Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Cân bằng độ pH đất trồng bưởi sau mưa

Thứ 6, ngày 24/11/2017 2806

1. Mưa lớn làm ảnh hưởng cây bưởi

Cây bưởi ưa đất trung tính hơi kiềm, có độ pH cao thường là 5,5 – 6,5. Mưa lớn khiến lớp rễ tơ của bưởi, rễ ăn màng trên lớp đất mặt bị hư hại đã ảnh hưởng lớn đến sức hấp thu dinh dưỡng, gây thiếu ăn cục bộ, đặc biệt những cây ra sai quả còn bị sốc dinh dưỡng, làm nhiều quả bị chín ép, chín non.

Mặt khác, cuối đông, đầu xuân tới được dự báo rét hơn nhiều năm gần đây sẽ kìm hãm sinh trưởng thân rễ cây trồng, như vậy là thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa vụ tới.

Nếu giai đoạn sau thu hoạch, bộ rễ cây bưởi không được hồi phục nhanh sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng nuôi hoa quả vụ tới, dẫn tới hiện tượng quả non bị rụng nhiều. Lường trước những khó khăn trên, việc chủ động chăm sóc cây bưởi giai đoạn sau thu hoạch cần hết sức quan tâm:

Trước hết, dùng kéo cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, cành không có lá, cành trong tán cây, cành vượt và những cành cuống quả mới thu hoạch. Khi cắt phải cắt sát không để lại đoạn cành để hạn chế một số sâu bệnh xâm nhiễm gây hại.

Xới xáo lớp đất mặt vườn tạo độ thông thoáng giúp bổ rễ phát triển khỏe. Đồng thời bón phân hữu cơ và phân khoáng giúp cây hồi phục sau thu hoạch. Trong các loại phân vô cơ trên thị trường hiện nay, phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển chứa nhiều nhất các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

Phân lân nung chảy Văn Điển chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15 – 19%, MgO 15 – 18%, SiO2 24 – 32%, CaO 28 – 34% và nhiều chất vi lượng khác như Fe, Mn,Cu,Z, Bo, Mo… Phân bón đa yếu tố NPK 5.10.3 dạng viên (N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; S = 2%; MgO = 9%; CaO = 15%; SiO2 = 14%; ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co… mà các loại phân bón khác không có.

Việc cân bằng độ pH là một trong những yếu tố quyết định năng suất bưởi

Lân tạo bộ rễ khỏe, hồi phục nhanh, tạo dựng bộ thân cành cứng cáp, nâng đỡ tán cây và giàn quả, giúp cây chống chịu tốt với mưa gió. Được bón đủ lân cây bưởi có bộ rễ chắc, khỏe; bộ lá to, dày, hiệu suất quang hợp tăng; nhiều hoa, sai quả, đặc biệt hiện tượng rụng quả non đợt đầu giảm rất rõ.

Canxi giúp khử chua cho đất, điều chỉnh độ pH thích hợp cho cây bưởi phát triển. Canxi giúp làm cứng thành vách tế bào. Trong dịch bào, canxi hoạt hóa nhiều enzim cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, nhất là ở mô phân sinh đỉnh.

Magie và lưu huỳnh có vai trò nâng cao hiệu suất quang hợp của bộ lá, chuyển hóa các loại đường, tổng hợp dinh dưỡng tích lũy và nuôi thân, cành, rễ…

Các nguyên tố vi lượng (sắt, bo, đồng, kẽm, magan) tham gia hầu hết các loại men giúp quá trình đồng hóa các khoáng chất nhanh hơn, tạo điều kiện cho quá trình phân hóa mầm hoa và đậu quả.

2. Bón phân cho cây bưởi sau thu hoạch

Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây, cũng như năng suất đã thu hoạch và tiềm năng của cây bưởi. Thường vào tháng 11 – 12 sau thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày. Bón 10 – 20kg phân hữu cơ ủ hoai mục + khoảng 5 – 10kg phân lân nung chảy và 4 – 5kg phân NPK 5.10.3 cho mỗi gốc, giúp cho cây bưởi nhanh hồi phục sau thu hoạch, đặc biệt giúp cho bộ rễ phát triển khỏe, tạo điều kiện cho vụ xuân ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và hạn chế hiện tượng rụng sinh lý. Đào rãnh xung quanh tán, trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân; sử dụng các loại tàn dư thực vật, cây phân xanh, rơm rạ mục tủ gốc giữ ẩm cho cây.

Lưu ý: không được tưới nước vào giai đoạn này nhằm khống chế lứa lộc đông hoặc xuân sớm. Chỉ khi xuất hiện nụ, hoa mới tưới và bón phân đón hoa. Những cây quả ít, thân lá phát triển mạnh cần phải kìm hãm sinh trưởng để kích thích phân hóa mầm hoa, bằng cách cuốc sâu và phơi khô đất vùng xung quanh gần tán cây, cách gốc khoảng 0,5 – 1,0m tùy độ rộng tán cây.

Theo Trạm Khuyến nông Phúc Thọ, toàn huyện có 600ha bưởi Diễn. Những năm trước bón phân đơn đạm, lân, kali riêng rẽ cho bưởi nhiều đợt rất tốn công. Bón nhiều đạm urê làm cho đất ngày càng chua, lá xanh đen, cành, cây dễ bị gẫy, hoa không sai, tỷ lệ đậu quả thấp, quả chín không chắc, thịt quả nhão, ăn nhạt, không thơm ngon. Bón như vậy là thiếu các chất vi lượng cây dễ sinh bệnh, do vậy cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân nên bón phân NPK Văn Điển để nâng cao năng suất, chất lượng.

Bón phân cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết giúp cây tăng trưởng mạnh hơn

Điển hình nông dân trồng nhiều bưởi Diễn và có kinh nghiệm lâu năm của huyện Phúc Thọ là ông Nguyễn Văn Mỡ, thôn Kim Lũ, xã Thượng Cốc. Gia đình ông có 4 sào bưởi Diễn tuổi cây 17 – 18 năm, ông cũng có lời khen về phân bón Văn Điển: “Những năm trước khi chưa bón NPK Văn Điển, bón thừa phân chuồng, phân đạm, lá xanh đen, cành cây rậm rạp hay bị sâu đục thân gây hại, gió to cành cây dễ gẫy, ít quả nhưng quả to, vỏ dày, hay bị nhám đen, ăn nhạt. Bón NPK Văn Điển cây cành khỏe, lá màu xanh sáng, hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, khi chín vỏ quả mỏng nhẵn, màu da đồng, nặng tay, tôm vàng óng mọng nước và tăng hương vị ngọt thanh, thời gian bảo quản được lâu hơn”.

Về phía Nam Hà Nội, huyện có nhiều bưởi Diễn là Chương Mỹ với diện tích trên 500 ha. Khác với huyện Phúc Thọ đất trồng bưởi của Chương Mỹ chủ yếu tập trung ở vùng đồi Xuân Mai. Nơi đây đất chua, nghèo dinh dưỡng nhất là thiếu các chất vi lượng nên bón phân Văn Điển cho bưởi Diễn càng có hiệu quả.

Do đất Chương Mỹ là vùng đồi nghèo mùn, kết cấu dời dạc do có nhiều sỏi đá lên khả năng hấp thụ và lưu giữ phân kém. Phân lân Văn Điển hoặc NPK Văn Điển có loại lân chậm tan, lân không hòa tan trong nước, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi. Ngoài ra, trong phân còn có tỷ lệ canxi (vôi) khá và đầy đủ các chất vi lượng nên càng phù hợp với đất trồng bưởi Diễn ở Chương Mỹ”.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương