Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật nuôi vẹm xanh quy mô công nghiệp.

Thứ 2, ngày 09/10/2017 783

Với chi phí đầu tư thấp, hình thức nuôi đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao, ít bệnh, lợi nhuận cao…Vẹm xanh là một đối tượng có thể cung cấp đầy đủ yêu cầu như vậy.

Đặc điểm sinh học.

Vẹm vỏ xanh (Perna viridis Linnaeus. 1758) là loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

khi còn nhỏ vẹm có mau xanh, lúc trưởng thành vỏ có màu nâu đen. Mặt trong của vỏ màu trắng óng ánh.

Sinh trưởng, sinh sản. 

Là loài sinh trướng chậm, sau 18-24 tháng đạt kích cỡ thương phẩm. Khi đạt được độ dài vỏ từ 80mm trở lên vẹm bắt đấu sinh sản. Ấu trùng vẹm trôi nổi trong nước và qua nhiều lần biến thái thành vẹm giống và sống bám váo các vật cứng trong nước. Ở các vùng nước chảy có các rạn đá ngầm, vào mùa sinh sản thường thấy có vẹm con bám vào đá.

Một số kỹ thuật nuôi thương phẩm.

Hình thức dây treo. 

Vì là loài sống cố định nên lựa chọn vị trí nuôi mang yếu tố quyết định cho vụ nuôi. Lựa chọn khu vực nuôi.

Độ mặn của nước dao động từ 18 – 32‰ (kể cả trong mùa mưa), dòng chảy từ 0,2 – 0,5m/s, độ trong từ 2m trở lên. Độ sâu từ 0,5m xuống -1m so với số 0 hải đồ (thấp hơn so với mép sóng từ 4 – 5m).

Giàn treo: Dùng cọc đóng thẳng hàng theo chiều vuông góc với dòng chảy của nước. Khoảng cách mỗi cọc từ 1,5 – 2m (làm vào lúc thủy triều ở mức 0 – 0,3m). Dùng dây thép buộc chặt các cây xà ngang qua các đầu cọc, xà treo cách mặt bãi khoảng 1 – 2m.

Túi thả giống: Vải màn hoặc săm cước được cắt nhỏ và may thành các ống lưới có đường kính 4 – 5cm, dài từ 30 – 40cm. Nếu dùng nilon thì dán thành các ống túi có kích thước như trên, sau đó dùng kéo cắt thủng túi có đường kính 2 – 3mm.

Giống cỡ 1cm (tương đương hạt Dưa hấu) được cho vào túi. Mỗi túi chứa khoảng 1.000 con. Buộc chật miệng tủi vảo dây bám, treo túi lên xà treo hoặc bè. Nếu treo trên bè thi thả túi xuống độ sâu 2.5m – 3.5m.

Quản lý chăm sóc. Sau khoảng 5 – 10 ngày, kiểm tra thấy vẹm đã mọc tơ chân và bám vào dây nilon thì dùng kéo hoặc dao cắt bỏ túi. Thường xuyên kiểm tra giàn treo và dây treo, nếu có sự cố phải được sửa chữa ngay.Khi vẹm lớn lên, nếu thấy mật độ quá dày thì dùng dao nhỏ hoặc kéo cắt tơ chân một số cá thể để tỉa chùm vẹm thưa hơn. Số cá thể cắt ra lại cho vào túi như khi thả giống để tạo ra những dây treo giống mới.

Hình thức nuôi cọc. 

Yêu cầu của hình thức nuôi cọc thì tương tự như hình thức nuôi dây treo.

Máng bám giống: Máng xi măng hoặc bể nhựa dài khoảng 2 – 3m; rộng 0,5m; cao 0,5m. Có thể tạo máng bằng cách dùng gỗ tạp đóng khung máng có kích thước tương tự và trải nylon hoặc bạt nhựa để chứa nước.

Cọc bằng gỗ khô, loại gỗ không có nhựa độc, chiều dài cọc 2 – 2,5m, đường kính từ 11 – 15cm.

Dây bám giống: Chão bẹ dừa hoặc chão cói có đường kính 1,5 – 2cm, dài 2,5 – 3cm.

Đưa nước biển sạch và có độ mặn tương đương với nơi nuôi vào bể composite hoặc máng. Sục khí và thả giống vào bể, đưa dây bám vào đáy bể theo chiều dài của máng và sợi dây nằm giữa các lớp vẹm giống ở dưới đáy.

Sau 3 – 5 ngày vẹm mọc tơ chân bám vào dây thì đem chuyển ra bãi nuôi.

Quản lý chăm sóc. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh độ vững chắc của cọc, nếu mật độ vẹm quá dày thì cần tỉa thưa. Các cá thể tỉa ra lại cho vào máng (bể) bám đề tạo dây giống mới.

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam.

 

 

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng