Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Bình Thuận: Mô hình trồng nấm bào ngư ở Hàm Hiệp

Thứ 6, ngày 06/10/2017 1257

Chúng tôi có dịp đến thăm cơ sở trồng nấm bào ngư thí điểm của gia đình ông Trần Văn Nhanh tại thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận mới thấy hiệu quả của mô hình này. Trại trồng nấm bào ngư của ông chỉ khoảng 54 m2, làm bằng khung sắt, mái lợp xốp nhựa để giảm bớt độ nóng. Trong trại có 6.000 bịch phôi nấm được xếp lớp chồng lên nhau, cao khoảng 2,5 m, tạo thành 5 dãy song song. Trong đó có 2 dãy bịch phôi nấm đã hình thành quả thể ló ra ngoài phát triển rất nhanh, chỉ vài ngày nữa là cho thu hoạch.

Nấm bào ngư

Dẫn chúng tôi đi xem trại trồng nấm bào ngư, ông Trần Văn Nhanh cho biết: Vào tháng 6/2017, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc phối hợp Công ty TNHH Nông trại Quốc An (huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh) và UBND xã Hàm Hiệp triển khai thí điểm mô hình trồng nấm bào ngư cho 5 hộ dân tại thôn Đại Lộc, với tổng kinh phí 150 triệu đồng, bình quân mỗi hộ 30 triệu đồng. Đó là các hộ: Trần Văn Nhanh, Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Xuân Hiệp, Nguyễn Văn Xu, Nguyễn Văn Khánh. Riêng gia đình ông đã đầu tư 21 triệu đồng làm trại trồng nấm bào ngư bằng khung sắt, kệ sắt, được Công ty Quốc An hỗ trợ 6.000 bịch phôi nấm bào ngư, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc theo đúng quy trình và sẽ đứng ra thu mua sản phẩm. Ông bắt đầu thực hiện trồng nấm bào ngư từ ngày 10/7/2017, đến nay đã thu hoạch 50% bịch phôi nấm được 130 kg nấm bào ngư, với giá bán 35.000 đồng/kg, thu được 4,55 triệu đồng. Sản phẩm nấm bào ngư của ông còn ít nên chỉ bán cho bà con trong xã và các chợ ở Phan Thiết. Khi nào các hộ dân sản xuất sản lượng nhiều Công ty Quốc An sẽ ra thu mua.

Trại nấm bào ngư của gia đình ông Trần Văn Nhanh tại thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp.

Theo ông Nhanh, quy trình trồng, chăm sóc nấm bào ngư cũng đơn giản, sau khi nhận 6.000 bịch phôi nấm của công ty, ông xếp thành lớp trên các kệ sắt, cách mặt đất khoảng 25 – 30 cm và phun thuốc khử trùng lên bịch phôi nấm. Hàng ngày giữ nhiệt độ trong trại từ 25 – 32oC, khi nhiệt độ vượt quá 32oC cần phun nước tưới nền trại để giảm nhiệt độ và đảm bảo vệ sinh môi trường trong trại thông thoáng, không che chắn xung quanh. Thường xuyên kiểm tra phôi nấm để loại bỏ các bịch không đạt yêu cầu. Khi các bịch phôi nấm chuyển sang màu trắng hoàn toàn thì tháo nút bông trong nắp bịch ra để 1- 2 ngày không tưới nước rồi đậy nắp bịch phôi nấm lại. Sau 10 ngày tưới thật nhiều nước lên bịch phôi nấm, nền trại và tháo nắp ra, các bịch phôi nấm bắt đầu hình thành quả thể. Khoảng 4- 5 ngày sau, các quả thể trong bịch phôi nấm bào ngư đã ló ra phát triển rất nhanh, mủ nấm mỏng lại, căng rộng ra, mép hơi quằn xuống, tai nấm có đường kính 4 – 6 cm thì bắt đầu thu hoạch. Sau khi thu hoạch tiếp tục làm vệ sinh, phun nước vôi loãng vào miệng cổ các bịch phôi nấm, khoảng 1- 2 ngày đậy nắp bịch lại và tiến hành phun nước thật nhiều lên phôi nấm bào ngư, nền trại. Khoảng 7- 8 ngày tháo nắp ra, các phôi nấm sẽ hình thành quả thể ló ra ngoài phát triển thành nấm bào ngư có mủ nấm mỏng lại, căng rộng ra cho thu hoạch tiếp lần hai.

Để nhân rộng mô hình trồng nấm bào ngư, UBND xã Hàm Hiệp đã lập kế hoạch, tờ trình UBND huyện Hàm Thuận Bắc xem xét, phê duyệt, hỗ trợ triển khai mô hình trồng nấm bào ngư thêm 13 hộ dân tại 4 thôn Đại Lộc, Xuân Điền, Phú Nhang, Phú Điền, với tổng diện tích 620 m2, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới khoảng 349,93 triệu đồng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Danh Đức Dương