Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Giải pháp sản xuất hoa bền vững

Thứ 6, ngày 05/04/2019 659

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp phát triển sản xuất hoa bền vững vùng đồng bằng sông Hồng”.

Lãi cao

Theo Viện Nghiên cứu Rau quả, nước ta là một quốc gia có tiềm năng về sản xuất hoa và trong những năm gần đây diện tích và sản lượng hoa tăng lên nhanh chóng. Năm 2017, cả nước có khoảng 25,46 nghìn héc ta trồng hoa. Diện tích này lớn gấp 1,7 lần so với diện tích trồng hoa năm 2011 và diện tích gia tăng của năm 2014 gấp 1,56 lần so với năm 2011.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Trần Văn Khởi phát biểu tại diễn đàn

Riêng vùng đồng bằng sông Hồng, diện tích hoa năm sau luôn cao hơn năm trước và sản xuất hoa gia tăng khá ổn định ở Hà Nội và Nam Định… Nhiều mô hình đạt thu nhập từ 800 triệu đến 2,5 tỷ đồng/ha. Thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh trên cả nước năm 2014 là 285 triệu đồng/ha/năm.

So với giá trị thu nhập/ha canh tác toàn ngành trồng trọt là 82 – 83 triệu đồng/ha/năm, mức thu nhập này gấp gần 3,5 lần. So sánh với một số loại cây trồng chính hiện nay cho thấy, lợi nhuận thu được từ 1ha trồng hoa cao hơn 10 – 15 lần so với trồng lúa và 7 – 8 lần so với trồng rau… Vì vậy, sản xuất hoa đã đóng góp vào sự thay đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và đặc biệt đóng góp vào xây dựng NTM.

Ngoài ra, sản phẩm hoa của Việt Nam sản xuất ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Vào những thời điểm nhu cầu hoa cao như Tết hoặc các dịp lễ hội thì nước ta còn phải nhập khẩu…

Ông Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả chia sẻ, trước năm 2000, nước ta chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống như quất, đào, mai, hồng, cúc, lay-ơn, huệ… Những năm gần đây, một số chủng loại hoa mới cao cấp đã dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị.

Riêng vùng đồng bằng sông Hồng, diện tích hoa năm sau luôn cao hơn năm trước và SX hoa gia tăng khá ổn định ở Hà Nội và Nam Định… Nhiều mô hình đạt thu nhập từ 800 triệu đến 2,5 tỷ đồng/ha. Thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh trên cả nước năm 2014 là 285 triệu đồng/ha/năm.  So với giá trị thu nhập/ha canh tác toàn ngành trồng trọt là 82 - 83 triệu đồng/ha/năm, mức thu nhập này gấp gần 3,5 lần. So sánh với một số loại cây trồng chính hiện nay cho thấy, lợi nhuận thu được từ 1ha trồng hoa cao hơn 10 - 15 lần so với trồng lúa và 7 - 8 lần so với trồng rau… Vì vậy, SX hoa đã đóng góp vào sự thay đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và đặc biệt đóng góp vào xây dựng NTM.  Ngoài ra, sản phẩm hoa của Việt Nam SX ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Vào những thời điểm nhu cầu hoa cao như Tết hoặc các dịp lễ hội thì nước ta còn phải nhập khẩu...  Ông Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả chia sẻ, trước năm 2000, nước ta chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống như quất, đào, mai, hồng, cúc, lay-ơn, huệ... Những năm gần đây, một số chủng loại hoa mới cao cấp đã dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị.

Ban Chủ tọa và Ban cố vấn

“Có sự thay đổi trên là do nhu cầu của người tiêu dùng luôn hướng đến những chủng loại hoa, cây cảnh mới lạ, có chất lượng cao. Ngoài ra, do sự hội nhập với bên ngoài và do có đóng góp rất lớn của các cơ quan khoa học trong việc lai tạo, thu thập, tuyển chọn các giống hoa, cây cảnh mới”, ông Đông nêu 3 lý do.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Đình Chuyến, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã khái quát một số tiềm năng, thế mạnh trồng hoa, cây cảnh của thành phố tại các làng hoa truyền thống. Hiện, một số vùng trồng hoa đang tích cực nâng cao giá trị sản xuất, trồng hoa theo công nghệ cao.

“Hải Phòng có khoảng 20.000ha sản xuất tập trung. Trong đó diện tích trồng hoa chiếm khoảng 700ha. Các vùng trồng hoa duy trì khá tốt. Hàng năm, vào dịp tết các vườn đào, vườn hoa tiêu thụ với số lượng lớn. Nhờ sự cần cù, chịu khó mà cuộc sống của nông dân được cải thiện, thu nhập từ trồng cây hoa cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác…”, ông Chuyến nói.

Giải Pháp

Phát biểu tại diễn đàn, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Trần Văn Khởi cho hay: sản xuất hoa là một ngành đặc thù, có vị trí quan trọng trong trồng trọt. Diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất hoa ngày càng tăng cao. Ngành sản xuất hoa mang lại giá trị tinh thần, hình thành nhân sinh quan một cách sống hòa đồng, yêu thiên nhiên, mang lại giá trị vật chất, góp phần xây dựng NTM.

Miền Bắc nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng có nhiều lợi thế phát triển ngành hoa như vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện đất đai. Đây cũng là vùng có nhiều cơ quan nghiên cứu, cho nên tiến bộ kỹ thuật ở vùng này rất nhiều… Đặc biệt là sự khéo tay, tinh tế của người trồng hoa.

Đoàn đại biểu tham quan mô hình sản xuất hoa lan ứng dụng công nghệ cao tại Cty CP nông nghiệp công nghệ cao Châu Giang (huyện Thủy Nguyên)

Hơn nữa, đây là một nghề sản xuất đem lại kinh tế cao, không đòi hỏi nhiều về đất đai, nước tưới, vật tư, lại dễ áp dụng công nghệ cao và đang trở thành lĩnh vực hấp dẫn của nông dân, đặc biệt là các vùng ven đô.

Thực tế sản xuất đã có nhiều mô hình doanh nghiệp, trang trại, gia trại đầu tư sản xuất hoa mang lại giá trị kinh tế cao và rất cao, đáp ứng nhu cầu chơi hoa nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, sản xuất hoa đang gặp nhiều khó khăn như sản xuất nhỏ lẻ; manh mún; thị trường còn rủi ro; doanh nghiệp đầu tư ít…

Ông Khởi đã đưa ra một số giải pháp để phát triển hoa bền vững hơn nữa. Một là, quy hoạch vùng sản xuất, kết hợp tận dụng lợi thế các vùng sản xuất truyền thống để tạo ra các ngành nghề. Đây là điều kiện gắn với sản xuất công nghệ cao, nhà kính, nhà lưới, sản xuất quy mô công nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất hoa.

Hai là, kết hợp sản xuất hoa, cây cảnh với du lịch sinh thái, du lịch danh lam thắng cảnh để nâng cao giá trị của ngành trồng hoa. Kết hợp khu, vùng sản xuất hoa với đào tạo học sinh, sinh viên, đặc biệt là cấp tiểu học, trung học cơ sở thông qua trải nghiệm thực tế để hình thành nhân sinh quan một cách sống yêu thiên nhiên.

Ba là, đầu tư cho nghiên cứu chọn tạo, phục tráng nhập nội thuần hóa và các biện pháp kỹ thuật phù hợp với sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Tăng cường xúc tiến, quảng bá để mở rộng thị trường tiêu thụ hoa từ vùng đồng bằng sông Hồng đến các tỉnh khác, vừa đáp ứng nhu cầu hoa phổ thông với các loại hoa đặc thù truyền thống.

Đoàn đại biểu tham quan mô hình trồng đào cổ xã Đặng Cương (huyện An Dương)

Ngoài ra, xúc tiến hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất hoa, trước hết là hình thành HTX sản xuất hoa kiểu mới, nâng cao năng lực sản xuất thông qua đào tạo, tập huấn, trình diễn mô hình, tham quan học tập hoạt động khuyến nông các cấp.

Hỗ trợ, hoàn thiện cơ chế chính sách cho sản xuất trồng trọt nói chung và hoa, cây cảnh nói riêng. Đặc biệt là có chính sách thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư vào sản xuất hoa.

Diễn đàn có khoảng 200 đại biểu tham gia đến từ 6 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Tại diễn đàn, Ban chủ tọa và Ban cố vấn đã giải đáp hàng chục câu hỏi của người dân. Câu hỏi tập trung vào các vấn đề như dịch bệnh, chính sách hỗ trợ, kỹ thuật chăm sóc một số loài hoa…

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

 

 

 

 

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Quang Trường Thiên Trường value value