đất ở dạng sợi và bào tử. Trong đất nấm sống rất lâu tới vài năm.
– Biện pháp phòng trị:
+ Xử lý đất bằng cách bón vôi trước khi trồng
+ Luân canh với các cây trồng khác họ bầu bí dưa
+ Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh
+ Tránh để ruộng dưa bị ngập úng, phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ bằng các sản phẩm thuốc rãi như: TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.
+ Phun phòng trị bệnh bằng các sản phẩm sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .

Bệnh héo xanh

Bệnh héo xanh

– Tác nhân gây hại: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra
– Triệu chứng:
Vi khuẩn trong đất xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển rất nhanh trong các mạch dẫn, ngăn cản sự hấp thu vận chuyển nước làm cây bị héo.
Triệu chứng điển hình nhất là cây đang sinh trưởng bình thường thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Ban ngày khi trời nắng cây héo, ban đêm cây xanh lại, sau 2- 3 ngày cây không hồi phục nữa và chết. Cắt ngang gốc thân cây bị bệnh, thấy các mạch dẫn bị nâu đen, ấn mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ thấy chất dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra.
– Biện pháp phòng trị:
+ Giử cho đất luôn ráo nước, tránh bị ngập úng trong mùa mưa
+ Xử lý đất thật kỹ trước khi trồng, lưu ý phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ bằng các sản phẩm thuốc rãi như: TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.
+ Nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị bệnh để tránh lây lang
+ Phun ngừa bệnh bằng thuốc CHAMPION 77WP hoặc phun thuốc đặc trị vi khuẩn LOBO 8WP.

Bệnh bướu rễ

Bệnh bướu rễ

– Tác nhân gây hại: do tuyến trùng Meloidogyne sp gây ra
– Triệu chứng:
+ Tuyến trùng sống trong đất, chích vào rễ cây tạo thành các u bướu, sống và phát triển trong đó.
+ Biểu hiện của bệnh bướu rễ là trên rễ xuất hiện các khối u bướu màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước và hình dạng không cố định tùy theo số lượng tuyến trùng nhiều hay ít. Rễ phát triển kém làm cây cằn cỗi, lá nhỏ, vàng và rụng, bị hại nặng cây có thể chết.
Tuyến trùng phát triển thích hợp trong đất cát hơn trong đất thịt, tuyến trùng có thể sống từ 1- 2 năm trong đất.
– Biện pháp phòng trị:
+ Cày ải phơi đất, xử lý đất thật kỹ trước khi trồng
+ Luân canh với những cây trồng trồng khác họ
+ Thu gom và tiêu hủy tàn dư thực vật của vụ trước
+ Nhổ bỏ các cây bị bệnh nặng
+ Sử dụng thuốc trừ tuyến trùng TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương